Xót xa hoàn cảnh của chị em Thi và Thơ: Mong điều kỳ diệu sẽ đến

Từ chỗ là lao động chính trong gia đình, đi làm công nhân để giúp mẹ nuôi em ăn học, sau vụ tai nạn giao thông trên đường đến chỗ làm, đến nay Chu Thị Thơ đang phải điều trị tích cực tại Bệnh viện E Hà Nội. Hoàn cảnh gia đình rất éo le khiến cho hành trình em tìm lại sự sống càng thêm phần khó khăn.
xot xa hoan canh cua chi em thi va tho mong dieu ky dieu se den
Bà Kiệm, mẹ của Thơ không kìm nén được xúc động mỗi lần chăm sóc con gái.

Thơ ơi! Thơ! Tỉnh lại đi con. Tỉnh lại nhìn mẹ này”.

Người mẹ vừa lấy khăn lau mặt cho con, nước mắt vừa chảy dài trên má khiến ai nhìn thấy cũng cảm thấy xót xa. Đứa em đứng ngoài vội chạy vào đưa mẹ ra ngoài để không xúc động, làm ảnh hưởng đến chị. Hai mẹ con lại ôm nhau khóc, nhìn Thơ qua cánh cửa. “Chị ơi sao lại ra đến nông nỗi này. Tỉnh lại về nhà với Thi và mẹ đi chị Thơ ơi”.

Những ai có mặt tại Khoa Phẫu thuật Thần kinh Bệnh viện E lúc này đều ái ngại cho hoàn cảnh éo le của bệnh nhân Chu Thị Thơ, 27 tuổi (ở xóm 2, xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu, Nghệ An) mới chuyển đến.

Thơ sinh ra trong gia đình có 3 chị em, bố mất sớm, chị gái lấy chồng ở tận Đồng Nai nên nhà chỉ còn 3 mẹ con nương tựa vào nhau. Bà Kiệm, mẹ của Thơ và Thi lại quanh năm đau ốm. Ngoài mấy sào ruộng cằn cỗi, Thơ là lao động chính lo kinh tế trong nhà. Hồi còn sinh viên, Thơ rất thương mẹ nên đã vừa học vừa đi làm tích cóp tiền hằng tháng để gửi về đỡ đần mẹ và em. Năm 2016, Thơ tốt nghiệp ngành Công nghệ Thực phẩm tại Học viện Nông nghiệp nhưng vì cuộc sống khó khăn, muốn để Thi yên tâm học Đại học Y khoa Vinh nên Thơ chấp nhận đi làm công nhân phụ mẹ nuôi em.

Theo thông tin từ Thi, em trai Thơ, chị mình mới chuyển việc, đi làm công nhân được 2 tháng tại Công ty Linh kiện Điện tử SEI trong Khu Công nghiệp Bắc Thăng Long thì bị xảy ra tai nạn.

Khoảng 21h30 phút ngày 25/4, em đang ở nhà làm luận văn tốt nghiệp thì nhận được tin có người từ ngoài Hà Nội báo chị Thơ bị tai nạn giao thông trên đường đi làm. Cả hai mẹ con rụng rời chân tay. Họ nói tình trạng chị gái rất nặng. Mẹ và em luống cuống chạy đi vay mượn khắp xóm làng mới được 15 triệu tiền mặt, vội vàng bắt xe ra ngay trong đêm. Mẹ khóc và gọi tên Thơ suốt từ đấy”.

xot xa hoan canh cua chi em thi va tho mong dieu ky dieu se den
Hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, với tình trạng của Thơ như hiện tại gia đình không biết sẽ xoay sở ra sao.

Lúc đầu Thơ được chuyển đến Trung tâm cấp cứu của Khu Công nghiệp Bắc Thăng Long. Khi Thi và mẹ ra tới Hà Nội thì Thơ đã được chuyển về Bệnh viện E do tình trạng quá nặng. Người nhà không có mặt kịp để làm thủ tục, ưu tiên việc cứu người, các bác sĩ trong viện đã tiến hành xong ca phẫu thuật cắt lách, mổ sọ não để lấy máu tụ ngoài màng cứng. Khi vào đến nơi, chưa kịp gặp chị thì Thi phải ký luôn giấy cam đoan để tiến hành phẫu thuật tiếp ca chấn thương sọ não suốt từ 3 giờ sáng đến 6 giờ sáng ngày 26/4.

Phẫu thuật thành công, bệnh viện yêu cầu đóng trước viện phí 23 triệu. Thi và mẹ đếm lại số tiền trong túi, mười lăm triệu tròn vay nóng ở quê đã đi xe hết ba trăm. Số tiền còn thiếu khá nhiều. Cảm thương trước hoàn cảnh éo le của gia đình, Bệnh viện đồng ý để bổ sung sau.

Hiện tại, may mắn là Thơ đã qua giai đoạn nguy hiểm nhất. Ngày 3/5, Thơ được chuyển sang Khoa Phẫu thuật Thần kinh, không phải thở bằng máy nữa, chuyển qua thở oxi bằng gọng kính nhưng vẫn phải theo dõi chặt chẽ, chưa thể nói trước được điều gì. Bác sĩ cho biết tình hình sức khoẻ của bệnh nhân phải chờ bình phục qua từng giai đoạn, muốn như vậy gia đình cần chuẩn bị số tiền viện phí lớn để đồng hành.

Thi cho biết: Mới hơn tuần nay, tổng số tiền điều trị đã lên đến 80 triệu. Gia đình phải vay mượn khắp nơi. Anh em ở quê cũng chẳng có nhiều nên phải vay cả lãi tín dụng bên ngoài. Hiện tại, mọi nguồn lực đã được huy động hết. Kinh tế gia đình kiệt quệ. Thi với mẹ đang lo lắng từ ngày mai chi phí điều trị, mua thuốc cho chị không biết sẽ trông cậy vào đâu.

Đến nay Thơ nằm viện cũng được một tuần, ngày nào mẹ cũng ngồi nhìn chị và khóc. Mẹ chỉ lo Thơ có mệnh hệ gì thì em và mẹ biết sống làm sao. Em giục mẹ đi nghỉ một lát nhưng mẹ nhất định không chịu. Mẹ sợ nhỡ chị Thơ tỉnh lại, mở mắt ra mà không nhìn thấy mẹ đâu”.

Khi sự việc xảy ra, công ty nơi chị gái làm có gọi điện cho Thi thông báo sẽ hỗ trợ chi phí tiền viện, tuy nhiên từ đó đến nay vẫn chưa có tin tức cụ thể nào.

Từ lúc Thơ nằm viện, anh rể trong Nam nhận tin có ra hỗ trợ Thi và mẹ được mấy ngày, hôm qua phải bay vào Sài Gòn để tiếp tục công việc. Giờ chỉ còn hai mẹ con thay nhau chăm nom. Mẹ trông ban ngày còn Thi trực ca đêm. Phân công là vậy nhưng cả hai chẳng lúc nào rời Thơ. “Ngày nào mẹ ngồi nhìn chị cũng khóc, chẳng buồn ăn uống gì. Hai mẹ con ở trong khu trọ của bệnh viện, chi phí thuê phòng hết 30 nghìn một ngày. Từ hôm nhập viện đến nay có đồng nào đều dồn vào điều trị cho Thơ, còn em chỉ dám mua bánh mỳ không ăn cho đỡ đói, có bữa hai mẹ con còn nhường nhau. Mấy hôm nữa hết tiền thuê trọ em cũng không biết về đâu, chắc chỉ quanh quẩn trong phòng bệnh với chị hoặc ngủ ngoài ghế đá”, Thi lo lắng. Còn về vụ tai nạn, Thi chỉ nghe thông tin do chị va chạm với người đi xe máy, họ bị thương cũng được đưa đi cấp cứu nhưng tình trạng nhẹ hơn, đã xuất viện.

Ông Tạ Khánh Hảo, Chủ tịch UBND xã Diễn Lâm, Diễn Châu, Nghệ An cho biết: Gia đình bà Kiệm hiện tại thuộc hộ cận nghèo, hoàn cảnh gia đình lại rất khó khăn. Em Thơ là lao động chính trong nhà. Khi biết thông tin em bị tai nạn, chính quyền địa phương cũng đang vận động các tổ chức, cá nhân trên địa bàn quyên góp, giúp đỡ.

Hiện tại, Thơ là chỗ dựa chính của cả gia đình. Mẹ thì già yếu, Thi vẫn đang hoàn thiện luận văn để chờ ngày tốt nghiệp chuẩn bị ra trường. Nếu Thơ có vấn đề gì, không rõ cuộc đời mấy mẹ con em sẽ ra sao. Đôi mắt Thi đỏ hoe, khoé mắt ầng ậc nước nhìn về phía trước. Tiếng nấc nghẹn đã xen lẫn câu nói không rõ thành lời.

Mẹ con bà Nguyễn Thị Kiệm rất mong nhận được sự hỗ trợ của các tấm lòng hảo tâm để em Chu Thị Thơ và gia đình vượt qua khó khăn.

Mọi sự ủng hộ xin liên hệ đến số điện thoại của anh Chu Minh Thi : 0941.554.996.

Địa chỉ: xóm 2, xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu, Nghệ An.

STK: 0101001231864 tại Ngân hàng Vietcombank, Chi nhánh TP. Vinh, Nghệ An.

Hoặc liên hệ đến Tạp chí Lao động và Công đoàn, Cơ quan ngôn luận của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam qua số Hotline: 0866.686.115. Địa chỉ: 175 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội.

xot xa hoan canh cua chi em thi va tho mong dieu ky dieu se den Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 4/5
xot xa hoan canh cua chi em thi va tho mong dieu ky dieu se den Vẫn còn nhiều lo lắng ngày con trở lại trường
xot xa hoan canh cua chi em thi va tho mong dieu ky dieu se den Tình riêng và việc chung
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Học để không bị bỏ lại phía sau

Học để không bị bỏ lại phía sau

Cách mạng số đang định hình lại sâu sắc thị trường lao động việc làm, đặt ra yêu cầu cấp bách để thích ứng. Để không chỉ tồn tại mà còn kiến tạo giá trị bền vững, người lao động cần phát huy mạnh mẽ tinh thần học tập suốt đời, với sự đồng hành, tiếp sức chiến lược và hiệu quả từ tổ chức Công đoàn.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?
Tinh thần học tập suốt đời: Chìa khóa thành công cho lao động Việt Nam trong kỷ nguyên số

Tinh thần học tập suốt đời: Chìa khóa thành công cho lao động Việt Nam trong kỷ nguyên số

Trong bối cảnh thế giới không ngừng biến động, học tập suốt đời không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu tất yếu đối với mỗi người lao động. Đó là chìa khóa để nâng cao năng lực, thích ứng với công nghệ mới và khẳng định giá trị bản thân trong kỷ nguyên hội nhập.
Công nhân Việt Nam cần tâm thế chủ động, tri thức vững chắc để bước vào kỷ nguyên mới

Công nhân Việt Nam cần tâm thế chủ động, tri thức vững chắc để bước vào kỷ nguyên mới

Tháng Công nhân năm nay mang một thông điệp đặc biệt sâu sắc: “Giai cấp công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới”. Đây là lời hiệu triệu mạnh mẽ, thôi thúc mỗi người lao động nhận thức rõ vị thế, trách nhiệm và hành động một cách chủ động, sáng tạo để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Phát huy tiềm năng đổi mới sáng tạo trong công nhân lao động

Phát huy tiềm năng đổi mới sáng tạo trong công nhân lao động

Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị “Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổng số quốc gia” đã xác định phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là yếu tố quyết định sự phát triển của quốc gia; đưa nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Để làm được điều này, việc phát huy vai trò nghiên cứu khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo của đội ngũ công nhân lao động đóng vai trò rất quan trọng.
Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Trong hành trình mưu sinh, người công nhân không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của dây chuyền sản xuất, mà còn phải “vật lộn” với những căn bệnh hiểm nghèo, mãn tính kéo dài tháng năm.
Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Giữa hàng triệu lượt nghỉ ốm mỗi năm của người lao động, đã từng có biết bao buổi làm dang dở, những lần gắng gượng trở lại ca vì sợ bị trừ lương, mất chuyên cần hay mất bảo hiểm y tế.
Học để đổi đời – Công nhân với tinh thần học tập suốt đời

Học để đổi đời – Công nhân với tinh thần học tập suốt đời

Trong những ngày đầu năm mới, khi đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ bước vào kỷ nguyên số, bài viết “Học tập suốt đời” của Tổng Bí thư Tô Lâm như một lời hiệu triệu đầy cảm hứng, lay động từng trái tim người Việt Nam. Không chỉ là một định hướng chính trị, bài viết ấy là lời nhắn nhủ chân thành, sâu sắc: rằng mỗi người dân – dù là trí thức hay người lao động phổ thông – đều có thể trở thành người làm chủ vận mệnh, nếu không ngừng học tập, không ngừng vươn lên.
Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân và việc học tập suốt đời

“Học tập suốt đời” là tên bài viết được hưởng ứng rộng rãi và tạo tiếng vang lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây. Vấn đề này được nhìn nhận như một trong những giải pháp, yêu cầu tối quan trọng để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của con người Việt Nam, trong đó có đội ngũ công nhân lao động, góp phần thực hiện thắng lợi khát vọng vươn mình của dân tộc.