Ngành Dệt May Việt Nam những năm qua luôn dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu. Lao động nữ của ngành đã làm nên sức mạnh đóng góp vào thành tích này. Trong ảnh: Dây chuyền may xuất khẩu của Công ty May Havina Kim Liên - Ảnh baonghean.vn |
So với các ngành khác, Dệt May có “tính nữ” cao nhất. Việc phát huy các thế mạnh của lao động nữ sẽ là yếu tố cốt lõi tạo nên thành công. Chúng ta đều biết rằng, để thành công nam giỏi vất vả một thì nữ giới vất vả gấp đôi.
Đây chính là lý do phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” đã vượt khỏi tầm là một mục tiêu của mỗi nữ công nhân, viên chức, lao động và trở thành một phong trào điển hình mà tất cả nữ công nhân, viên chức, lao động trong ngành đều đồng lòng hướng tới, vừa để góp sức phát triển doanh nghiệp, vừa để khẳng định tài năng và vị trí của mình.
Sự cố gắng của lao động nữ luôn nhận được sự cổ vũ của lãnh đạo đơn vị, của lãnh đạo Tập đoàn. Mong rằng sức mạnh của lao động nữ sẽ lan tỏa sang các lao động nam để xây dựng Tập đoàn phát triển vững mạnh.
Dù có nhiều đóng góp, làm nên sức mạnh phát triển như vũ bão; song, lao động nữ ngành Dệt May cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là thách thức trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Ảnh baomoi.com |
Từ sự nỗ lực cố gắng của mình, giờ đây ở Dệt May có nhiều chị là tiến sĩ, thạc sĩ, rất nhiều chị tốt nghiệp đại học và hàng ngàn chị đang theo học các khóa đào tạo ngắn hạn về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ. Nhiều chị trở thành cán bộ quản lý giỏi. Hiện số cán bộ quản lý các nhà máy, phòng ban trực thuộc các doanh nghiệp chiếm 60%, lãnh đạo các đơn vị thành viên gần 30%, trưởng, phó ban tập đoàn chiếm 57%, lãnh đạo điều hành tập đoàn 15%.
Đa số nữ cán bộ quản lý các cấp đều bắt đầu từ nữ công nhân trực tiếp sản xuất, trưởng thành từ quá trình nỗ lực, tự phấn đấu học tập vươn lên. Một số chị mặc dù việc chuyên môn rất bận rộn nhưng trước sự tín nhiệm của tập thể đã đảm nhận cả hai vai, vừa là Phó Tổng Giám đốc, vừa Bí thư Đảng ủy, hoặc vừa là Phó Tổng Giám đốc, vừa là Chủ tịch Công đoàn…
Cần cù, chịu khó, những phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam tiếp tục được phát huy làm nên sức mạnh trong ngành Dệt May. Đó là một yếu tố quan trọng mang lại thành công của ngành. |
Ngành Dệt May Việt Nam tự hào có hai nữ Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, là chị Trần Thị Kim Oanh, công nhân Tổng Công ty Dệt May Hà Nội (được Nhà nước phong tặng năm 2009) và chị Ninh Thị Ty, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP May Hồ Gươm (được Nhà nước phong tặng năm 2010).
Bên cạnh đó, mỗi năm có hàng trăm chị được các cấp, ngành khen tặng danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, có rất nhiều chị là Chiến sĩ thi đua các cấp nhiều năm liền, được nhận những phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội, như Huân chương Lao động, Bằng khen của Chính phủ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, của Bộ Công thương, cùng các giải Sao Vàng Đất Việt, Nữ doanh nhân tiêu biểu, Bông hồng vàng… Điều đó thật đáng tự hào.
Ô tô trường Gateway bất ngờ tông vào xe bồn, tài xế nhập viện cấp cứu Chiếc xe ô tô 16 chỗ của trường Quốc tế Gateway đã bất ngờ tông vào phía sau của xe bồn đang dừng đèn đỏ ... |
Facebook thử nghiệm ẩn số lượt like bài viết Mạng xã hội Facebook đang bắt đầu thử nghiệm việc tắt bộ đếm số lượt like bài viết và chỉ hiện thị tên của người ... |
Bác Bảy và thông điệp để lại Sau cuộc chiến tranh ác liệt, huyền thoại anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy lại lặng lẽ trở về với nơi sinh ra, trở ... |