Ảnh hưởng bởi Covid-19, công nhân lao động loay hoay tìm lối thoát
Người lao động - 01/07/2020 17:09 Hoàng Nhung
Anh Nguyễn Văn Hòa - công nhân Công ty FCC nghỉ gần 1 tháng do ảnh hưởng bởi Covid-19. |
Gặp nhiều khó khăn
Cũng là một trong những công nhân bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19, anh Nguyễn Văn Hòa (quê Đại Từ, Thái Nguyên) - công nhân Công ty FCC gặp nhiều khó khăn, nhọc nhằn trong đời sống thường ngày. Anh cho biết, do tác động của dịch Covid-19, công ty không có đơn đặt hàng nên công nhân bị ảnh hưởng rất nhiều. “Cách đây vài tháng, mình cũng là công nhân bị thất nghiệp gần 1 tháng. May mắn thay mới đây được đi làm lại nhưng chỉ làm giờ hành chính, nghỉ thứ 6, thứ 7, chủ nhật, nhận lương 70% và cũng không được tăng ca như trước”, anh Hòa bộc bạch.
Phòng trọ lụp xụp chỉ vỏn vẹn 10 mét vuông của gia đình anh Hòa. |
Là trụ cột của cả gia đình, lại bị thất nghiệp gần 1 tháng không lương, anh Hòa lo lắng một thì vợ anh lo lắng mười. Cũng là người lao động tha hương cầu thực từ Thái Nguyên xuống Hà Nội làm công nhân, tiền nhà trọ, sinh hoạt phí cũng đủ khiến anh đau đầu. “Vừa nhận tin nghỉ việc, mình nhanh chóng lên mạng tìm việc theo giờ để kiếm thêm thu nhập, ai thuê gì làm nấy như: vận chuyển đồ đạc, bốc vác… gì cũng nhận, miễn là kiếm thêm tiền để trang trải cuộc sống. Lương làm thêm bấp bênh, không đủ trang trải cuộc sống nên mình quyết định cho con gái (3 tuổi) về ở với ông bà trong thời gian này, nếu tình hình ổn định hơn thì lại đón con lên để tiện vợ chồng chăm sóc”, anh Hòa chia sẻ.
Bị ảnh hưởng bởi Covid-19, công việc không đều đặn như trước, anh Hòa thường xuyên về sớm phụ giúp vợ dọn dẹp. |
Anh Hòa cho biết thêm, lương cơ bản của anh là 4 triệu đồng, nếu tăng ca (tùy mức) thì tổng thu nhập có thể từ 5-8 triệu đồng/tháng. Tuy vất vả, thu nhập không cao lại bị nghỉ việc bởi Covid-19 nhưng anh vẫn muốn tiếp tục gắn bó tại công ty này. “Hiện tại đã là người có gia đình, cần sự ổn định hơn là nhảy việc này việc kia. Công ty cho nghỉ luân phiên thì tìm việc làm thêm bù vào, còn nếu tình huống xấu nhất là bị nghỉ hẳn thì mình cũng không buồn, đến lúc đấy đành phải tìm việc khác để kiếm sống. Thời gian này mình cũng nghĩ rằng sẽ rất khó để kiếm được một công việc trong bối cảnh các doanh nghiệp đang bị tác động mạnh của dịch Covid-19”, anh Hòa nói.
Bầu 8 tháng vẫn bon chen
Chị Hà Thị Ngân - công nhân Công ty SDV vẫn đi làm dù đang bầu 8 tháng. |
Cùng khu trọ với anh Hòa, chị Hà Thị Ngân - công nhân Công ty SDV đang mang bầu 8 tháng. Ở những tháng cuối của thai kỳ, chị Ngân vẫn rong ruổi trên chiếc xe đạp từ nhà trọ đến công ty. “Công ty mình bầu 7 tháng là được nghỉ rồi, tùy sức khỏe của công nhân lao động. Mình thấy sức khỏe vẫn tốt nên công ty tạo điều kiện cho tiếp tục đi làm. Cũng là công nhân chịu ảnh hưởng bởi Covid-19, may mắn hơn mình chỉ bị cắt giảm giờ làm, không tăng ca”, chị Ngân bộc bạch.
Dù ở thời điểm hiện tại chưa bị thất nghiệp nhưng nhìn về tương lai sau khi sinh xong chị không khỏi lo lắng. “Giờ dịch bệnh không bán được hàng, công ty cắt giảm mọi thứ. Nếu Covid-19 tiếp tục bùng phát chắc mình chẳng có cơ hội mà lên đi làm nữa. Lại tìm việc khác thôi, lận đận vất vả lắm”, chị Ngân thở dài. Mong mỏi của chị hiện tại không phải là sớm được về nhà nghỉ ngơi mà điều chị muốn chính là có đủ sức khỏe, công ty có việc đều để chị có thể cố gắng làm thêm ngày nào hay ngày đó, tích cóp chút tiền cho tương lai không mấy sáng sủa của hai mẹ con.
Thất nghiệp mở quán nước
Quán nước của chị Trương Thị K. (xã Kim Chung, Đông Anh) |
Cũng chẳng khác hoàn cảnh anh Hòa, chị Ngân là mấy, chị Trương Thị K. (xã Kim Chung, Đông Anh) trước đây là công nhân Công ty Denso. Cuối tháng 3 vừa qua chị K. phải nghỉ việc vì công ty không có việc làm do ảnh hưởng bởi Covid-19. Thất nghiệp, lại ở cái tuổi dở dang nên chị không tìm được công việc gì để làm thêm nên đành ở nhà trông con.
“Trong 3 tháng thất nghiệp, ngoại trừ thời gian thực hiện giãn cách xã hội, mình chủ yếu ở nhà trông con, ngoài ra mình cũng trồng rau, ra đồng phụ giúp bố mẹ chồng. Làm nông nghiệp vất vả lại thu nhập thấp, cả gia đình chỉ trông chờ vào thu nhập của chồng thì sẽ không đủ. Thời điểm này, các công ty, doanh nghiệp đều muốn cắt giảm nhân sự thì mình làm sao xin vào làm được”, chị K. chia sẻ.
Ở nhà mãi, tiền không kiếm được mà cái gì cũng cần phải chi tiêu, chị K. sốt ruột bàn với chồng vay mượn người thân để mở quán trà đá kiếm thêm thu nhập. "Biết là khó khăn nhưng mình phải thử mới biết được. May mắn là gia đình mình không phải thuê nhà nên việc mở quán nước cũng khá thuận lợi. Nhưng kiếm tiền thời buổi này thật chẳng dễ dàng gì", chị K. cho biết.
Quyết định “đổi đời” chuyển nghề bán nước kiếm thêm thu nhập tưởng sẽ khá hơn so với trước nhưng thời điểm này ai cũng khó khăn. Chị K. cho hay: “Nhu cầu giải trí cũng không còn quan trọng nên cả ngày chỉ lác đác vài khách ngồi uống nước, thu nhập cũng không đáng là bao. Giờ kiếm tiền chưa thu được đồng nào đã phải lo trả nợ”. Ở thời điểm hiện tại, chị chỉ hy vọng dịch bệnh sớm qua, cuộc sống trở lại bình thường, chị lại được làm công nhân. Thật tốt biết bao nhiêu!
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 1/7 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 1/7, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã lên tới hơn 10,5 triệu, hơn 513 ... |
Những người công nhân có việc và mất việc Những người công nhân có việc và mất việc hiện đều rất khó khăn. Sự đùm bọc, giúp đỡ, động viên nhau là rất cần ... |
Từ ngày 1/7, người lao động nộp thuế có thêm những quyền lợi gì? Người lao động nộp thuế sẽ có thêm nhiều quyền lợi từ ngày 1/7/2020 khi Luật Quản lý thuế 2019 chính thức có hiệu lực. |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
Đời sống - 09/11/2024 16:41
Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…
Người lao động - 06/11/2024 19:48
Lao động nhập cư và làn sóng “bỏ phố về quê”
Nhiều năm gần đây, người lao động nhập cư ở nhiều thành phố, đô thị lớn dần có xu hướng quay trở về quê hương làm việc. Có nhiều yếu tố tác động đến quyết định này, trong số đó là quan điểm “muốn về gần nhà” và sự thay đổi trong chính sách thu hút nhân lực của các địa phương.
Người lao động - 06/11/2024 13:43
Hàng trăm công nhân tham gia Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2
Công ty TNHH Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc vừa tổ chức Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2, thu hút sự tham gia của vận động viên tại 17 doanh nghiệp.
Đời sống - 04/11/2024 18:36
Sống xa cha mẹ, con công nhân dễ sống khép kín, thiếu tự tin
Có đến 30,2% trẻ em từ độ tuổi 0 đến dưới 16 là con của công nhân đang phải sống xa cha mẹ. Điều này khiến trẻ đối mặt với nguy cơ thiếu thốn tình cảm và giảm khả năng phát triển toàn diện.
- Từ kiến nghị của Công đoàn, doanh nghiệp chấp thuận 11 ưu tiên cho lao động nữ
- Công đoàn Trường THCS Hoàng Hoa Thám: Hết mình vì một tập thể gắn kết, yêu thương
- Đồng chí Ngọ Duy Hiểu: "Công nhân đang “khát” về văn hóa trong khi nhà văn hóa để không..."
- Người bảo vệ lạc quan, lan tỏa lối sống tích cực cho mọi người
- Tiền lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội năm 2025 có tăng không?