Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn từ việc “ngại” đi cầu bộ hành
Kinh tế - Xã hội - 26/06/2020 12:09 Nguyễn Thủy
Nhiều người từ chối đi và chọn cách băng thẳng qua bên kia đường trong khi không được phép. |
Liều mạng băng qua đường chỉ vì “tiện”
Từ nhiều năm nay, thành phố Hà Nội đã xây dựng hàng chục cầu vượt cho người đi bộ, cũng như hầm đường bộ tại những tuyến đường có mật độ giao thông cao, để đảm bảo an toàn cho người đi bộ khi sang đường. Tuy nhiên, hầu hết các công trình này đều vắng người đi lại, hoặc thậm chí không có người sử dụng, như: hầm đi bộ trên đường Phạm Hùng, đường Khuất Duy Tiến… dù đây là những tuyến đường lớn, thường xuyên có người đi bộ qua đường. Quan sát của phóng viên, cửa hầm đi bộ ở vị trí trước bến xe Mỹ Đình từ lâu trở thành địa điểm bán trà đá…
Sự vắng vẻ cũng là tình trạng chung tại các cầu bộ hành (cầu vượt đi bộ) trong thành phố. Cầu vượt đi bộ trên phố Giảng Võ (quận Ba Đình) dù được xây dựng hiện đại nhưng do thiếu đồng bộ với hạ tầng xung quanh nên ít người sử dụng. Cầu hiện đã xuống cấp và hoen gỉ khiến người dân càng thêm e ngại.
Hay tại cầu vượt đi bộ trên đường Nguyễn Trãi, khu vực trước cổng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, dù mỗi buổi sáng/chiều có hàng trăm sinh viên lên xuống xe buýt hai bên đường, nhưng không nhiều người lựa chọn việc đi lên cầu vượt. Theo nhiều sinh viên, điểm chờ xe buýt cách xa so với đường dẫn lên cầu vượt đi bộ, cộng với việc lối lên xuống có nhiều rác thải, mất vệ sinh, nên họ thường “né” cây cầu này. Có chăng, đó chỉ là “phương án dự phòng” trong trường hợp họ không thể băng cắt qua đường vào giờ cao điểm.
Qua khảo sát, tìm hiểu của phóng viên, nhiều người chọn cách băng qua đường thay vì đi lên cầu vượt nhằm mục đích rút ngắn quãng đường, tiết kiệm thời gian. Anh Nguyễn Công Đức, sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ: “Thông thường, mọi người sẽ đi trực tiếp sang đường luôn, không bao giờ đi lên cầu. Chủ yếu là do thói quen, hơn nữa vị trí đặt cầu này không được tiện cho lắm, cách khoảng vài cây số mới có một cái. Tôi trọ ở gần trường nên thường đi bộ xuống lòng đường để đến trường chứ không đi lên cầu. Đi lên cầu mình thấy bất tiện và lâu lắm. Đi thẳng cho nó nhanh”.
Tại nhà chờ Thành Công(đường Láng Hạ), đa phần nhiều người đều lao từ vỉa hè, băng qua đường, sau đó vội vã leo lên lan can để vào bến xe buýt BRT giữa khu vực dải phân cách. |
Đi bộ dưới lòng đường là vi phạm luật giao thông đường bộ và có thể dẫn tới tai nạn, nhưng với lý do đi nhanh, tiết kiệm thời gian hơn so với việc đi lên cầu, nên người tham gia giao thông vẫn phớt lờ quy định và cảnh báo.
Anh Nguyễn Đức Hùng (33 tuổi, Cầu Giấy) chia sẻ: “Tôi sợ nhất là đi qua mấy đoạn có các trường đại học, sinh viên cứ lao thẳng qua đường mà không nhìn trước sau. Có lần tôi đang đi thì bỗng xuất hiện một nhóm các bạn sinh viên dàn hàng ngang qua đường ngay trước mũi xe. Tôi vẫn nghe nói các trường có chương trình giáo dục Luật Giao thông, nhưng không hiểu sao tình trạng này vẫn diễn ra?”.
Cần xử lý nghiêm các vi phạm
Có thể thấy, thói quen và sự tùy tiện của người đi bộ tham gia giao thông là rất phổ biến ở nước ta, không riêng gì các thành phố lớn. Việc thay đổi nhận thức của người dân về việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật có lẽ vẫn cần thời gian; nhưng các cơ quan chức năng cũng không thể không kiên quyết, dễ dẫn đến tình trạng “nhờn luật”. Điều đáng nói, là người đi bộ bất chấp dòng xe, cứ “tiện” là băng qua đường, không chỉ khiến giao thông hỗn loạn, gây nguy hiểm cho chính họ, mà còn khiến các phương tiện lưu thông gặp nguy hiểm theo. Trên thực tế, đã có nhiều vụ tai nạn giao thông liên quan đến việc người đi bộ băng qua đường, thiếu quan sát.
Đã có quy định xử phạt người đi bộ vi phạm Luật Giao thông đường bộ, tuy nhiên việc xử phạt không phải điều dễ dàng.
Anh Nguyễn Đức Toàn (30 tuổi, ở Nguyễn Trãi, HN) cho hay: “Việc xử phạt vi phạm của những người đi bộ khá bất cập, vì nếu phạt thì chắc nhiều lắm. Đây là do ý thức tham gia giao thông quá kém của một bộ phận người dân. Nhiều người vẫn có thói quen chọn đoạn đường ngắn nhất, vị trí thuận lợi nhất để đi, dù gần đó có cầu vượt, hầm bộ hành. Nhà nước xây hầm, cầu tốn hàng chục tỷ nhưng chẳng mấy ai sử dụng”.
Tại Điều 32, Luật Giao thông đường bộ có quy định như sau: Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
Còn tại Điều 9, Nghị định 46/2016/NĐ-CP về hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định về xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 - 60.000 đồng khi không đi đúng phần đường quy định, không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường; phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc, dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn; trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường…
Mặc dù đã có quy định nhưng việc người dân có nghiêm túc chấp hành hay không lại còn phụ thuộc vào ý thức của mỗi người. Và phải chăng, hình phạt cho người đi bộ vi phạm luật là chưa đủ sức răn đe, nên ngày càng có nhiều người bất chấp tính mạng để “tiết kiệm” đôi ba phút cuộc đời?
Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần tăng mức xử phạt và tăng cường việc xử lý vi phạm, nhằm hạn chế tình trạng băng cắt qua đường gây mất an toàn giao thông.
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 26/6 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 26/6, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã vượt 9,69 triệu người với gần 491 ... |
Nắng nóng kéo dài, coi chừng sốc nhiệt! Không phải công nhân lao động nào cũng dám "nghiến răng" đầu tư máy điều hòa nhiệt độ để chống chọi với nắng nóng. Vì ... |
Trung tâm Văn hoá - Thể thao huyện Gia Lộc không phối hợp với phía điện lực Việc không phối hợp với ngành điện để tiến hành cắt điện khi người lao động thi công căng treo pano dưới đường dây dẫn ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 26/12/2024 16:42
Techfest VinhPhuc 2024: Sân chơi khởi nghiệp với 80 gian hàng đa lĩnh vực
Sự kiện “Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ hai, năm 2024” (Techfest VinhPhuc 2024) diễn ra từ ngày 20 - 21/12, với sự tham gia của 80 gian hàng trưng bày sản phẩm từ các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân thuộc nhiều lĩnh vực như công nghệ, nông nghiệp, công nghiệp, y tế, giáo dục và sản phẩm OCOP.
Kinh tế - Xã hội - 26/12/2024 16:17
Cách Masan thúc đẩy phát triển bền vững xuyên suốt hoạt động doanh nghiệp
Là doanh nghiệp dẫn đầu Khối Doanh nghiệp Niêm yết, được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu Việt Nam 2024 do Nhịp cầu Đầu tư tổ chức, Masan Group đạt cả 3 hạng mục tiêu biểu ứng với 3 trụ cột ESG.
Kinh tế - Xã hội - 26/12/2024 14:59
Vĩnh Phúc nằm trong top 10 địa phương hấp dẫn doanh nghiệp lớn
Năm 2024, tỉnh Vĩnh Phúc không chỉ vượt kế hoạch thu hút vốn FDI mà còn lọt vào top 10 địa phương hấp dẫn doanh nghiệp lớn. Thành tựu này tạo động lực mạnh mẽ để tỉnh tiếp tục cải thiện năng lực cạnh tranh, thu hút các nhà đầu tư có công nghệ cao và tiềm lực tài chính mạnh, thúc đẩy sự phát triển bền vững và sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới.
Kinh tế - Xã hội - 26/12/2024 14:29
Vĩnh Phúc đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
Việt Nam SuperPort TM và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển các nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) xuất khẩu sang thị trường Châu Á. Quan hệ đối tác chiến lược này sẽ thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong khu vực, giúp SME dễ dàng tiếp cận thị trường quốc tế.
Kinh tế - Xã hội - 25/12/2024 17:09
XE CỦA NĂM 2025 chính thức mở cổng bình chọn
Chương trình XE CỦA NĂM 2025 chính thức mở cổng bình chọn cho cộng đồng trên trang www.xecuanam.vn từ 15h chiều ngày 25/12/2024 đến 23h59 ngày 3/1/2025 với các phần thưởng giá trị.
Kinh tế - Xã hội - 25/12/2024 17:00
Những khách hàng đầu tiên nói gì về Omoda C5?
Trong tháng 12/2024, Omoda & Jaecoo Việt Nam đã bắt đầu hành trình mang đến những chiếc xe Omoda C5 đầu tiên cho khách hàng ngay tại sự kiện khai trương nhà phân phối mới. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của khách hàng về mẫu xe này.
- Nhiệm vụ cấp bách của Công đoàn trong thực hiện tinh gọn bộ máy
- Techfest VinhPhuc 2024: Sân chơi khởi nghiệp với 80 gian hàng đa lĩnh vực
- Cách Masan thúc đẩy phát triển bền vững xuyên suốt hoạt động doanh nghiệp
- Đón xem lễ trao giải "Vòng tay Công đoàn" và sáng tạo phòng, chống ma túy
- Cô giáo khuyết tật, lấy tri thức làm… “đôi chân”