Công đoàn ngành Giáo dục Nghệ An trao giải thưởng cho 24 nhà giáo ưu tú Cuộc thi “Gửi niềm tin, trao kỳ vọng”: Kinh nghiệm từ đơn vị TOP 3 |
Tham dự chương trình có đồng chí: Hoàng Nghĩa Hiếu – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bùi Đình Long – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Kha Văn Tám – Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, Thái Văn Thành – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Nguyễn Thị Quỳnh Hoa – Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; đội ngũ cán bộ công đoàn và 80 giáo viên tiêu biểu được biểu dương.
Các đại biểu tham dự chương trình. |
Những năm qua, ngành Giáo dục Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Địa phương là một trong những tỉnh có chất lượng giáo dục và đào tạo thuộc tốp đầu cả nước. Trong đó, chất lượng giáo dục phổ thông đạt kết quả khá toàn diện, học sinh giỏi quốc gia, khu vực, quốc tế liên tục ở trong nhóm dẫn đầu.
Kết quả thi THPT Quốc gia hằng năm có sự tiến bộ vượt bậc, từ vị trí thứ 40 (năm 2017) vươn lên thứ 20 (năm 2022). Chất lượng giáo dục miền núi được nâng lên, tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học giảm dần; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp và số học sinh khá, giỏi tăng qua các năm.
Đồng chí Nguyễn Thị Thu Nhi – Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nghệ An phát biểu khai mạc chương trình. |
Phát biểu khai mạc chương trình, đồng chí Nguyễn Thị Thu Nhi – Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nghệ An đánh giá cao những kết quả mà ngành Giáo dục Nghệ An đạt được, đồng thời khẳng định: “Đóng góp vào thành tích ấy có sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ nhà giáo trong toàn tỉnh, nhất là đội ngũ nữ giáo viên, lực lượng chiếm 74% tổng số giáo viên. Các cô giáo đã dành nhiều tình thương, tâm huyết để bám trường, bám lớp, bám bản vì học sinh thân yêu. Nhiều cô giáo đã vượt qua cảnh ngộ riêng, nỗ lực vươn lên thành giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh”.
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nghệ An đã gửi những lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến các cô giáo. Mong các cô tiếp tục lan tỏa tinh thần vượt lên chính mình, tiếp tục cố gắng, vượt khó, đạt nhiều thành tích cao hơn nữa trong công tác giảng dạy; góp phần đưa chất lượng giáo dục, đào tạo tỉnh nhà dẫn đầu khu vực Bắc Trung Bộ, phấn đấu đến năm 2030, chất lượng giáo dục và đào tạo của tỉnh Nghệ An thuộc tốp đầu cả nước như mục tiêu tại Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh ủy đề ra.
Đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An (thứ năm, từ phải) và đồng chí Thái Văn Thành - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An (thứ bảy, từ phải) trao Bằng khen cho các giáo viên. |
Đồng chí Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An (phải) và đồng chí Kha Văn Tám - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh (trái) trao Bằng khen cho các cô giáo. |
Dịp này, LĐLĐ tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Nghệ An vinh danh 80 cô giáo tiêu biểu vượt khó, vượt lên hoàn cảnh đặc biệt của bản thân, gia đình, của địa phương công tác, âm thầm gieo chữ trồng người và viết lên những bài ca đẹp về nghề giáo, về hình ảnh người giáo viên nhân dân.
Trong 80 cô giáo, có 19 cô hiện dạy học tại các xã biên giới đặc biệt khó khăn, có những cô đã "cắm bản" từ 20 đến hơn 30 năm. Có những nơi cách xa trung tâm 30 - 40 cây số, đi lại rất khó khăn, thôn bản không có điện, điện thoại không có sóng và còn nhiều phụ huynh không mặn mà với việc cho con em tới lớp.
Với tất cả sự tận tụy, tâm huyết, các cô đã không chỉ dạy kiến thức, kỹ năng cho học sinh, mà còn dạy các em làm người, nhân lên những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Chính tình yêu nghề, tình yêu con trẻ, các cô đã nỗ lực vươn lên, âm thầm, nhẫn nại, yêu thương và đầy trách nhiệm.
Các cô giáo chia sẻ về cuộc sống, công việc của mình. |
Tại chương trình, các đại biểu đã được lắng nghe những câu chuyện chân thực, xúc động từ các cô giáo. Đơn cử như trường hợp của cô Trần Thị Tuyết, đã có 19 năm công tác tại Trường THCS Môn Sơn (huyện Con Cuông). Cô chia sẽ về những khó khăn, vất vả khi đưa con chữ đến với học sinh vùng cao.
“Các học sinh của tôi chủ yếu là người dân tộc Thái, Đan Lai, hoàn cảnh gia đình và địa bàn đi lại còn rất nhiều khó khăn. Toàn xã có 14 thôn, bản phân bố rải rác, trong đó 2 bản Co Phạt và Khe Búng có 100% là người dân tộc Đan Lai sinh sống. Muốn đến được trường, các em phải men theo đường rừng và đường sông từ 15 đến 25 cây số nên điều đầu tiên mà tôi và các đồng nghiệp gặp phải là làm sao để các em đến trường và không bỏ học. Để vận động các em đến trường, không chỉ là việc trèo đèo, lội suối để đến từng nhà truyên truyền, vận động, chăm lo về điều kiện ăn ở, học tập cho các em mà chúng tôi còn phải giúp đỡ, kịp thời kêu gọi, vận động quyên góp hỗ trợ các em khi gặp khó khăn”, cô Trần Thị Tuyết chia sẻ.
Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Nghệ An trao các phần quà cho các giáo viên. |
Cũng trong dịp này, LĐLĐ tỉnh Nghệ An phát động Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn tỉnh Nghệ An lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2023 - 2028". |
Thu hút đầu tư hiệu quả, góp phần tạo việc làm cho hàng chục nghìn người lao động Thời gian qua, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghệ An đã triển khai nhiệm vụ tích cực, chuyên nghiệp và đạt được nhiều kết ... |
Công đoàn ngành Giáo dục Nghệ An trao giải thưởng cho 24 nhà giáo ưu tú Ngày 14/11, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An phối hợp cùng Công đoàn ngành Giáo dục tổ chức trao thưởng “Quỹ Phát triển ... |
Cuộc thi “Gửi niềm tin, trao kỳ vọng”: Kinh nghiệm từ đơn vị TOP 3 Công đoàn tỉnh Nghệ An đang đứng thứ 3 trên bảng xếp hạng đăng ký tham gia cuộc thi trực tuyến “Gửi niềm tin, trao ... |