PGS. TS Phạm Thanh Bình: Người lao động ngành Y tế còn nhiều trăn trở, kiến nghị...
Hoạt động Công đoàn - 15/06/2022 17:31 NGỌC TIẾN
|
PV: Trong Tháng Công nhân vừa qua, Công đoàn Y tế Việt Nam đã tập hợp được những ý kiến của CBCNVC ngành Y, xin đồng chí cho biết những ý kiến đó là gì và hướng giải quyết ra sao?
Đồng chí Phạm Thanh Bình: Trong Tháng Công nhân vừa qua, Công đoàn Y tế Việt Nam đã tập hợp và tổng hợp thành 5 kiến nghị lớn gồm: Về chính sách thâm niên nghề; Phụ cấp ưu đãi nghề; Chính sách lương khởi điểm; Chính sách thu hút nguồn nhân lực; Chính sách giá viện phí. Bên cạnh việc gửi những kiến nghị này tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, chúng tôi cũng đã gửi tới Tổng Liên đoàn, Ban cán sự Đảng bộ Bộ Y tế. Những kiến nghị này thực ra không còn là những kiến nghị mới, bởi chúng tôi đã kiến nghị những vấn đề này từ rất lâu. Rất mong trong giai đoạn tới, Đảng, Nhà nước, Chính phủ sẽ quan tâm, lắng nghe và sẻ chia hơn.
PV: Xin đồng chí cho biết cụ thể hơn nội dung những kiến nghị của đông đảo CBCNVC ngành Y thời gian qua?
Đồng chí Phạm Thanh Bình: Đây là những vấn đề được đông đảo CBCNVC ngành Y băn khoăn. Cùng là hai người thầy trong xã hội, ngành y tế là nghề đặc thù với nhiều độc hại, rủi ro, nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp nhiều hơn nhưng ngành Y không được hưởng chế độ thâm niên nghề như ngành Giáo dục. Về chế độ phụ cấp ưu đãi nghề theo Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ thì cán bộ y tế chỉ được hưởng 70% chế độ phụ cấp ưu đãi nghề, trong đó, nhiều cán bộ cùng làm trong môi trường độc hại nhưng không được hưởng, nhất là cán bộ y tế tuyến cơ sở. Đoàn viên Công đoàn ngành Y đề nghị Đảng, Chính phủ quan tâm nâng phụ cấp ưu đãi nghề lên 100% và mở rộng một số đối tượng người lao động (NLĐ) trong cùng môi trường độc hại được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề.
Thêm vào đó, chính sách lương khởi điểm hiện nay đối với bác sĩ cũng chưa hợp lý. Khi thời gian để đào tạo ra một bác sĩ mất 6 năm nhưng lương khởi điểm vẫn được tính là 2,34 bằng với cử nhân đại học đào tạo 4 năm. Đề nghị các cấp lãnh đạo Đảng, Chính phủ quan tâm tới chính sách tiền lương khởi điểm của bác sĩ được áp dụng mức lương khởi điểm bậc 2 là 2,67.
Cuối cùng, giá viện phí mới được tính 4/7 yếu tố đối với các dịch vụ y tế, trong khi các bệnh viện phải tiến tới thực hiện cơ chế tự chủ hoàn toàn dẫn tới tình trạng khó khăn trong việc chăm lo lương và thu nhập của cán bộ y tế. Rất mong Đảng, Nhà nước, Chính phủ, ban ngành liên quan quan tâm, có những chính sách giá viện phí tính đúng, tính đủ.
Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam Phạm Thanh Bình dự lễ đổi quân và động viên chia tay cán bộ y tế Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên chi viện cho các tỉnh phía Nam. Nguồn: Báo Nhân dân |
Từ những bất cập về chính sách nói trên, đời sống một số lượng không nhỏ những y, bác sĩ có trình độ cao, được đào tạo bài bản đã chuyển sang khu vực bệnh viện tư với mức thu nhập ổn định hơn. Điều này cũng ảnh hưởng không hề nhỏ tới người dân và hệ thống bệnh viện công. Khi người dân sẽ phải trả những khoản phí cao hơn khi muốn dịch vụ tốt hơn thì phải đi khám tư, người có Bảo hiểm y tế không được hưởng dịch vụ y tế chất lượng cao vì hệ thống bệnh viện công sẽ dần mất đi nguồn nhân lực chất lượng cao.
Lực lượng cán bộ đoàn viên ngành Y tế hiện nay khoảng 500.000 người. Số lượng này hiện đang phải chăm lo sức khỏe y tế cho gần 100 triệu dân. Vì vậy, với tâm lý lo lắng, băn khoăn trong ranh giới làm thế nào là đúng/sai so với các quy định pháp luật, "sợ đấu thầu" làm cho các bệnh viện còn thiếu thuốc và trang thiết bị, làm cho chất lượng dịch vụ y tế càng giảm, người dân là người phải gánh chịu thiệt hại nhất.
Chính vì vậy, giai đoạn khó khăn này, cán bộ đoàn viên toàn ngành Y tế rất cần sự động viên kịp thời của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền để cán bộ toàn ngành yên tâm công tác. Chúng tôi cũng mong cơ quan báo chí, người dân đồng cảm, chia sẻ, công minh thấu hiểu những khó khăn, vất vả của những người lao động ngành Y tế không liên quan đến các vụ việc thời gian qua để đưa nhiều các gương sáng ngành Y, động viên cán bộ y tế tiếp tục yêu nghề mình đã chọn. Cán bộ y tế yên tâm công tác mới chăm sóc được Nhân dân, Người dân có được sức khỏe thì đó chính là nguồn lực để phát triển xã hội.
Các y, bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh thực hiện ca sinh mổ đặc biệt cho sản phụ đang trong thời gian cách ly tại bệnh viện. Ảnh: Tạp chí Lao động và Công đoàn |
PV: Sau những bất ổn gần đây liên quan tới người đứng đầu ngành Y, xin đồng chí cho biết tâm tư, tình cảm cũng như phương hướng hoạt động tới đây của Công đoàn Y tế?
Đồng chí Phạm Thanh Bình: Vụ việc gần đây liên quan tới người đứng đầu ngành Y là sự việc đau xót, nhưng cũng là bài học lớn để mỗi cán bộ y tế cần tự soi, tự sửa để không mắc sai lầm đáng tiếc. Chưa bao giờ ngành Y tế trải qua giai đoạn khó khăn như hiện nay. Từ tư tưởng, tâm lý tới áp lực của công việc.
Không thể kể hết được những đóng góp, hy sinh của những người thầy thuốc trong công tác phòng, chống dịch bệnh thời gian qua. Hình ảnh của những chiến sĩ áo trắng chân chính không quản ngày hay đêm túc trực để chăm sóc và phòng, chống dịch sẽ luôn là những hình ảnh còn đọng lại mãi trong trái tim của Nhân dân. Sự quan tâm, động viên từ các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở Trung ương cho tới địa phương lúc này là vô cùng cần thiết để vực lại tinh thần, lấy lại niềm tin cho CBCNVC ngành Y - những người thầy thuốc chân chính, những người đã và đang âm thầm cống hiến, đóng góp cho công cuộc chăm sóc sức khỏe Nhân dân.
Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tổ chức những hoạt động thiết thực nhằm nối tiếp truyền thống 65 năm của Công đoàn ngành Y: Tổ chức những sự kiện nhằm tôn vinh những tấm gương tốt của cán bộ công đoàn trong toàn ngành; tổ chức hội thao để nâng cao sức khỏe và tinh thần của CBCNVC. Xây dựng những thước phim nhằm tôn vinh quá trình đóng góp, cống hiến của nhiều lớp CBCNVC ngành Y. Vừa là khẳng định vai trò vị thế của Công đoàn Y tế Việt Nam, vừa tôn vinh những thành quả của Công đoàn cơ sở. Hoàn thành chỉ tiêu đóng góp cho Chương trình 1 triệu sáng kiến do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức.
Chuẩn bị cho Ngày Gia đình Việt Nam tới đây, chúng tôi cũng đang chuẩn bị cho vòng chung kết Hội thi Phụ nữ ngành Y duyên dáng, chuyên nghiệp, tận tâm. Những người không chỉ là chiến sĩ trong công tác phòng, chống dịch mà còn là người phụ nữ đảm đang trong gia đình. Tổ chức nâng cao nghiệp vụ, tập huấn, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đoàn viên, tài chính…
Những thí sinh vào vòng chung kết Hội thi “Phụ nữ ngành Y duyên dáng, chuyên nghiệp, tận tâm” lần thứ nhất. Ảnh: NAM TRÂN |
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ hợp tác với Cục Vệ sinh An toàn lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để xây dựng sổ tay về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) để CBCNVC nắm được kiến thức bảo vệ sức khỏe. CBCNVC ngành Y sẽ là những tuyên truyền viên tốt nhất cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. Bảo vệ ATVSLĐ cho cán bộ trong những cơ sở y tế tránh được những tác động về vi sinh, vật lý, phóng xạ, bệnh truyền nhiễm, chính là bảo vệ cho mọi người và cho cộng đồng. Đây sẽ là cuốn sách “gối đầu giường” của tất cả nhân viên y tế.
PV: Xin cảm ơn đồng chí. Kính chúc đồng chí dồi dào sức khỏe, cùng lực lượng đoàn viên Công đoàn ngành Y tế cả nước ngày càng ổn định, phát triển để thực hiện ngày càng tốt hơn sứ mệnh cao cả bảo vệ chăm sóc sức khỏe của Nhân dân.
Công đoàn Y tế Việt Nam và nỗi niềm của lực lượng y, bác sĩ Là tổ chức đại diện chăm lo, quan tâm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động (NLĐ), Công đoàn Y ... |
Công đoàn Y tế Việt Nam: Khẳng định vai trò của công đoàn trong "cuộc chiến" chống dịch “Thời gian qua, có thể nói Công đoàn ngành Y tế là công đoàn gặp nhiều khó khăn nhất trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. ... |
Các cấp Công đoàn Y tế: Hậu phương vững chắc cho đoàn viên tuyến đầu chống dịch Hội nghị Tổng kết hoạt động Công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động ngành Y tế năm 2021 do Công đoàn ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 08:44
Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
Căn bệnh trầm cảm sau sinh đã biến tôi từ con người năng động, lạc quan trở thành người sống khép kín, đầy sợ hãi. Tình thương ấm áp, bao dung như người mẹ của cô Huỳnh Lan Phương, nguyên Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phan Văn Trị (phường 07, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) đã giúp tôi có một sự sống mới.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 13:42
Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
Cô giáo Vũ Thị Tú - Trường Mầm non Kiều Mai (phường Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một giáo viên yêu nghề, một công đoàn viên đầy nghị lực. Cô đã vượt qua căn bệnh hiểm nghèo, vẫn hằng ngày vừa công tác, chăm lo cuộc sống gia đình và tiếp tục chống chọi với bệnh tật. Song hành với những tháng ngày đầy gian nan đó, công đoàn trường luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ cô.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 06:38
Nghĩa tình keo sơn ở Công đoàn Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội
Anh Trịnh Xuân Dũng - công nhân bán lẻ xăng dầu tại Petrolimex - Cửa hàng 83 - Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội (Công ty Xăng dầu khu vực I - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) là một tấm gương yêu ngành, yêu nghề và nghị lực vượt lên số phận. Mỗi khi nghĩ về người đồng nghiệp này, trong tôi lại trào lên một cảm xúc khó tả.
Hoạt động Công đoàn - 20/11/2024 08:30
Cô giáo Trần Thị Bích Hồng - dấu ấn yêu thương của Trường THCS Phan Chu Trinh
Cô Trần Thị Bích Hồng - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Phan Chu Trinh (thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) dù mới đảm nhận vị trí Chủ tịch Công đoàn trường chưa lâu nhưng cô đã gieo những hạt mầm yêu thương, vun đắp nên một “vườn hoa Phan Chu Trinh” đoàn kết, tươi đẹp trong lòng mỗi thành viên. Dường như với cô, mỗi ngày trôi qua đều là cơ hội để lan tỏa sự ấm áp, sẻ chia và gắn kết mọi người.
Hoạt động Công đoàn - 19/11/2024 15:00
Tổng phụ trách Đội chăm lo cho học trò như con mình
Thầy Trần Nguyễn Hữu Phong Dinh, giáo viên Trường Tiểu học Cam Hiệp Nam (Cam Lâm, Khánh Hòa) là giáo viên kiêm Tổng phụ trách Đội. Bằng những phương pháp sư phạm mới, tiến bộ, thầy là người lái đò âm thầm, tâm huyết đưa bao thế hệ học sinh đến bến bờ vinh quanh, hạnh phúc.
Hoạt động Công đoàn - 19/11/2024 10:06
Chủ tịch Công đoàn giỏi nghề và tâm huyết với người lao động
Anh Nguyễn Văn Nam, Tổ trưởng Tổ Gò, Nhà máy Z151 (Tổng cục Kỹ thuật) là người đam mê và sáng tạo trong công việc. Ngoài ra, anh là Chủ tịch Công đoàn bộ phận năng nổ, luôn lắng nghe và chia sẻ cùng người lao động.
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?