Báo động đỏ về “lỗ hổng” an ninh tại các chung cư .

Trong thời gian gần đây tại các khu chung cư ở nước ta liên tiếp xảy ra nhiều vụ trộm. Điều đáng nói là những khu chung cư này, cả bình dân và cao cấp đều có lực lượng bảo vệ, hệ thống camera, thẻ từ… 24/7 nhưng vẫn bị trộm đột nhập. Thực trạng này đã giấy lên tiếng chuông báo động về những “lỗ hổng” an ninh mà những đối tượng trộm cắp đã và đang lợi dụng để lấy cắp tài sản của các cư dân.
bao dong do ve lo hong an ninh tai cac chung cu
Chung cư Dolphin Plaza (phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), nơi diễn ra vụ trộm két sắt vào ngày 29/10/2018.

“Lỗ hổng” an ninh chết người tại các khu chung cư

Theo báo cáo của Công an quận Nam Từ Liêm, từ năm 2014 đến 6 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn quận đã xảy ra khoảng 600 vụ trộm cắp tài sản. Trong đó, số vụ trộm cắp tài sản xảy ra tại các khu đô thị, khu chung cư mới và chung cư cao cấp trên địa bàn chiếm tới 30%.

Nổi bật trong số vụ án đó là vụ đối tượng Mai Xuân Hải (SN 1989, huyện Hà Trung, Thanh Hóa), trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 11/2016 đã đột nhập vào 14 căn hộ tại chung cư SUDICO Mỹ Đình - Sông Đà (phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) lấy đi tổng số tài sản trị giá gần 2 tỷ đồng. Được biết, trước đó, Mai Xuân Hải làm nghề lắp đặt rèm cửa và giàn phơi thông minh.

Vào tháng 7/2016, đối tượng này được thuê đến lặp đặt rèm cửa cho các căn hộ chung cư tại Khu đô thị SUDICO Mỹ Đình - Sông Đà. Sau nhiều lần lắp đặt tại đây, Hải nhận thấy hệ thống cửa sổ rất sơ sài nên đã lợi dụng khoảng thời gian các chủ hộ vắng nhà để tiến hành hành vi trộm cắp tài sản. Cơ quan điều tra cho biết, chỉ bằng vào thủ đoạn tháo các ốc vít cửa sổ của các căn hộ tại khu chung cư SUDICO Mỹ Đình - Sông Đà, đối tượng Hải đã đột nhập vào 14 căn hộ và lấy đi tổng giá trị tài sản gần 2 tỷ đồng.

bao dong do ve lo hong an ninh tai cac chung cu
Đối tượng Mai Xuân Hải cùng những tang vật khibị cơ quan điều tra bắt giữ.

Một vụ trộm khác ở quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) xảy ra vào ngày 29/10/2018, hai đối tượng người Hàn Quốc đã đột nhập vào một căn hộ tại tầng 6 tòa nhà Dolphin Plaza (phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm) lấy đi 1 tỷ đồng tiền mặt, 200.000 USD và nhiều sổ tiết kiệm (ngày 1/11/2018).

Hai đối tượng gây ra vụ trộm là Yoon Sangi và Choi Teayeol. Trước đó, Yoon Sangi có quen với ông Song Bang Chun (quốc tịch Hàn Quốc, Giám đốc điều hành Công ty J.V) - người ở tại căn hộ, được ông Kim Sung Hun (SN 1963, quốc tịch Hàn Quốc, là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty J.V) thuê cho làm chỗ ở và nơi cất giữ tài sản của công ty. Do có cảm tình đồng hương nên đối tượng Yoon đã được ông Song cho biết mã số bí mật để mở hệ thống cửa khóa tại căn hộ.

Khi biết được thông tin này rồi, do thiếu tiền nên Yoon gặp Choi để bàn nhau tiến hành vụ trộm cắp. Theo đó, ngày 29/10, Yoon rủ ông Song đi ăn uống, chuốc cho say rượu, còn Choi lợi dụng thời gian đó để đột nhập vào căn hộ bằng mã số bí mật được đồng bọn cung cấp lấy đi két sắt, cho vào vali và đi ra khỏi tòa nhà chung cư. Đến tối 1/11, ông Song đi làm về mới phát hiện két sắt đã bị mất và trình báo công an. Qua vụ việc này cũng cho thấy những sơ hở “chết người” của ban quản lý chung cư cũng như của người sử dụng căn hộ đã được các điều tra viên phát hiện, chỉ ra.

Lỗ hổng thứ nhất đến từ phía người thuê và người ở căn hộ. Sau khi thuê căn hộ, ông Kim đã chủ quan không đổi thông tin trong thẻ từ, còn ông Song thì đã cung cấp mật khẩu khóa căn hộ cho người đồng hương vừa mới quen biết. Lỗ hổng thứ hai đến từ phía ban quản lý chung cư, dù được trang bị một hệ thống camera tổng để bao quát hành lang, các lối ra vào nhưng khi đối tượng Choi đột nhập lấy trộm và mang két sắt ra ngoài mà bảo vệ vẫn không phát hiện.

Ý thức phòng chống của ban quản lý và cư dân chính là bức tường phòng vệ

Thủ đoạn của các đối tượng gây ra các vụ trộm, cướp tại chung cư thời gian vừa qua luôn rất tinh vi, liều lĩnh. Chúng thường nắm rất rõ quy luật sinh hoạt của người bị hại và bỏ thời gian đến hiện trường để “nghiên cứu”, tìm hiểu địa hình. Các đối tượng cũng thường tập trung “nghiên cứu” khu vực cửa sổ, cửa thông tầng, cửa lỗ thoáng, ô thông gió... để tìm chỗ đột nhập (vì những cửa nội bộ này thường không kiên cố như cửa chính).

bao dong do ve lo hong an ninh tai cac chung cu
Trong thời gian gần đây tại nhiều khu chung cư liên tiếp xảy ra những vụ trộm, mặc dù đều có lực lượng bảo vệ, hệ thống camera, thẻ từ… giám sát.

Để hạn chế việc bị trộm, cướp đột nhập, về phía ban quản lý chung cư phải siết chặt vấn đề an ninh như việc xác minh việc người lạ ra vào chung cư, duy trì việc tuần tra thường xuyên, theo dõi hệ thống camera 24/7, đặc biệt vào những thời điểm nhạy cảm (buổi trưa, đêm tối).

Bên cạnh đó, cư dân cũng phải có ý thức phòng chống trộm bằng việc không để quên chìa khóa xe; gia cố các khu vực cửa (thay ổ khóa, lắp đặt hệ thống chấn song nhưng phải đảm bảo việc thoát hiểm khi có cháy, chuông báo chống trộm); theo dõi tại các khu vực cửa có dấu hiệu gì bất thường hay không (ốc gia cố bị nhờn, có nhiều mạt xung quanh...); trường hợp vắng nhà dài ngày thì cần báo trước với ban quản lý để họ lưu tâm tới những yếu tố bất thường trước căn hộ (có người ra vào, có người thường xuyên đứng trước cửa căn hộ...).

bao dong do ve lo hong an ninh tai cac chung cu Vụ cư dân FLC Complex bị cắt nước sinh hoạt: Chủ đầu tư vẫn im lặng
bao dong do ve lo hong an ninh tai cac chung cu Chuyện từ gác chắn căng thẳng bậc nhất ngành Đường sắt
bao dong do ve lo hong an ninh tai cac chung cu 109 doanh nghiệp công bố tiền thưởng Tết cho công nhân
Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Giữa nhịp sống tất bật nơi các khu công nghiệp, hàng triệu nữ công nhân vẫn âm thầm lao động, cống hiến và hy sinh, mang trên vai không chỉ gánh nặng mưu sinh mà còn cả giấc mơ làm mẹ.
Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Không còn phải rời xưởng sớm để nộp một tờ đơn. Không còn mất công cả buổi để đi xin xác nhận giấy tờ. Không còn cảnh ngồi hàng giờ trước cánh cửa cơ quan BHXH với ánh mắt lo lắng.
Luật BHXH năm 2024: "Mở lối" an sinh cho người lao động

Luật BHXH năm 2024: "Mở lối" an sinh cho người lao động

Chính sách bổ sung trợ cấp hàng tháng trong Luật BHXH năm 2024 không chỉ là một cải cách về pháp lý, mà còn là một bước tiến dài trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Luật BHXH năm 2024: Người lao động không phải "bán tương lai" để “cứu hôm nay"

Luật BHXH năm 2024: Người lao động không phải "bán tương lai" để “cứu hôm nay"

Trong bối cảnh hàng triệu công nhân đang đối mặt với khó khăn sau đại dịch, mất việc, thiếu ổn định thu nhập, luật mới mở ra một lối đi khác. Đó là, khuyến khích bảo lưu thời gian đóng để hướng tới lương hưu, một “mái nhà” an toàn khi tuổi già “gõ cửa”.
Giảm thời gian tối thiểu đóng BHXH: Người lao động có thể tự mình đi đến tương lai an toàn

Giảm thời gian tối thiểu đóng BHXH: Người lao động có thể tự mình đi đến tương lai an toàn

Đối với hàng triệu người lao động, đặc biệt là lực lượng lao động phi chính thức vốn chiếm gần 60% tổng số người làm việc tại Việt Nam quy định cũ là rào cản lớn khiến họ ngần ngại tham gia BHXH.
Giảm thời gian tối thiểu đóng BHXH: Một chính sách, nhiều niềm tin

Giảm thời gian tối thiểu đóng BHXH: Một chính sách, nhiều niềm tin

Với việc Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 chính thức giảm thời gian tối thiểu đóng BHXH để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống còn 15 năm, hàng triệu người lao động, đặc biệt là những người tham gia BHXH muộn hoặc có thời gian lao động đứt quãng, như vừa mở ra một cánh cửa hy vọng.
Nghị quyết 57: Tháo gỡ “nút thắt” thể chế để “thức tỉnh” sức mạnh đổi mới

Nghị quyết 57: Tháo gỡ “nút thắt” thể chế để “thức tỉnh” sức mạnh đổi mới

Suốt một thời gian dài, đổi mới sáng tạo ở Việt Nam vẫn được gắn liền với những phòng thí nghiệm khép kín, những đề tài hàn lâm khó đo đếm và đôi khi xa rời thực tiễn sản xuất, đời sống.
Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.