"Ở Việt Nam gọi là gió Lào thì ở Lào gọi là gió gì?"

Gió phơn Tây Nam thổi sang nước ta từ phía Lào gọi là gió Lào. Cái tên gió có thể thú vị nhưng công nhân, người lao động thì rất cực khổ với loại gió này.
o viet nam goi la gio lao thi o lao goi la gio gi
Với đặc điểm nóng, khô, gió Lào không những gây khó khăn cho sản xuất, đời sống mà còn rất dễ gây cháy rừng. Trong ảnh: Vụ cháy rừng mới đây tại xã Sơn Trà, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh của nongnghiep.vn

Văn hào Nga Maxim Gorky kể rằng, khi đọc dòng đầu truyện “Hoàng đế và chim họa mi” của nhà văn người Đan Mạch Han Christian Andersen như sau: “Ở Trung Quốc, tất cả mọi người dân đều là người Trung Quốc và ngay chính hoàng đế của họ cũng là người Trung Quốc”, ông đã vô cùng sửng sốt. Một điều hiển nhiên, bỗng được viết ra một cách ngộ nghĩnh với cái nhìn trẻ thơ đã mang đến sự thú vị và gợi suy ngẫm lạ lùng. Tôi cũng có sự sửng sốt gần như thế khi đọc dòng tút mở này trên một mạng xã hội công nhân: “Ở Việt Nam gọi là gió Lào thì ở Lào gọi là gió gì nhỉ?”

Chuyện có vẻ hay đây, tôi nghĩ thế. Và mặc dù ngẫm nghĩ về nó sẽ không “ra xèng” nhưng vì nó cũng vui vui, tôi xin mạn phép viết vài dòng hầu bạn đọc.

Về vị trí địa lý, gió Lào là gió từ phía Tây sang. Nếu chỉ thế, ở Lào sẽ gọi là gió Thái Lan; ở Thái Lan sẽ gọi là gió Myanmar; ở Myanmar sẽ gọi là gió Bangladesh; ở Bangladesh sẽ gọi là gió Ấn Độ. Rồi cứ thế, sẽ là gió Pakistan, gió Iran, Iraq… tròn một vòng trái đất đến Philipines có lẽ người ta sẽ gọi nó là gió… Việt Nam!

o viet nam goi la gio lao thi o lao goi la gio gi
Những dãy phòng trọ chật hẹp như thế này của công nhân lao động tỉnh Quảng Bình sẽ càng nóng bỏng trong những cơn gió Lào. Ảnh baoquangbinh.vn

Cũng thú vị đấy chứ. Nhưng không phải thế, hoàn toàn không phải thế.

Gió Lào là một loại gió phơn (foehn), đây là kiến thức địa lý chúng ta đều đã học từ hồi trung học cơ sở. Hiện tượng phơn xảy ra khi gió mang hơi ẩm bị núi chắn ngang trên đường di chuyển. Khi đó gió buộc phải leo núi và do nhiệt độ càng lên cao càng lạnh khiến hơi ẩm trong gió ngưng tụ, hình thành mây và mưa ở sườn núi đón gió. Vượt qua đỉnh núi gió trở thành một khối khí khô, càng xuống núi gió càng bị nén lại do mật độ không khí đậm đặc hơn, khiến nhiệt độ càng tăng, trở thành một khối khí rất khô và nóng.

Gió Lào hình thành từ vịnh Bengan, thổi qua Campuchia và Lào, gặp dãy Trường Sơn tạo nên hiệu ứng phơn. Và vì thổi từ Lào qua nên người Việt quen gọi là gió Lào. Tây Bắc và Bắc Trung bộ nước ta là những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề của gió Lào.

Các nhà khoa học đã tính được thiệt hại của gió phơn ở Bắc Trung Bộ mỗi năm lên tới hàng trăm tỷ đồng; tính được năng suất của người lao động ở vùng chịu ảnh hưởng của gió Lào giảm bao nhiêu phần trăm so với người cùng ngành nghề ở đồng bằng Bắc Bộ. Tôi thì nghĩ đến những nhà trọ công nhân lợp fibro xi măng bỏng giãy lên trong cơn gió Lào. Nếu những nhà trọ công nhân ở các khu công nghiệp vùng đồng bằng Bắc Bộ vừa rồi đã ngốt đến gần như không chịu nổi, thì khu nhà trọ công nhân ở các tỉnh chịu ảnh hưởng của gió Lào còn vất vả, khắc nghiệt đến đâu?

o viet nam goi la gio lao thi o lao goi la gio gi
Nhưng cũng tại vùng gió Lào khắc nghiệt Quảng Bình, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật và sáng tạo, dám nghĩ dám làm, Công ty Cổ phần Thực phẩm Xanh Đông Dương ở thành phố Đồng Hới đã triển khai mô hình trồng rau thủy canh quy mô lớn cho thu nhập cao. Ảnh của tiepthinongnghiep.com

Miền Bắc những ngày này lại đang trong đợt nắng nóng. Những phòng trọ công nhân chật hẹp ở khu vực ảnh hưởng của gió Lào càng nung người lao động đến nhừ cả người. Nghĩ đến đây thì tôi không còn thấy sự thi vị hay thú vị của câu chuyện gió Lào ban đầu nữa.

Nhưng gió Lào vẫn cứ ám vào tôi. Buổi chiều, đứng ở đường đón cái nắng nóng và từng cơn gió mang khí thải xe cộ, hơi bê tông, nhựa đường, tôi lại lẩm bẩm như một gã thiểu năng: “Ở Việt Nam gọi là gió Lào thì ở Lào gọi là gió gì nhỉ?”

o viet nam goi la gio lao thi o lao goi la gio gi Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 15/7
o viet nam goi la gio lao thi o lao goi la gio gi Rác thải "bủa vây" hành hạ công nhân KCN Bắc Thăng Long
o viet nam goi la gio lao thi o lao goi la gio gi Người máy trưởng và những tâm tình về nghề đi biển
Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Không còn phải rời xưởng sớm để nộp một tờ đơn. Không còn mất công cả buổi để đi xin xác nhận giấy tờ. Không còn cảnh ngồi hàng giờ trước cánh cửa cơ quan BHXH với ánh mắt lo lắng.
Luật BHXH năm 2024: "Mở lối" an sinh cho người lao động

Luật BHXH năm 2024: "Mở lối" an sinh cho người lao động

Chính sách bổ sung trợ cấp hàng tháng trong Luật BHXH năm 2024 không chỉ là một cải cách về pháp lý, mà còn là một bước tiến dài trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Luật BHXH năm 2024: Người lao động không phải "bán tương lai" để “cứu hôm nay"

Luật BHXH năm 2024: Người lao động không phải "bán tương lai" để “cứu hôm nay"

Trong bối cảnh hàng triệu công nhân đang đối mặt với khó khăn sau đại dịch, mất việc, thiếu ổn định thu nhập, luật mới mở ra một lối đi khác. Đó là, khuyến khích bảo lưu thời gian đóng để hướng tới lương hưu, một “mái nhà” an toàn khi tuổi già “gõ cửa”.
Giảm thời gian tối thiểu đóng BHXH: Người lao động có thể tự mình đi đến tương lai an toàn

Giảm thời gian tối thiểu đóng BHXH: Người lao động có thể tự mình đi đến tương lai an toàn

Đối với hàng triệu người lao động, đặc biệt là lực lượng lao động phi chính thức vốn chiếm gần 60% tổng số người làm việc tại Việt Nam quy định cũ là rào cản lớn khiến họ ngần ngại tham gia BHXH.
Giảm thời gian tối thiểu đóng BHXH: Một chính sách, nhiều niềm tin

Giảm thời gian tối thiểu đóng BHXH: Một chính sách, nhiều niềm tin

Với việc Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 chính thức giảm thời gian tối thiểu đóng BHXH để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống còn 15 năm, hàng triệu người lao động, đặc biệt là những người tham gia BHXH muộn hoặc có thời gian lao động đứt quãng, như vừa mở ra một cánh cửa hy vọng.
Nghị quyết 57: Tháo gỡ “nút thắt” thể chế để “thức tỉnh” sức mạnh đổi mới

Nghị quyết 57: Tháo gỡ “nút thắt” thể chế để “thức tỉnh” sức mạnh đổi mới

Suốt một thời gian dài, đổi mới sáng tạo ở Việt Nam vẫn được gắn liền với những phòng thí nghiệm khép kín, những đề tài hàn lâm khó đo đếm và đôi khi xa rời thực tiễn sản xuất, đời sống.
Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.
7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.