Cần thiết đầu tư hạ tầng cơ bản để phục vụ người lao động
Hoạt động Công đoàn - 20/08/2022 19:45 QUANG TRƯỜNG
“Sao không ai hỏi lại mình có cần gì không?” |
Cần thiết đầu tư hạ tầng cơ bản để phục vụ cho NLĐ tại những nơi thị trường lao động có hướng phát triển là kiến nghị được Tổng LĐLĐ Việt Nam đưa ra tại Hội nghị “Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập”.
Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Hội nghị được tổ chức ngày 20/8 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì. Hội nghị nhằm tìm ra lời giải cho những thách thức đối với thị trường lao động trong thời gian qua.
Hội nghị diễn ra dưới hình thức trực tiếp tại Hà Nội, kết nối đến đầu cầu 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Tham dự Hội nghị tại đầu cầu Hà Nội có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, lãnh đạo các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Công an, Ngân hàng Nhà nước..., Tổng LĐLĐ Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đại diện một số doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, và đại diện một số tổ chức, chuyên gia quốc tế.
Tại Hội nghị, lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã trình bày Báo cáo tình hình thị trường lao động thời gian qua; nhận diện những thuận lợi, cơ hội, khó khăn, thách thức hiện nay để đề xuất các giải pháp hỗ trợ phát triển thị trường lao động nhanh, hiệu quả để làm cơ sở phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.
Đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Hội nghị cũng sẽ lắng nghe những kiến nghị từ cộng đồng doanh nghiệp do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trình bày, đề cập đến bối cảnh chịu tác động kép bởi đại dịch Covid-19 và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư khiến thị trường lao động Việt nam đang có nhiều thay đổi mạnh mẽ.
Trong đó, 2 thách thức nổi lên là: thiếu hụt lao động có kỹ năng và các thay đổi về yêu cầu kỹ năng đối với NLĐ dưới tác động của việc thay đổi công nghệ, chuyển đổi số và tự động hóa khiến cho yêu cầu về kỹ năng của NLĐ cũng thay đổi nhanh hơn, chu kì thay đổi cũng ngắn hơn.
Tại Hội nghị, Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng kiến nghị những giải pháp để phát triển thị trường lao động, phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, cần hết sức chú trọng chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ. Bởi lẽ, con người luôn phải là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển.
Hội nghị cũng là dịp để các địa phương, doanh nghiệp, chuyên gia trong nước và quốc tế "hiến kế" phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, trong bối cảnh sau Tết Nguyên đán 2022, các doanh nghiệp có hiện tượng thiếu hụt lao động. Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc để nắm bắt tình hình và đề xuất giải pháp khắc phục thiếu hụt lao động ở các địa phương, sau đó cũng đã có văn bản gửi ý kiến nghị, báo cáo với Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời cũng đã chỉ đạo toàn bộ hệ thống Công đoàn triển khai đồng bộ giải pháp để chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VPG/Nhật Bắc |
Với vai trò, trách nhiệm của tổ chức đại diện cho NLĐ, thời gian qua, các cấp công đoàn quan tâm, triển khai nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực để chăm lo đời sống và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ như: chủ động phối hợp với các cơ quan đề xuất, hoàn thiện các chính sách liên quan đến NLĐ, bám sát, nắm tình hình, kịp thời giải quyết vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách đối với NLĐ, nhất là trong thời kỳ dịch Covid-19.
Các cấp Công đoàn cũng đã tập trung chăm lo cho NLĐ ngay tại cơ sở, nhất là NLĐ gặp khó khăn, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, đặc biệt là dịp Tết.
Tổng Liên đoàn cũng tiếp tục phát huy vai trò đại diện của NLĐ trong Hội đồng Tiền lương Quốc gia để tham gia trình Chính phủ Nghị định 38/2022/NĐ-CP điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng; phối hợp trong việc giám sát, thực hiện các quy định về hợp đồng lao động, tiền lương, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp, các chính sách hỗ trợ NLĐ như tiền thuê nhà…; có ý kiến với các doanh nghiệp, đơn vị và lãnh đạo các tỉnh, ngành tháo gỡ khó khăn, giải quyết chế độ cho NLĐ.
Trước tình hình quan hệ lao động có diễn biến phức tạp, các cấp công đoàn cũng thực hiện các giải pháp trong việc phòng ngừa các tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, tập trung tuyên truyền NLĐ, người sử dụng lao động đồng hành, chia sẻ khó khăn và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hiện tốt thoả ước lao động tập thể…
Để phát triển thị trường lao động theo đúng chủ đề Hội nghị, Tổng Liên đoàn kiến nghị một số nội dung cụ thể:
Trước mắt đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo triển khai quyết liệt chính sách hỗ trợ cho NLĐ đã được ban hành trong thời gian qua theo những mốc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ấn định, bảo đảm tính thiết thực, hiệu quả, cấp thiết của những chủ trương, chính sách nhân văn đã ban hành.
Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh đào tạo nghề, giúp cung cấp lượng lớn lao động có tay nghề kịp thời cho các doanh nghiệp thiếu hụt sau dịch, đặc biệt đối với những lĩnh vực: May mặc, Da giày, Điện tử…, chú trọng đào tạo theo các đơn đặt hàng của các doanh nghiệp.
Các cơ quan quản lý Nhà nước ở các địa phương chú trọng hơn nữa trong kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật về lao động, để kịp thời ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật lao động về quyền lợi của NLĐ như tiền lương, việc nghỉ ngơi, công tác an toàn, vệ sinh lao động…
Về lâu dài, đây là thị trường đặc biệt liên quan đến NLĐ nên cũng phải tuân thủ theo các quy luật khách quan, bảo đảm sự can thiệp của Nhà nước vì liên quan đến NLĐ, đối tượng rất đặc biệt trong thị trường.
Cần có dự báo phát triển của thị trường, nhất là ở những ngành mũi nhọn, trí thức cao, qua đó phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chính sách thu hút đầu tư… Từ đó kịp thời hoạch định các chương trình, mục tiêu đặt ra để cung ứng lao động cho thị trường.
"Xây dựng dữ liệu thông tin phục vụ thị trường. Chúng ta hiện nay mới chỉ tập trung công khai, quảng bá những dự án có số vốn đầu tư, số lượng sản phẩm bao nhiêu nhưng ít khi công bố thông tin về nhu cầu lao động của từng dự án, để có hướng đào tạo lao động, đáp ứng nhu cầu. Cần thiết đầu tư hạ tầng cơ bản để phục vụ cho NLĐ tại những nơi thị trường lao động có hướng phát triển như ở các tỉnh, thành phố, các khu công nghiệp. Đây là năng lực cạnh tranh, bảo đảm sự an tâm, quyền lợi chính đáng của NLĐ khi tham gia thị trường lao động như nhà ở, khu khám chữa bệnh, khu vui chơi cho con em họ… Phải có đào tạo kỹ năng, có khung chương trình đạo cơ bản, tăng thời gian thực hành, có thời gian nhất định để học về chính trị, Nhà nước, giai cấp, bồi dưỡng, nâng cao giác ngộ chính trị cho công nhân và NLĐ. Cần có bàn tay của Nhà nước trong việc điều tiết, tránh cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường" - Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị.
Chống tham nhũng, tiêu cực: Cần lắm những "bàn tay sạch" Ngày 18/8, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình có quyết định kiện toàn Ban Phòng chống tham nhũng, tiêu cực của tỉnh này. Một ... |
Quyền con người và riêng tư cá nhân Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình kể rằng, nhiều nhà báo khi đọc Dự thảo Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính ... |
Một Pháp lệnh cần được báo giới và cả xã hội quan tâm Sáng nay 18/8, 100% ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) có mặt đã thông qua Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 18:44
Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
Với hơn một thập kỷ gắn bó với Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Bắc Trung Bộ - MICCO, anh Bùi Công Quyền đã trở thành một phần không thể thiếu của đội ngũ lái xe. Nhưng phía sau tay lái ấy là một người đàn ông với những trăn trở, khát vọng vượt xa khỏi công việc hằng ngày.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 17:04
LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
Dự kiến hơn 38.000 đoàn viên, người lao động khó khăn được LĐLĐ tỉnh Long An hỗ trợ, chăm lo Tết.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 16:11
Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
Những năm qua, các cấp Công đoàn tỉnh Long An đã tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm thiết thực, góp phần làm cho diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc…
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 08:44
Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
Căn bệnh trầm cảm sau sinh đã biến tôi từ con người năng động, lạc quan trở thành người sống khép kín, đầy sợ hãi. Tình thương ấm áp, bao dung như người mẹ của cô Huỳnh Lan Phương, nguyên Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phan Văn Trị (phường 07, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) đã giúp tôi có một sự sống mới.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 13:42
Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
Cô giáo Vũ Thị Tú - Trường Mầm non Kiều Mai (phường Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một giáo viên yêu nghề, một công đoàn viên đầy nghị lực. Cô đã vượt qua căn bệnh hiểm nghèo, vẫn hằng ngày vừa công tác, chăm lo cuộc sống gia đình và tiếp tục chống chọi với bệnh tật. Song hành với những tháng ngày đầy gian nan đó, công đoàn trường luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ cô.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 06:38
Nghĩa tình keo sơn ở Công đoàn Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội
Anh Trịnh Xuân Dũng - công nhân bán lẻ xăng dầu tại Petrolimex - Cửa hàng 83 - Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội (Công ty Xăng dầu khu vực I - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) là một tấm gương yêu ngành, yêu nghề và nghị lực vượt lên số phận. Mỗi khi nghĩ về người đồng nghiệp này, trong tôi lại trào lên một cảm xúc khó tả.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng