Tân Hiệp Phát: Từ “đế chế” giải khát tỷ đô đến cú “sẩy chân” vì bất động sản
Kinh tế - Xã hội - 11/04/2023 16:31 Hoàng Hà
Ảnh minh họa |
Thành lập từ năm 1994, đến nay Tân Hiệp Phát đã trở thành một trong những tập đoàn lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực nước giải khát, đồ uống không cồn.
Tập đoàn này hiện sở hữu 4 nhà máy sản xuất tại Bình Dương, Hà Nam, Chu Lai (Quảng Nam) và Hậu Giang, cùng các pháp nhân thành viên như Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Tân Hiệp Phát, Công ty TNHH Number One Hà Nam, Công ty TNHH Number One Chu Lai, trong đó Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Tân Hiệp Phát là doanh nghiệp “hạt nhân”.
Tính đến ngày 9/9/2022, Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Tân Hiệp Phát có vốn điều lệ 1.706 tỷ đồng với các cổ đông gồm bà Phạm Thị Nụ nắm 54,5%, bà Trần Uyên Phương nắm 29,4%, bà Trần Ngọc Bích nắm 16,1%.
Tuy nhiên, cập nhật đến ngày 22/9/2022, vốn điều lệ đăng ký của Tân Hiệp Phát giảm còn 276 tỷ đồng, và tỷ lệ sở hữu của các thành viên gia đình ông Thanh không thay đổi.
Ông Trần Quí Thanh và hai con gái Trần Uyên Phương (trái), Trần Ngọc Bích (phải) |
Quy mô doanh nghiệp trị giá hàng tỷ USD
Dù có nhiều thông tin cho rằng quy mô của Tân Hiệp Phát có thể lên tới hàng tỷ USD nhưng sau 30 năm thành lập, Tân Hiệp Phát vẫn chưa niêm yết trên sàn chứng khoán nên thông tin về tài chính của doanh nghiệp này vẫn tương đối hạn chế.
Tuy nhiên, vào năm 2018, trong quyển sách “Competing with giants” bà Trần Uyên Phương - con gái ông Trần Quí Thanh, nhà sáng lập kiêm CEO Tập đoàn Tân Hiệp Phát – từng tiết lộ chi tiết, năm 2012, Coca-Cola đã đưa ra lời đề nghị mua lại Tân Hiệp Phát với giá 2,5 tỷ USD.
7 năm sau khi từ chối lời đề nghị của Coca-Cola, Tân Hiệp Phát lại một lần nữa gây xôn xao khi CEO Trần Quí Thanh chia sẻ trên Bloomberg rằng Tân Hiệp Phát đang tìm kiếm một đối tác chiến lược và mạnh về vốn, có thể đầu tư 3 tỷ USD để biến doanh nghiệp trở thành một Red Bull tiếp theo của Đông Nam Á.
Khi đó, ông Thanh cho biết, Tân Hiệp Phát không cần tiền, mà cần một chuyên gia trong ngành để phát triển cùng nhau. Nhà sáng lập Tân Hiệp Phát kỳ vọng sẽ tăng doanh thu gấp đôi, lên 1 tỷ USD trong vòng 5 năm và giá trị của doanh nghiệp có thể đạt 5 tỷ USD.
Được biết, hiện doanh nghiệp này đang có các khoản đầu tư lên tới 500 triệu USD cho ba nhà máy tại Hà Nam, Quảng Nam và Bình Dương và dự kiến đầu tư thêm 500 triệu USD nữa cho giai đoạn tiếp, hay đầu tư 4.000 tỷ đồng cho 3 giai đoạn của nhà máy ở Hậu Giang…
Về kết quả kinh doanh, theo số liệu gần nhất, năm 2019, riêng doanh nghiệp vận hành nhà máy tại Bình Dương của Tân Hiệp Phát ghi nhận doanh thu đạt 5.850 tỷ đồng, lãi sau thuế ở mức 1.554 tỷ đồng. Trong khi, nhà máy Number One Hà Nam trong năm 2019 ghi nhận doanh thu lên gần 2.000 tỷ đồng, lãi thuần đạt hơn 784 tỷ đồng. Nhà máy Number One Chu Lai cũng ghi nhận doanh thu 1.393 tỷ đồng và lợi nhuận thuần khoảng 489 tỷ đồng trong năm 2019.
Sẩy chân vì bất động sản
Đáng chú ý, những năm qua, mảng đồ uống đã tạo ra hàng nghìn tỷ đồng lợi nhuận mỗi năm cho Tân Hiệp Phát trong suốt một thời gian dài. Lợi nhuận này chủ yếu phân phối lại cho các thành viên trong gia đình ông Trần Quí Thanh và qua những khoản đầu tư của các thành viên trong gia đình.
Thế nhưng giữa lúc đang “ăn nên làm ra” từ mảng kinh doanh cốt lõi, tập đoàn này lại quyết định lấn sân sang lĩnh vực bất động sản thông qua việc thành lập hàng loạt công ty với tổng vốn điều lệ lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.
Theo đó, giai đoạn 2017-2021, Tân Hiệp Phát cho thành lập gần 40 công ty có ngành nghề kinh doanh bất động sản. Phần lớn các công ty này do bà Trần Uyên Phương đứng tên đại diện pháp luật, làm cổ đông sáng lập.
Bên cạnh đó, có một số công ty do ông Trần Quí Thanh, hoặc vợ là bà Phạm Thị Nụ, con gái là bà Trần Ngọc Bích làm đại diện pháp luật hoặc có tên trong danh sách cổ đông sáng lập.
Ngoài ra, cũng có gần chục công ty liên quan mới được thành lập trong giai đoạn 2018-2021 có tên trong danh sách góp vốn thành lập các công ty do bà Phương, ông Thanh trực tiếp làm đại diện pháp luật.
Đáng chú ý, chỉ trong khoảng thời gian ngắn từ 18-24/4/2019, Tân Hiệp Phát thành lập tới 10 công ty với cùng vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng và cùng cơ cấu sở hữu: bà Trần Uyên Phương nắm giữ 99,9%, bà Trần Ngọc Bích nắm giữ 0,05% và bà Phạm Thị Nụ nắm giữ 0,05%. Đến tháng 5/2019, Tân Hiệp Phát tiếp tục thành lập CTCP Đầu tư và Phát triển bất động sản Lộc Điền với vốn điều lệ 3.830 tỷ đồng.
Như vậy, chỉ trong chưa đầy 1 tháng, Tân Hiệp Phát đã thành lập tới 11 công ty có ngành nghề kinh doanh chính là bất động sản với tổng vốn điều lệ đăng ký lên đến 18.830 tỷ đồng. Tuy nhiên, đa số những công ty trên hiện đã phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể.
Ngoài những công ty có vốn “khủng” trên, từ đầu năm 2018 đến năm 2019, gia đình ông Trần Quí Thanh còn thành lập cả chục công ty bất động sản khác, trong đó nổi bật là Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đầu tư Quang Vinh có vốn 1.200 tỷ đồng, CTCP Đầu tư Bất động sản Century Bay Đà Nẵng có vốn 772 tỷ đồng.
Sau khi chững lại trong năm 2020, sang năm 2021-2022, Tân Hiệp Phát lại tiếp tục thành lập thêm khoảng chục doanh nghiệp bất động sản mới với vốn điều lệ mỗi doanh nghiệp khoảng vài trăm tỷ đồng. Các doanh nghiệp này đều do các thành viên trong gia đình ông Thanh nắm vốn và làm đại diện pháp luật, trong đó phần lớn là do bà Trần Uyên Phương đứng tên.
Trong số các doanh nghiệp do bà Trần Uyên Phương là người đại diện pháp luật có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản |
Việc liên tiếp thành lập hàng chục doanh nghiệp mới là một phần trong kế hoạch hiện thực hóa tham vọng “nhảy” sang lĩnh vực bất động sản của ông Trần Quí Thanh. Tuy nhiên, cũng chính lĩnh vực này đã khiến ông Trần Quí Thanh và con gái sa cơ, rơi vào vòng lao lý.
Ngày 8/4/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các quyết định khởi tố bị can đối với ông Trần Quí Thanh và hai con gái là Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích. Ngày 10/4/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an thi hành lệnh bắt tạm giam đối với ông Trần Quí Thanh, bà Trần Uyên Phương.
Theo Bộ Công an, việc khởi tố, bắt tạm giam ông Trần Quí Thanh, bà Trần Uyên Phương và khởi tố bà Trần Bích Ngọc nằm trong diễn tiến giải quyết đơn của một số người dân ở TP.HCM, Đồng Nai tố ông Trần Quí Thanh cùng các con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích và một số cá nhân khác đã thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, “Trốn thuế”, “Cưỡng đoạt tài sản” là các dự án, bất động sản có giá trị đặc biệt lớn tại tỉnh Đồng Nai và TP.HCM từ tháng 11/2020.
Quá trình điều tra, đến nay cơ quan điều tra đã có đủ căn cứ xác định hành vi của ông Trần Quí Thanh cùng các con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích đủ yếu tố cấu thành tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, quy định tại khoản 4 Điều 175 Bộ luật Hình sự.
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 13/11/2024 18:24
Ability Electronics Technology Vietnam khánh thành nhà máy tại KCN Bá Thiện, Vĩnh Phúc
Công ty TNHH Ability Electronics Technology Vietnam vừa tổ chức lễ khánh thành nhà máy tại Khu công nghiệp Bá Thiện – Phân khu I, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Nhà máy mới này sẽ chuyên sản xuất các sản phẩm thiết bị quang học, thiết bị truyền thông, và linh kiện điện tử, đóng góp mạnh mẽ vào ngành công nghiệp công nghệ cao của địa phương.
Kinh tế - Xã hội - 13/11/2024 17:49
Xe VinFast bán chạy nhất thị trường trong tháng 10/2024
VinFast vừa công bố đã vượt qua các đối thủ truyền thống như Toyota Việt Nam và Hyundai Thành Công để trở thành nhà sản xuất ô tô bán chạy nhất tháng 10/2024.
Kinh tế - Xã hội - 13/11/2024 10:23
Chân dung nhà vô địch Hạng SUV Nâng cao PVOIL VOC 2024
Sau 5 năm chờ đợi, tay đua Phan Ngọc Mỹ cùng Vulcan4x4-PNF lại nâng cao cúp vô địch Hạng SUV Nâng cao tại PVOIL VOC 2024.
Kinh tế - Xã hội - 13/11/2024 07:53
Độ nóng bất ngờ của căn 3 ngủ tại Hanoi Melody Residences
Bên cạnh những giá trị sống được tận hưởng ngay bên trong căn hộ, dự án Hanoi Melody Residences cũng mang đến cho cư dân nhiều trải nghiệm mới lạ và khác biệt thông qua hệ thống gần 20 tiện ích nội khu.
Kinh tế - Xã hội - 12/11/2024 15:45
Dobinsons đồng hành cùng PVOIL VOC 2024
Dobinsons đã đồng hành cùng TTC DOBINSONS - WOLVER, với cặp tay đua Đình Hiếu – Cao Anh Tú trong hành trình bảo vệ thành công ngôi vô địch Hạng Cơ bản PVOIL VOC 2024.
Kinh tế - Xã hội - 12/11/2024 08:28
[PVOIL VOC 2024] Chân dung Nhà vô địch Hạng Cơ bản - Đội đua 132
Đội đua 132 - TTC Dobinsons - Wolver với hai tay đua Nguyễn Đình Hiếu (Giống) và Cao Anh Tú (Chã) tiếp tục khẳng định vị thế khi lần thứ hai liên tiếp vô địch Hạng Cơ bản.
- Công đoàn Trường THCS Hoàng Hoa Thám: Hết mình vì một tập thể gắn kết, yêu thương
- Đồng chí Ngọ Duy Hiểu: "Công nhân đang “khát” về văn hóa trong khi nhà văn hóa để không..."
- Người bảo vệ lạc quan, lan tỏa lối sống tích cực cho mọi người
- Tiền lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội năm 2025 có tăng không?
- Dấu ấn của Đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam tại Hội giảng Nhà giáo 2024: Nỗ lực vì giáo dục nghề nghiệp