Câu chuyện sau bức ảnh “Sự sống nảy mầm trong đại dịch Covid-19”

BS. Phạm Thị Phương Thảo là bác sĩ gây mê (Khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh). Chị cũng là tác giả bức ảnh “Sự sống nảy mầm trong đại dịch Covid-19”. Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc người mẹ hạnh phúc đón em bé chào đời. Đây là một trong bốn mươi bức ảnh chất lượng nhất lọt vào vòng chung kết của cuộc thi “Chiến sĩ áo trắng trên mặt trận phòng chống Covid-19”.
cau chuyen sau buc anh su song nay mam trong dai dich covid 19
Bức ảnh được đặt tên "Sự sống nảy mầm trong đại dịch Covid-19”

Không phải là thợ ảnh chuyên nghiệp và cũng không hiểu về nghệ thuật chụp ảnh nhưng niềm hạnh phúc khi một em nhỏ chào đời giữa những ngày Covid-19 bùng phát đã khiến BS. Thảo nhấc ống kính lên và ghi lại khoảnh khắc này.

“Thời điểm mình chụp là do cảm xúc hạnh phúc dâng lên khó tả. Mình cũng tham gia kíp mổ với vai trò là bác sĩ gây mê hồi sức nên may mắn ghi được hình ảnh người mẹ ngắm con rạng ngời hạnh phúc. Đến bây giờ, khi ngắm lại bức ảnh, mình thấy ánh mắt, nụ cười càng thêm đẹp” - BS. Phạm Thị Phương Thảo chia sẻ.

Sản phụ sinh năm 1995 nhập Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí từ ngày 14/4/2020 đúng thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ. Sản phụ mang thai 37 tuần, có yếu tố tiền sản giật mất cân xứng thai nhi khung chậu nên bệnh viện chỉ định mổ. Đặc biệt hơn nữa, đây là một trong hai ca mổ mà sản phụ có yếu tố dịch tễ từ vùng dịch trở về đang trong thời gian cách ly xã hội.

cau chuyen sau buc anh su song nay mam trong dai dich covid 19
Các y bác sĩ tập trung cao độ vào ca mổ

Ca mổ kéo dài khoảng 40 phút và diễn ra thuận lợi vì toàn bộ ê-kíp thực hiện được trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ và được tập huấn kỹ càng cho tình huống tiếp nhận trường hợp nghi ngờ nhiễm Covid-19.

Kíp mổ gồm có 7 y, bác sĩ. BS. Phạm Thị Phương Thảo phụ trách công đoạn gây mê. Chị đã lựa chọn phương pháp gây tê tủy sống cho sản phụ thay vì gây mê khí quản bởi bệnh nhân sẽ phải thở máy, cần nhiều trang thiết bị kèm theo, nguy cơ lây nhiễm nhiều hơn.

“Quyết định gây tê của mình có ảnh hưởng đến sự thành công của kíp mổ. Bác sĩ gây tê phải biết gây tê, tạo ra vô cảm ở vùng nào để bệnh nhân không đau đớn trong quá trình lấy thai ra. Sau khi được gây tê đến kết thúc ca mổ, người mẹ cười tươi. Đó là thành công và có chút may mắn” - BS. Phạm Thị Phương Thảo cho biết.

cau chuyen sau buc anh su song nay mam trong dai dich covid 19
Hạnh phúc đón em trong mùa dịch

Dù đã được tập huấn trong tình huống này nhưng tâm lý của chị Thảo cũng hết sức lo lắng. Cảm giác của chị như bước vào “trận đánh” thật sự. Chị có chút băn khoăn liệu mình có làm tốt nhiệm vụ không. Vì trong kíp mổ, mỗi người phải làm tốt nhiệm vụ của mình thì người khác mới đảm bảo hoàn thành tốt công việc của họ. Nếu như chị gây tê không thành công thì phải đổi phương án gây mê nội khí quản. Nếu như vậy, nguy cơ lây nhiễm cho cả bệnh nhân và 7 người trong kíp mổ tăng lên.

Lo lắng là thế nhưng chị và kíp thực hiện ca mổ rất tự tin. Chị Thảo và các y, bác sĩ trong kíp mổ đều có chung cảm nhận bản thân như là chiến sĩ thực thụ. Và mỗi người phải đảm bảo “thắng trận” ngay trong vị trí của mình để chặn đứng nguy cơ lây nhiễm, đảm bảo an toàn cho mẹ con sản phụ và cả ê-kíp.

Kíp mổ đã có sự đồng lòng, đoàn kết và tự tin của tất cả mọi người.

cau chuyen sau buc anh su song nay mam trong dai dich covid 19
Tiếng khóc chào đời

“Thực sự bọn mình hạnh phúc lắm. Lúc ca mổ thành công đã cảm thấy vui. Nhưng lúc ấy, cả kíp mổ phải nén chặt cảm xúc mình vui sướng để tập trung chuyên môn, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mẹ con sản phụ. Giờ đây, nhìn lại bức ảnh này và đọc những lời bình luận của mọi người, ánh mắt rạng ngời của người mẹ với nụ cười hạnh phúc cứ đọng lại trong tâm trí mình” - BS. Phạm Thị Phương Thảo kể.

Chị cũng cho rằng mình là người may mắn khi bắt kịp khoảnh khắc người mẹ nhìn thấy hài nhi nhỏ bé của mình chào đời. Khác với bác sĩ sản, chị Thảo có phút “rảnh tay” hơn sau khi thực hiện gây mê và quan sát đồng nghiệp, sản phụ khi mọi người còn đang mải mê làm nhiệm vụ.

cau chuyen sau buc anh su song nay mam trong dai dich covid 19
Đón em bé chào đời

Hài nhi chào đời là một bé gái cân nặng 2,7kg. 5 ngày sau ca mổ, hai mẹ con đã được chuyển tới khu vực cách ly của bệnh viện. Còn kíp mổ sau khi hoàn thành nhiệm vụ cũng được “hốt” đi cách ly 14 ngày tại khu cách ly dành riêng cho nhân viên. Vào thời điểm đó, bệnh viện có khoảng 60 - 70 người đi cách ly. Đi cách ly mà ai cũng vui, trừ có lúc nhớ gia đình, nhớ con.

“Nhiều người bảo nghề gây mê hồi sức thường được ví là người thức canh giấc ngủ bệnh nhân. Nhưng mình đã quen với sự vất vả, đêm hôm trực và xa gia đình. Mình chỉ nghĩ cuộc đời đã sắp xếp mình là người chào đón mầm sống của cuộc đời" - BS. Phạm Thị Phương Thảo bộc bạch.

cau chuyen sau buc anh su song nay mam trong dai dich covid 19 Không có vaccine Covid-19, khó quay lại cuộc sống bình thường

Quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định, khi chưa nghiên cứu và sản xuất thành công vaccine Covid-19, việc chống dịch sẽ ...

cau chuyen sau buc anh su song nay mam trong dai dich covid 19 Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 22/7

Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 22/7, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã lên tới hơn 15 triệu, hơn 618 ...

cau chuyen sau buc anh su song nay mam trong dai dich covid 19 Bao che cho người trốn cách ly: Đáng không?

Việc người nước ngoài đã nhập cảnh Việt Nam bằng cách này, cách khác mà trốn cách ly không phải mới. Nhưng nên nhớ rằng chúng ...

cau chuyen sau buc anh su song nay mam trong dai dich covid 19 Kỳ 5: 500 nghìn đồng mua được thông tin 2.000 khách hàng VietJet

Chỉ cần bỏ ra số tiền 500 nghìn đồng/ngày, người mua sẽ được cung cấp danh sách ghi đầy đủ thông tin mã chuyến bay, ...

Loại bỏ các mối nguy hiểm

Loại bỏ các mối nguy hiểm

Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là công tác vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc tăng cường các biện pháp giảm thiểu nguy cơ, rủi ro mất ATVSLĐ là hết sức cần thiết.
Chuyên nghiệp, gương mẫu ở tuổi “cổ lai hy”

Chuyên nghiệp, gương mẫu ở tuổi “cổ lai hy”

Đồng chí Phan Sỹ Quyền, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty CP TTH Group (viết tắt Tổng công ty) từng là cán bộ công đoàn của LĐLĐ tỉnh Nghệ An. Sau khi về hưu, với tâm huyết, tinh thần trách nhiệm, đồng chí tiếp tục sử dụng kinh nghiệm của mình để đóng góp cho tổ chức Công đoàn nơi đây.
Cựu cán bộ công đoàn gây dựng “Mái nhà chung” cho người lao động khó khăn

Cựu cán bộ công đoàn gây dựng “Mái nhà chung” cho người lao động khó khăn

Được biểu dương là một điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế tập thể của tỉnh Lâm Đồng, người cựu cán bộ công đoàn Trần Thị Diện luôn trăn trở gây dựng “Mái nhà chung” cho công nhân lao động khó khăn.
Giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động

Giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động

Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động tại doanh nghiệp một mặt nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mặt khác giúp ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Qua đó, ngăn ngừa các nguy cơ tai nạn lao động, giảm tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp, tạo môi trường làm việc an toàn.
Chân lý lịch sử là sự thật khách quan

Chân lý lịch sử là sự thật khách quan

Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức một sự kiện thu hút quan tâm của dư luận, đó là kỷ niệm 200 năm ngày mất của vua Gia Long (1762-1820). Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Nguyễn Phước Tộc đã tổ chức “Lễ kỷ niệm 200 năm ngày băng hà của vua Gia Long và Húy kỵ Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế, Hiệp kỵ các Hoàng đế triều Nguyễn”. Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tham dự.
Tổ ấm yêu thương

Tổ ấm yêu thương

Là trụ cột kinh tế trong gia đình, thầy giáo Huỳnh Hữu Trí, Tổ trưởng Tổ Năng khiếu của Trường Trung học cơ sở Võ Thị Sáu, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu đã cố gắng hết sức nhưng vẫn thiếu trước hụt sau. Chia sẻ với anh, Công đoàn nhà trường đã vào cuộc…
Hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài” năm 2022: Tiểu thương chợ Đông Ba mặc áo dài để buôn bán

Hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài” năm 2022: Tiểu thương chợ Đông Ba mặc áo dài để buôn bán

Hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài” năm 2022, chào mừng kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3) tiểu thương và cán bộ, nhân viên nữ chợ Đông Ba, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế mặc áo dài đến chợ buôn bán, gợi lại nét văn hóa truyền thống của vùng đất Cố đô.
Tấm lòng của kỹ thuật viên hình ảnh y học với những bệnh nhân lao

Tấm lòng của kỹ thuật viên hình ảnh y học với những bệnh nhân lao

Làm việc bằng sự nhiệt tình và lòng yêu nghề của một cán bộ y tế, kỹ thuật viên hình ảnh y học Lê Thanh Vũ đã thầm lặng vượt lên sự kỳ thị để thấu cảm với những bệnh nhân lao, lựa chọn góp sức mình vào công cuộc chống lại bệnh lao.
Hoãn tổ chức chung kết cuộc thi “Phụ nữ ngành Y duyên dáng, chuyên nghiệp, tận tâm”

Hoãn tổ chức chung kết cuộc thi “Phụ nữ ngành Y duyên dáng, chuyên nghiệp, tận tâm”

Công đoàn Y tế Việt Nam vừa thông báo hoãn tổ chức chung kết cuộc thi “Phụ nữ ngành Y duyên dáng, chuyên nghiệp, tận tâm” do tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Hà Nội đang giai đoạn đỉnh dịch, diễn biến hết sức phức tạp và khó lường.
Rời Sài Gòn vì ... COVID

Rời Sài Gòn vì ... COVID

Cuối năm Tân Sửu, ngẫm lại, vẫn còn đó nỗi ám ảnh cuộc “về quê” xuyên quốc gia của những người lao động lam lũ tháo chạy khỏi Sài Gòn do dịch Covid-19 hồi tháng 9, tháng 10 vừa qua. Cùng với đó là người thân, gia sản của họ chất đầy trên chiếc xe hai bánh vượt đường trường, bất chấp sự thất thường của thời tiết, những tai nạn giao thông rình rập nguy hiểm.