Thứ hai 06/05/2024 15:56

Công nhân nhà đèn đón tết Độc lập giữa biển trời của Tổ quốc

Giữa đất trời, biển, đảo của Tổ quốc, những cán bộ, công nhân viên làm việc tại các trạm hải đăng thuộc Tổng công ty Bảo đảm An toàn Hàng hải miền Nam đã đón Tết Độc lập (2/9) thật giản dị. Xa gia đình, họ coi biển đảo là nhà và càng giữ vững ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.

Nghỉ Tết Độc lập chỉ đếm trên đầu ngón tay

Tổng công ty Bảo đảm An toàn Hàng hải miền Nam hiện quản lý, vận hành, bảo trì 52 đèn biển (trong đó có 9 đèn biển trên Quần đảo Trường Sa). Trong đó, hải đăng Nam Du được xây dựng từ năm 2001, thuộc xã đảo An Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, nhiều cán bộ, công nhân viên phải ở lại và trực ở ngọn hải đăng.

Công nhân nhà đèn đón tết Độc lập giữa biển trời của Tổ quốc
Tết Độc lập của công nhân nhà đèn gắn với cao điểm thực hiện nhiệm vụ, anh Vũ Năng Huân - Trạm trưởng Trạm Hải đăng Nam Du cho biết . Ảnh: NVCC

Anh Vũ Năng Huân - Trạm trưởng Trạm Hải đăng Nam Du, Công ty Bảo đảm An toàn Hàng hải Tây Nam Bộ làm việc ở Trạm từ năm 1997. 25 năm gắn bó với công việc nhà đèn, dài nhất là thời gian ở Hải đăng Nam Du. Số năm anh được nghỉ lễ 2/9, quây quần bên gia đình chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Anh Huân kể: “Trạm Hải đăng Nam Du nằm trên đỉnh núi cao 309 mét. Nhiệm vụ chính của tôi và các công nhân là quản lý, vận hành hải đăng luôn đảm bảo các đặc tính, thông số kỹ thuật như đã thông báo hàng hải. Để ngọn đèn vận hành thông suốt, các công nhân nhà đèn duy trì vệ sinh bóng điện, kiểm tra hệ thống năng lượng, bình ắc quy. Từ đó giúp cho các tàu, thuyền hành hải trên biển xác định được mọi vị trí, thời gian và thời tiết”.

Nằm trong vùng biển Tây Nam của Tổ quốc, cách đất liền hơn 60 hải lý, Trạm Hải đăng Nam Du chịu tác động của thời tiết gió mùa Tây Nam (tập trung từ tháng 8 đến tháng 10) khiến biển động rất dữ dội.

Việc đi lại của cán bộ, công nhân viên gặp khó khăn trở ngại. Đi từ đất liền ra đảo Nam Du có tàu thuyền nhưng để lên được Trạm thì công nhân phải đi bộ từ chân trạm, vượt qua đường đèo quanh co rất vất vả. Công nhân còn phải vận chuyển nhiên liệu từ dưới chân núi lên đèn. Công ty đã đảm bảo chế độ của người công nhân, mua nước ngọt nhưng phải sử dụng khoa học để đảm bảo sinh hoạt.

Công nhân nhà đèn đón tết Độc lập giữa biển trời của Tổ quốc
Tháp đèn của Hải đăng Nam Du trong ngày Tết Độc lập (2/9). Ảnh: NVCC

Nguy hiểm nhất là khi bảo trì bảo dưỡng thiết bị báo hiệu hàng hải. Đèn biển nằm trên tháp đèn, những ngày sóng to, gió lớn, anh em vẫn phải thực hiện công tác bảo trì, bảo dưỡng thiết bị. Càng vào dịp lễ, Tết như dịp nghỉ lễ 2/9, Trạm càng tăng cường phối hợp với các đơn vị bạn đóng quân trên đảo như Hải quân, Biên phòng nhằm giữ gìn tốt an ninh trật tự đơn vị quản lý.

Đối với các anh, đảm bảo ánh sáng của hải đăng là nhiệm vụ hàng đầu. Mọi người ở đây đã xác định: "Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?". Do đó, khi người dân được nghỉ lễ 2/9 thì các anh càng tăng cường làm bù, bỏ qua nỗi nhớ nhà. Với các anh, ngày 2/9 trọn vẹn là không xảy ra sự cố, duy trì ngọn hải đăng không bao giờ tắt.

Công nhân nhà đèn đón tết Độc lập giữa biển trời của Tổ quốc
Biển đảo quê hương nhìn từ Trạm Hải đăng Nam Du. Ảnh: NVCC

Ăn Tết Độc lập với nhiều… rau xanh

Trên 21 đảo và điểm đảo Trường Sa hiện có 9 ngọn hải đăng (ở các đảo Đá Lát, An Bang, Đá Tây, Tiên Nữ, Song Tử Tây, Trường Sa Lớn, Sinh Tồn, Sơn Ca và Nam Yết). 9 ngọn hải đăng do các kỹ sư, cán bộ, nhân viên của Trạm Bảo đảm An toàn Hàng hải II (Công ty Bảo đảm An toàn Hàng hải Biển Đông và Hải đảo) đảm nhận công việc duy trì, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế.

Ngoài chức năng dẫn đường cho tàu thuyền qua lại khu đường hàng hải quốc tế, mỗi ngọn hải đăng còn là ngọn đèn đánh dấu tọa độ bãi cạn, khẳng định cột mốc chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Trong đêm tối, tàu thuyền nhìn ánh sáng của ngọn hải đăng mà biết đường đi lại. Tàu thuyền bị mất định vị, hỏng máy, trong đêm tối thấy ánh sáng của hải đăng là không lo lạc đường.

Để những ngọn hải đăng không bao giờ tắt, cán bộ, kỹ sư, nhân viên Trạm Bảo đảm An toàn Hàng hải II (Công ty Bảo đảm An toàn Hàng hải Biển Biển Đông và Hải Đảo) phải làm việc ngày đêm trong điều kiện khắc nghiệt.

Họ thường xuyên tiếp xúc với ắc quy, axít và thiết bị máy móc, những vật dẫn điện. Giữ cho ngọn hải đăng không bao giờ được tắt không khác nào mệnh lệnh chiến đấu.

Nhất là vào dịp nghỉ lễ 2/9, ngoài việc huấn luyện phương án sẵn sàng chiến đấu bảo vệ nhà đèn, những công nhân đèn biển còn phải lau chùi bảo quản, bảo dưỡng đèn để tránh nguy cơ gỉ sét, chập cháy.

Trong mọi điều kiện thời tiết, những công nhân nhà đèn vẫn quyết tâm leo lên tháp đèn thực hiện công tác bảo dưỡng, tuân thủ những kỉ luật an toàn lao động nghiêm ngặt nhất.

Công nhân nhà đèn đón tết Độc lập giữa biển trời của Tổ quốc
Anh Vũ Duy Minh - Trạm trưởng Trạm Hải đăng Trường Sa Lớn đang miệt mài với công việc lau chùi đèn. Ảnh: MAI QUÝ

“Mỗi ca trực bắt đầu từ 18 giờ chiều hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau. Gắn bó với Hải đăng Sơn Ca khiến tôi thêm yêu biển đảo. Hoàn thành tốt nhiệm vụ, giữ ngọn đèn thắp sáng khiến tôi như thấy hình hài Tổ quốc giữa biển khơi. Tôi cũng như nhiều công nhân khác đã coi ánh sáng của hải đăng như sự sống của mình. Nghỉ lễ 2/9 cũng vậy, chúng tôi dặn nhau càng phải thực hiện nghiêm quy trình làm việc, kiểm tra, bảo dưỡng, giữ gìn ánh sáng chủ quyền Quốc gia trên biển” – anh Phạm Văn Quý, công nhân Trạm Hải đăng Sơn Ca kể.

Năm nay, “bữa tiệc” đón Tết Độc lập (2/9) giữa trùng khơi của công nhân vận hành đèn biển đơn giản là có thêm nhiều rau xanh và tiếng đàn, lời ca về biển đảo. Ai cũng xác định, nghỉ lễ 2/9 là dịp mà những người bảo vệ an toàn hàng hải càng phải nâng cao công tác giữ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Quanh năm sống nơi biển cả sóng gió, ít ngày bình yên, họ phải tiết kiệm chi li từng gáo nước sinh hoạt, dự trữ lương thực, đánh bắt cá và trồng rau xanh để cải thiện bữa ăn hằng ngày. Rau xanh và các tiết mục văn nghệ tự biên, tự diễn là những "đặc sản" ở nhà đèn.

Công nhân nhà đèn đón tết Độc lập giữa biển trời của Tổ quốc
Anh Trịnh Văn Nguyên (sinh năm 1970, quê ở Hải Phòng) - Trạm trưởng Hải đăng Đá Lát (bên trái). Ảnh: HẢI AN

Theo anh Trịnh Văn Nguyên (sinh năm 1970, quê ở Hải Phòng) - Trạm trưởng Hải đăng Đá Lát, để cải thiện đời sống, công nhân tận dụng góc khuất ở tầng trên của trạm đèn để trồng rau. Dịp này, nhờ dày công chăm sóc mà Trạm thu hoạch được khá nhiều rau muống, rau cải, xà lách, … Có rau xanh tự trồng, thêm cá, tôm tự đánh bắt nữa là đủ ăn… Tết Độc lập.

Công nhân nhà đèn đón tết Độc lập giữa biển trời của Tổ quốc
Công nhân ở các trạm hải đăng rất cần rau xanh. Ảnh: HẢI AN

Dịp nghỉ lễ 2/9 năm nay, với vai trò Trạm trưởng, anh Nguyên tổ chức cho anh em một bữa tiệc ấm cúng. Bằng tài năng của mình, anh chiêu đãi anh em tiếng đàn và bài hát về biển đảo, quê hương mà anh yêu tha thiết. Đây không chỉ là "bữa tiệc" thông thường mà còn là dịp để nhân lên tình đoàn kết, gắn bó, tình yêu biển, đảo cho cán bộ, công nhân viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Công nhân nhà đèn đón tết Độc lập giữa biển trời của Tổ quốc
Anh Trịnh Văn Nguyên dùng cây đàn để giúp bản thân và công nhân nhà đèn quên đi nỗi nhớ nhà, nhất là vào dịp nghỉ lễ, Tết. Ảnh: NVCC

Theo đồng chí Dương Thế Nam - Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty Bảo đảm An toàn Hàng hải miền Nam, cán bộ, công nhân viên làm việc tại hơn 50 ngọn hải đăng (chia thành các khu vực Tây Nam Bộ, Nam Trung bộ, Quần đảo Trường Sa) luôn nhận được sự quan tâm của Tổng công ty và Công đoàn Công ty.

Điều kiện làm việc, sinh hoạt của người lao động được cải thiện nhiều so với trước. Ngọn hải đăng đã được thắp sáng bằng điện năng lượng mặt trời. Cán bộ, công nhân viên làm việc tại các ngọn hải đăng (như ở Quần đảo Trường Sa) được hưởng chế độ độc hại, chế độ đi biển.

Vào các dịp lễ, Tết, Công đoàn và chuyên môn luôn tổ chức các đoàn thăm hỏi, hỗ trợ. Dịp nghỉ lễ 2/9, Công đoàn Tổng công ty thăm hỏi, động viên người lao động ở một số trạm hải đăng ở gần đất liền và chỉ đạo các công đoàn cơ sở tích cực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

Tổng công ty đã tiến hành sửa chữa, nâng cấp công trình của một số hải đăng, xây thêm bể chứa nước ngọt, bổ sung hạng mục nhà vệ sinh; xây dựng phương án lắp cầu phao nổi để thuận tiện cho ca nô tiếp cận và phương án bảo đảm an toàn tính mạng cho các công nhân trạm đèn. Đồng thời động viên cán bộ, công nhân viên ở các trạm hải đăng yên tâm làm việc.

Nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Người lao động cần biết về những quyền lợi của mình Nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Người lao động cần biết về những quyền lợi của mình

Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, dự kiến người lao động được nghỉ tối đa 4 ngày từ ngày 1/9 đến hết ngày ...

Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo công tác khám chữa bệnh và phòng dịch dịp Quốc khánh 2/9 Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo công tác khám chữa bệnh và phòng dịch dịp Quốc khánh 2/9

Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế đảm bảo các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, thuốc, trang thiết ...

Có một Hà Nội đầy cảm xúc tự hào trong ngày Quốc khánh 2/9 Có một Hà Nội đầy cảm xúc tự hào trong ngày Quốc khánh 2/9

Sáng 2/9, tất cả các tuyến đường tại Thủ Đô Hà Nội không còn vẻ đông đúc như ngày thường. Thay vào đó là không ...

HÀ VY

Tin cùng chuyên mục

Toàn quân tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng

An toàn lao động

Toàn quân tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng

Công tác ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ trong quân đội mang đặc trưng riêng và thường xuyên được lãnh đạo, chỉ huy các cấp từ Bộ Quốc phòng đến cơ sở đặc biệt quan tâm.

Cách phòng ngừa tai nạn ngã cao trong xây dựng

An toàn lao động

Cách phòng ngừa tai nạn ngã cao trong xây dựng

Hầu hết các vụ tai nạn lao động (TNLĐ) nghiêm trọng xảy ra tại công trình đang thi công xây dựng do trượt ngã từ trên cao xuống (gọi tắt là ngã cao).

Từ vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Trách nhiệm của doanh nghiệp và cấp quản lý?

An toàn lao động

Từ vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Trách nhiệm của doanh nghiệp và cấp quản lý?

Từ các vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng như vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai, TS. Nguyễn Anh Thơ cho rằng, dù hệ thống pháp luật đã được ban hành tương đối đầy đủ, song ở đâu đó công tác an toàn vẫn chưa có chuyển biến tích cực

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Những nghi vấn về nguyên nhân khiến lò hơi phát nổ

An toàn lao động

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Những nghi vấn về nguyên nhân khiến lò hơi phát nổ

Theo chuyên gia về an toàn lao động, lò hơi phát nổ làm 6 công nhân tử vong tại chỗ, 5 công nhân bị thương ở Đồng Nai có thể do vượt quá áp lực.

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Lỗi kỹ thuật của lò hơi gây nổ

An toàn lao động

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Lỗi kỹ thuật của lò hơi gây nổ

Theo Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai, vụ nổ lò hơi làm 6 công nhân tử vong tại chỗ và 7 công nhân bị thương có nguyên nhân ban đầu là do lỗi kỹ thuật.

Đọc thêm

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Sức khoẻ các công nhân được cấp cứu ra sao?

An toàn lao động

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Sức khoẻ các công nhân được cấp cứu ra sao?

Có ít nhất 2/5 công nhân bị thương trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai đã được bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất chẩn đoán và chỉ định phẫu thuật sau khi hội chẩn do vết thương phức tạp.

“Chào giá” huấn luyện ATVSLĐ quá thấp sẽ không đảm bảo chất lượng

Nghiên cứu - Trao đổi

“Chào giá” huấn luyện ATVSLĐ quá thấp sẽ không đảm bảo chất lượng

Theo chuyên gia về an toàn lao động trong xây dựng, việc cạnh tranh về giá, “chào giá” huấn luyện ATVSLĐ xuống quá thấp dẫn đến không đảm bảo chất lượng, thời gian theo yêu cầu của pháp luật.

Vụ tai nạn lao động ở Yên Bái: Đừng để người lao động “tàn” đến “phế”

An toàn lao động

Vụ tai nạn lao động ở Yên Bái: Đừng để người lao động “tàn” đến “phế”

Theo TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ, đối với các trường hợp thương vong trong vụ tai nạn ở Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, cần có chính sách ổn định tâm lý, sinh kế và hỗ trợ để người lao động (NLĐ) không trở thành tàn phế.

Vai trò công đoàn trong xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc

An toàn lao động

Vai trò công đoàn trong xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc

Nhiều ý kiến đóng góp tại toạ đàm “Quản trị rủi do bằng văn hóa an toàn - tầm nhìn và mô hình hiệu quả ở Việt Nam ở Việt Nam lần thứ nhất năm 2024” đã nhấn mạnh vai trò của tổ chức Công đoàn.

Đảm bảo an toàn và sức khỏe lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Nghiên cứu - Trao đổi

Đảm bảo an toàn và sức khỏe lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là mối đe dọa hiện hữu đối với an toàn của người lao động trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nhân Ngày Thế giới về An toàn và Sức khỏe lao động (ngày 18/4) năm 2024, Giám đốc khu vực Châu Á và Thái Bình Dương của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), bà Chihoko Asada-Miyakawa giải thích về những gì cần thay đổi.

Vụ tai nạn lao động ở Yên Bái: Người vi phạm có thể đối mặt với khung hình phạt nào?

An toàn lao động

Vụ tai nạn lao động ở Yên Bái: Người vi phạm có thể đối mặt với khung hình phạt nào?

Căn cứ tài liệu, chứng cứ điều tra vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái ngày 22/4/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái đã ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về an toàn lao động”.

Cần làm rõ “lỗ hổng” về quy trình an toàn trong vụ 7 công nhân tử vong tại Yên Bái

Tin tức

Cần làm rõ “lỗ hổng” về quy trình an toàn trong vụ 7 công nhân tử vong tại Yên Bái

TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ cho rằng các đoàn điều tra cần điều tra làm rõ Công ty CP Xi măng và Khoáng sản có thực hiện đúng các quy trình an toàn hay không?

Yêu cầu doanh nghiệp phối hợp với công đoàn huấn luyện ATVSLĐ

An toàn lao động

Yêu cầu doanh nghiệp phối hợp với công đoàn huấn luyện ATVSLĐ

Sau vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong ở Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái đã yêu cầu các doanh nghiệp phối hợp với công đoàn tăng cường huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

Vụ 7 công nhân tử vong: Đau thương người ở lại

An toàn lao động

Vụ 7 công nhân tử vong: Đau thương người ở lại

Các công nhân tử vong trong vụ tại nạn lao động tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái đều có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn.

Vụ 7 công nhân tử vong ở Yên Bái: Dấu hỏi về huấn luyện và an toàn vận hành

An toàn lao động

Vụ 7 công nhân tử vong ở Yên Bái: Dấu hỏi về huấn luyện và an toàn vận hành

Từ chi tiết một công nhân bị thương lết vào trung tâm điều khiển và loay hoay mất 30 phút mới tắt được nguồn điện của máy nghiền đã khiến các chuyên gia đặt câu hỏi về công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và vận hành an toàn máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

7 công nhân tử vong tại Yên Bái: Do sự cố động cơ điện của máy nghiền

An toàn lao động

7 công nhân tử vong tại Yên Bái: Do sự cố động cơ điện của máy nghiền

Theo UBND tỉnh Yên Bái, nguyên nhân ban đầu khiến 7 công nhân tử vong, 3 công nhân bị thương trong vụ tai nạn lao động tại Công ty Xi măng và Khoáng sản Yên Bái là do sự cố động cơ điện của máy nghiền.

Những biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động do ngã cao

An toàn lao động

Những biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động do ngã cao

Mới đây, vụ tai nạn lao động thương tâm khiến 4 người thương vong tại một công trình ở quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về tai nạn lao động do ngã cao.

Trách nhiệm của chủ thể về kỹ thuật an toàn lao động khi thi công xây dựng

An toàn lao động

Trách nhiệm của chủ thể về kỹ thuật an toàn lao động khi thi công xây dựng

Kỹ thuật an toàn lao động là khâu quan trọng hàng đầu để giảm thiểu tai nạn lao động; có liên quan mật thiết đến các chủ thể tham gia quá trình thi công xây dựng.

Chết người do sập giàn giáo: Nguyên nhân và giải pháp

Hồ sơ an toàn lao động

Chết người do sập giàn giáo: Nguyên nhân và giải pháp

Theo phân tích của giới chuyên môn, tai nạn lao động chết người do sập giàn giáo gây ra có nguyên nhân chủ yếu là thiếu thiết kế biện pháp thi công không đảm bảo an toàn.

Công đoàn Lạng Sơn: Tăng cường truyền thông, nâng cao ý thức đảm bảo ATVSLĐ

Tin tức

Công đoàn Lạng Sơn: Tăng cường truyền thông, nâng cao ý thức đảm bảo ATVSLĐ

100% LĐLĐ các huyện, thành phố, công đoàn ngành trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức triển khai Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và các văn bản liên quan đến các công đoàn cơ sở (CĐCS) trực thuộc.

Vụ sập mái kính khiến 4 công nhân thương vong: Thiếu dây đeo an toàn

An toàn lao động

Vụ sập mái kính khiến 4 công nhân thương vong: Thiếu dây đeo an toàn

Liên quan đến vụ tai nạn lao động khiến 4 người thương vong tại một công trình thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; chuyên gia về an toàn, vệ sinh lao động cho biết mấu chốt nằm ở việc có đeo dây an toàn hay không.

Nhân viên y tế lại bị hành hung: Vấn nạn đáng báo động

An toàn lao động

Nhân viên y tế lại bị hành hung: Vấn nạn đáng báo động

Một nhân viên y tế của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An vừa bị hành hung bởi 4 đối tượng ngay trong ca trực. Điều đáng nói, đây không phải là vụ việc cá biệt.

Cán bộ công đoàn phải am hiểu để có tiếng nói trong điều tra tai nạn lao động

An toàn lao động

Cán bộ công đoàn phải am hiểu để có tiếng nói trong điều tra tai nạn lao động

Đây là một mục tiêu đặt ra trong Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp trong các cấp công đoàn mà Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam mới ban hành hướng dẫn.

Đẩy mạnh phong trào người Dầu khí làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động

Tin tức

Đẩy mạnh phong trào người Dầu khí làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động

Công đoàn Dầu khí Việt Nam vừa phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 với nhiều hoạt động của Công đoàn và người lao động tham gia bảo đảm an toàn tại nơi làm việc.

Vụ tai nạn lao động ở Bắc Ninh: Công nhân được báo giảm bảo hiểm từ 1/3/2024

Tin tức

Vụ tai nạn lao động ở Bắc Ninh: Công nhân được báo giảm bảo hiểm từ 1/3/2024

Nam công nhân trẻ tuổi bị tai nạn lao động trong vụ nghi do nổ bể ngầm chứa nước thải hiện đang được chăm sóc tích cực nhưng chưa được thông tuyến bảo hiểm do doanh nghiệp đã báo giảm từ 1/3/2024.