agribank-plus-4112024-522025

Tổ chức Công đoàn đã vận dụng nhiều giá trị lý luận của đồng chí Lê Hồng Phong

Đó là nhấn mạnh của đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tại Hội thảo khoa học "Đồng chí Lê Hồng Phong - người chiến sĩ cộng sản kiên cường, nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam" được tổ chức tại TP. Vinh, tỉnh Nghệ An vào ngày 5/9.
Nghệ An: NLĐ phấn khởi khi được tăng lương tối thiểu vùng và thay đổi vùng Hầu hết doanh nghiệp chi tiền thưởng dịp lễ 2/9 cho người lao động Doanh nghiệp ở Nghệ An chi tiền thưởng dịp lễ 2/9 cho người lao động
Tổ chức Công đoàn đã vận dụng nhiều giá trị lý luận của đồng chí Lê Hồng Phong
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp tổ chức Hội thảo. Ảnh: ML

Phát biểu tại Hội thảo về đồng chí Lê Hồng Phong, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, đồng chí Lê Hồng Phong đã gắn bó với phong trào công nhân và hoạt động công đoàn. Sau khi học hết bậc sơ học, trong khoảng thời gian từ năm 1920 – 1923, đồng chí Lê Hồng Phong bước vào cuộc sống công nhân, hòa mình với phong trào công nhân và người lao động tại Nhà máy Diêm Bến Thủy (thành phố Vinh, Nghệ An).

Từ cuộc đời của một người thợ, một anh công nhân, đồng chí Lê Hồng Phong trở thành một chiến sĩ hoạt động cách mạng chuyên nghiệp, nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam, chiến sĩ kiến cường của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đồng chí đã có những đóng góp rất lớn cho lý luận của phong trào công nhân. Ngày nay, những luận điểm lý luận đó vẫn còn nguyên giá trị.

“Kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Lê Hồng Phong là dịp để chúng ta cùng ôn lại và khẳng định những cống hiến to lớn của đồng chí đối với cách mạng Việt Nam, đối với phong trào cộng sản, công nhân quốc tế nói chung và đối với giai cấp công nhân Việt Nam nói riêng” – Đồng chí Ngọ Duy Hiểu nói.

Tổ chức Công đoàn đã vận dụng nhiều giá trị lý luận của đồng chí Lê Hồng Phong
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu – Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: ML

Từ những nghiên cứu thực tiễn về sự nghiệp cách mạng của đồng chí Lê Hồng Phong, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu chia sẻ về 5 giá trị căn bản được rút ra và vai trò của những giá trị này trước yêu cầu đổi mới hoạt động của Công đoàn Việt Nam hiện nay.

Thứ nhất, trong quá trình hoạt động cách mạng, đồng chí Lê Hồng Phong rất coi trọng việc xây dựng, củng cố tổ chức vững mạnh và coi đây là yếu tố tiền đề để có thể hoạt động hiệu quả. Từ khi Công hội đỏ ra đời vào ngày 28/7/1929, phong trào đấu tranh cho công nhân đã phát triển và ngay sau đó vấp phải sự khủng bố, đàn áp dã man của thực dân Pháp, sự liên lạc giữa Đảng và quần chúng cũng gặp khó khăn. Trong bối cảnh đó, đồng chí Lê Hồng Phong được Quốc tế cộng sản giao nhiệm vụ củng cố tổ chức cở sở cách mạng, trong đó tổ chức Đảng và Công hội đỏ là hai tổ chức mà đồng chí hết sức quan tâm, ưu tiên và dành nhiều tâm sức, trí tuệ để xây dựng và củng cố. Sau đó, các cơ sở cách mạng đã hồi phục và tiếp tục phát triển.

Thứ hai, mô hình tổ chức phải linh hoạt để đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Hai minh chứng rõ nhất là đồng chí Lê Hồng Phong đã cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng thời điểm đó quyết định thành lập các ban chỉ huy ngoài nước và hoạt động rất hiệu quả; thành lập các tổ chức hội để mở rộng tổ chức, huy động nguồn lực cho cách mạng, phù hợp với điều kiện lúc thì hoạt động bí mật, lúc thì công khai.

Thứ ba, các nội dung, phương thức hoạt động của các tổ chức phải thực sự đổi mới, thiết thực, hiệu quả. Trong các bài phát biểu của mình, đồng chí Lê Hồng Phong cho rằng, nếu chỉ dựa vào các cuộc đình công thì không đáp ứng được yêu cầu cách mạng, mà cần tìm tòi ra các hình thức khác và đồng chí cũng đã đề xuất các hình thức.

Thứ tư, coi trọng công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức giác ngộ giai cấp cho công nhân. Đây là yếu tố hết sức quan trọng nhằm nâng “chất” lực lượng cách mạng. Thời điểm đó, đồng chí đã cùng với các đồng chí cách mạng tiền bối dành nhiều thời gian để tuyên truyền, đưa chủ nghĩa Mác – Lê Nin về Việt Nam, về các nhà máy, công xưởng. Đồng chí đã sâu sát, hiểu về đời sống công nhân, nhận thức của công nhân để tuyên truyền phù hợp. Từ đó, giai cấp công nhân, người lao động có thêm niềm tin yêu vào Đảng, ý thức được con đường cách mạng, con đường đấu tranh và tin vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng.

Thứ năm, tăng cường sự đoàn kết giữa giai cấp công nhân, nông dân, tri thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đồng chí Lê Hồng Phong hết sức coi trọng việc mở rộng lực lượng cách mạng, trong đó đánh giá vai trò của Đảng, của giai cấp công nhân là trung tâm, để đoàn kết các giai cấp, xây dựng lực lượng cách mạng lớn mạnh.

Tổ chức Công đoàn đã vận dụng nhiều lý luận giá trị của đồng chí Lê Hồng Phong
Các đại biểu tham dự Hội thảo. Ảnh: ML

Từ 5 giá trị căn bản đó, liên hệ với hoạt động của tổ chức Công đoàn Việt Nam hiện nay, đồng chí Ngọ Duy Hiểu chia sẻ: “Ngày 12/6/2021, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 02-NQ/TW về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới, nhìn từ Nghị quyết này cùng với các chủ trương khác đặt ra, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng về xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh, có thể thấy, rất nhiều giá trị trong lý luận, quan điểm của đồng chí Lê Hồng Phong còn nguyên giá trị đến nay”. Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam chỉ ra 5 nội dung đã được vận dụng trong hoạt động của Công đoàn Việt Nam.

Trước hết, đó là vận dụng việc xây dựng và củng cố tổ chức, không ngừng xây dựng tổ chức Công đoàn Việt Nam vững mạnh. Để làm tốt điều này, tổ chức Công đoàn đã tập trung phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, nhất là trong bối cảnh có sự ra đời tổ chức đại diện của người lao động tại doanh nghiệp (ngoài tổ chức Công đoàn) theo Bộ luật Lao động năm 2019. Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ban hành kế hoạch tập trung phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở, hướng tới phủ kín, phủ dày tổ chức Công đoàn, nhất là tại khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước. Cùng với đó là nâng cao chất lượng hoạt động của công đoàn cơ sở.

Thứ hai, về mô hình tổ chức, Công đoàn Việt Nam đang tiếp tục đổi mới theo tinh thần Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị. Hiện nay, mô hình tổ chức đã cơ bản hoàn thiện trong bối cảnh hoạt động công đoàn rất phong phú, đa dạng. Có những công đoàn cơ sở có hàng chục nghìn đoàn viên và cũng có những công đoàn cơ sở chỉ có hơn 10 đoàn viên, việc thiết lập hệ thống mạng lưới công đoàn phong phú, đa dạng, vừa mở, vừa linh hoạt, vừa năng động nhằm đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của công nhân, người lao động.

Thứ ba, hoạt động công đoàn liên tục đổi mới, xuất phát từ lợi ích, nhu cầu của người lao động, xem đó là điểm xuất phát cho mọi hoạt động công đoàn. Phương thức hoạt động đổi mới, linh hoạt, phù hợp với điều kiện làm việc của công nhân lao động. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tuyên truyền, lựa chọn nội dung tuyên truyền hữu ích, phù hợp với công nhân lao động. Tổng LĐLĐ Việt Nam chỉ đạo hoạt động công đoàn phải hướng mạnh về cơ sở, lấy công nhân lao động làm đối tượng phục vụ của cán bộ công đoàn.

Thứ tư, chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giai cấp cho công nhân lao động. Triển khai nhiều giải pháp về tuyên truyền, trong đó chú trọng tuyên truyền những quy định rất cơ bản của pháp luật liên quan đến người lao động để họ chủ động bảo vệ mình, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng. Coi trọng tuyên truyền qua mạng xã hội, xem đó là một trong những hình thức tuyên truyền phù hợp với công nhân lao động hiện nay, giúp họ dễ tiếp cận, nắm bắt thông tin.

Thứ năm, Công đoàn Việt Nam đang triển khai các giải pháp để phát huy vai trò của giai cấp công nhân, để công nhân thực sự giữ vai trò nòng cốt trong liên minh công nông và tri thức bằng việc nâng cao chất lượng giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị, để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nhấn mạnh, Công đoàn Việt Nam nhận thức sâu sắc những giá trị cốt lõi trong tư tưởng, đường lối cách mạng, trong chủ trương tập hợp giai cấp công nhân và phát triển phong trào trong công nhân lao động của đồng chí Lê Hồng Phong. Đến nay, các bài học đó vẫn còn nguyên giá trị và sẽ tiếp tục được tổ chức Công đoàn phát huy, triển khai trong tình hình mới.

Độc lập và hội nhập - Sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại Độc lập và hội nhập - Sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

Sau hơn 35 năm đổi mới, trong bối cảnh mới, để hóa giải nguy cơ mới và chớp lấy thời vận mới, Đất nước càng ...

Công nhân nhà đèn đón tết Độc lập giữa biển trời của Tổ quốc Công nhân nhà đèn đón tết Độc lập giữa biển trời của Tổ quốc

Giữa đất trời, biển, đảo của Tổ quốc, những cán bộ, công nhân viên làm việc tại các trạm hải đăng thuộc Tổng công ty ...

Con công nhân lao động vui mừng khi nhận được học bổng từ công đoàn Con công nhân lao động vui mừng khi nhận được học bổng từ công đoàn

LĐLĐ tỉnh Bình Định vừa tổ chức trao 30 suất học bổng cho con công nhân lao động (CNLĐ) có hoàn cảnh khó khăn.

Tin liên quan

Dự báo xu hướng biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045

Dự báo xu hướng biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045

Sau gần 40 năm đổi mới, nhất là từ khi bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giai cấp công nhân có vai trò đặc biệt quan trọng. Để có thể đưa ra được quan điểm đúng đắn cũng như những giải pháp hiệu quả nhằm tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng lớn mạnh đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045, cần có những dự báo xu hướng biến đổi của giai cấp này.
Nữ đảng viên doanh nghiệp FDI hết lòng vì công việc

Nữ đảng viên doanh nghiệp FDI hết lòng vì công việc

Từ ung thư đến mất người con gái đầu lòng, các nỗi đau dồn dập ập đến nhưng bằng ý chí mạnh mẽ chị Ngô Thanh Huyền đã vượt qua, làm tốt công việc được giao và là đảng viên gương mẫu tại đơn vị.
Đảng viên trẻ với tinh thần "có lệnh là lên đường"

Đảng viên trẻ với tinh thần "có lệnh là lên đường"

Hơn 10 năm công tác tại Nhà máy nước Diễn Vọng (thuộc Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh), anh Nguyễn Văn Hải đã quen với đặc thù công việc “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, “có lệnh là lên đường, chẳng sá đêm hay ngày”.
Nghiên cứu những vấn đề của công nhân là nhiệm vụ bức thiết trong kỷ nguyên mới

Nghiên cứu những vấn đề của công nhân là nhiệm vụ bức thiết trong kỷ nguyên mới

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định yêu cầu: “Xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.
Giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Bối cảnh mới của toàn cầu hóa và cuộc CMCN 4.0 đang tác động sâu sắc vào sản xuất, quản lý và đời sống xã hội nói chung, đang đòi hỏi sự biến đổi sâu sắc tính chất, phương thức lao động của công nhân. Trong môi trường mới, giai cấp công nhân Việt Nam đứng trước thời cơ và thách thức phát triển mới. Để đảm bảo giai cấp công nhân Việt Nam vượt qua những thách thức mới và phát triển đúng hướng như Đại hội XIII của Đảng đề ra cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh.
20 năm thực hiện mong ước vào Đảng của nữ công nhân

20 năm thực hiện mong ước vào Đảng của nữ công nhân

Ấn tượng đầu tiên của tôi về chị Trần Thị Phượng - nhân viên văn phòng xưởng hoàn thành của Công ty TNHH Vina Korea (Vĩnh Phúc) chính là nụ cười. Nụ cười đó càng rạng rỡ hơn khi chị chia sẻ về công việc và niềm tự hào khi trở thành đảng viên.
6 trọng tâm tạo phát triển đột phá trong “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”

6 trọng tâm tạo phát triển đột phá trong “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”

Trong các bài viết, bài phát biểu quan trọng gần đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập vấn đề “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”. Để làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn cơ bản về vấn đề này, một cuộc hội thảo khoa học quốc gia vừa được tổ chức hôm 15/11, với chủ đề: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, tập hợp 51 bài tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học và nhà lãnh đạo.
Thống nhất nhận thức về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thống nhất nhận thức về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Sáng ngày 15/11/2024, tại Hà Nội, Hội đồng khoa học các ban Đảng Trung ương và Tạp chí Cộng sản đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn". Tạp chí Lao động và Công đoàn trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu Kết luận Hội thảo của đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương.
Nữ đảng viên gần 30 năm... cầm chổi

Nữ đảng viên gần 30 năm... cầm chổi

“Trong giây phút tuyên thệ dưới lá cờ Đảng, tôi đã không cầm được nước mắt bởi sự xúc động. Vậy là cùng với chồng, tôi đã là đảng viên để làm tấm gương cho con tôi sau này phấn đấu noi theo”, chị Nguyễn Thị Oanh chia sẻ.
Kỷ nguyên mới và định hướng đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng

Kỷ nguyên mới và định hướng đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng

Những ngày gần đây nhiều trí thức, đảng viên quan tâm đến một loạt bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm cả về nội dung và cách diễn giải vấn đề. Chẳng hạn, vấn đề lãng phí không phải là mới, nhưng cách đặt vấn đề, cách phân tích và diễn giải về lãng phí làm cho người ta đặc biệt chú ý.