Hoa oải hương được ví như một loại “dược thảo thơm” - ảnh minh hoạ |
Hoa sen
Trong Đông y, quốc hoa có tác dụng làm mờ vết thâm. Thường xuyên sử dụng tinh chất hoa sen để xoa vào những vết thâm, sẹo, sẽ thấy tác dụng tức thì và có một làn da mềm mại, tươi sáng.
Hoa oải hương
Hoa oải hương được ví như một loại “dược thảo thơm”, có khả năng giúp các mạch máu giãn nở, lưu thông máu huyết, đem lại cảm giác thư thái và trạng thái nghỉ ngơi cho các cơ, da. Những lúc căng thẳng, mệt mỏi, chúng ta có thể ngâm mình trong bồn nước chứa hoa oải hương.
Hoa Sim
Bên cạnh những sản phẩm từ sim rừng như trà hoa sim, rượu, mật, xi-rô... hoa sim còn được ứng dụng trong lĩnh vực thực phẩm. Các bộ phận của cây sim rừng như thân, lá, rễ, quả, hoa đều là những vị thuốc tốt đối với sức khỏe.
Hoa quỳnh
Hoa quỳnh chữa được rất nhiều bệnh như sỏi thận, niệu quản, bàng quang… Hoa quỳnh hái lúc mới nở là tốt nhất, bạn có thể để tươi hoặc phơi, thái nhỏ, tẩm mật, sao vàng. Sau đó, hãm với nước sôi như pha trà để uống.
Cúc vạn thọ
Cúc vạn thọ còn có tên gọi khác là “cỏ hồi xuân” bởi mang lại vẻ đẹp và sức xuân trường cửu. Cúc vạn thọ có thể tham gia vào việc xúc tiến thay thế các tế bào chết, khiến cho da trắng hơn và làm co lại các lỗ chân lông một cách hiệu quả.
Hoa hồng có vị ngọt, mùi thơm ngát, tính bình - Ảnh minh hoạ |
Hoa hồng
Hoa hồng có vị ngọt, mùi thơm ngát, tính bình, có công dụng chữa trị các chứng bệnh: ho ra máu, tiểu tiện, lị ra máu bằng cách lấy 10 bông hoa hồng đỏ nấu với một ly đậu đen và một ít đường. Uống 3 lần/ngày trong 3 ngày sẽ khỏi.
Hoa anh đào
Hoa anh đào đặc biệt có tác dụng trong việc làm se lỗ chân lông. Mặt khác nó còn điều dưỡng độ cân bằng của dầu mỡ ở chân lông, khiến cho lỗ chân lông vừa thu nhỏ lại vừa có độ căng mịn màng.
Bồ công anh
Bồ công anh chữa được viêm loét dạ dày, ung thư vú, mụn nhọt, ghẻ lở, các bệnh ngoài da, giúp làn da tươi sáng, trẻ hóa, ngừa ung thư nhờ tác dụng tăng cường thải độc cho gan. Ngoài ra, bồ công anh còn rất tốt cho những bệnh nhân loãng xương, còi xương, biếng ăn, suy nhược cơ thể.
Loại thuốc nước được làm từ hoa bồ công anh có công dụng trị thiếu máu, bệnh vàng da và căng thẳng thần kinh - Ảnh minh hoạ |
Hoa sứ
Hoa sứ có tác dụng hạ huyết áp, chữa ho, tiêu đờm, tiêu thũng. Liều dùng 6-12g mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc. Người ta còn dùng nước sắc hoa sứ chữa cảm sốt, kiết lị…
Hoa cam
Hoa cam chứa nhiều tinh dầu, có tính kháng khuẩn nên được dùng để pha chế thuốc theo đơn. Nếu đau đầu, có thể dùng nước hoa cam uống để làm êm dịu thần kinh.
Hoa nhài
Trong y học cổ truyền, hoa nhài có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, tiêu thũng, hoạt huyết... dùng chữa bệnh mất ngủ, tăng huyết áp, tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt.
Hoa astisô
Hoa atisô chứa protein, lipid, glucid, mangan, sắt, các vitamin A, B1, B2 và vitamin C, giúp ăn ngon, bổ tâm can, lọc máu giải độc. Người ta còn chẻ hoa atisô nhỏ ra, rồi hầm với xương, thịt heo hoặc thịt bò ăn rất tốt.
Hoa khế
Lấy hoa khế tẩm nước gừng, sao rồi sắc uống hoặc chưng với đường phèn có thể giảm ho - Ảnh minh hoạ |
Hoa khế có vị chua, chát, tính bình có công dụng bổ thận, sinh tinh, nhuận phế tiêu đờm, chữa chứng ho khan, ho có đờm, kiết lị. Lấy hoa khế tẩm nước gừng, sao rồi sắc uống.
Hoa đại
Thời xưa, dân gian sử dụng hoa đại phơi khô để dùng làm thuốc chữa ho, kiết lị, đi lỏng. Ngày nay, hoa đại còn được dùng để trị cao huyết áp... Hàng ngày, chỉ cần sử dụng 12 - 20g hoa đại khô, sắc lấy nước uống là có thể trị được bệnh này.
Thu hải đường
Đun sôi loại hoa này trong nước cùng với một chút quế sẽ tạo thành dung dịch có ích trong việc loại thải chất độc trong máu và làm sạch gan. Hỗn hợp đặc sệt được làm từ hoa thu hải đường có thể dùng để thoa lên những chỗ da bị bỏng, sưng tấy và viêm đau.
Kim ngân
Cho một vài giọt tinh chất chiết xuất từ hoa kim ngân hòa chung với nước và súc miệng nhằm giảm bớt những cơn đau họng. Loại hoa này còn được xem là giải pháp chữa trị hiệu quả đối với hầu hết những tình trạng viêm nhiễm vì chúng có khả năng kháng vi rút và vi khuẩn. Lá và thân của hoa kim ngân còn được dùng để chữa bệnh viêm khớp.
Hoa hướng dương
Hoa hướng dương còn làm dịu những vết thương cho bệnh ung thư gây ra - ảnh minh hoạ |
Loại nước được pha từ hoa hướng dương có tác dụng làm giảm các cơn đau bụng do hội chứng kinh nguyệt gây ra, giảm bớt các khối u, vết loét trên cơ thể. Súc miệng bằng nước làm từ hoa hướng dương cũng giúp làm dịu cổ họng đang bị đau hoặc bị sưng do viêm a-mi-đan. Đây còn được xem là một cách trị những vết thương do bệnh ung thư gây ra.
Trang trí nắp cống Nhật Bản: Nghệ thuật dưới những gót giày Không gì nói lên tinh thần lạc quan, yêu cái đẹp của người Nhật Bản hơn những tác phẩm nghệ thuật đời thường, hiện diện ... |
Hiểm hoạ từ thuốc lá điện tử khiến nhiều trường hợp tử vong ở Mỹ Các bệnh phổi liên quan đến thuốc lá điện tử (vape) đã khiến 4 người tử vong, 450 người phải nhập viện trên khắp 33 ... |
Dị ứng phấn hoa và những triệu chứng nguy hiểm cần biết Dị ứng phấn hoa thường xuất hiện vào những ngày khô và có gió, nên cần cẩn trọng khi ra ngoài để tránh hít phải ... |