Đồng chí Rơ Chăm Long: "Thành lập CĐCS khu vực ngoài nhà nước là nhiệm vụ sống còn"
Công đoàn - 10/04/2024 08:00 Hoài Nam - Đình Toàn (thực hiện)
Đồng chí Rơ Chăm Long: Tăng cường giám sát lương, thưởng trước Tết |
PV: Thưa đồng chí, Đại hội Công đoàn tỉnh Kon Tum lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 đưa ra chỉ tiêu kết nạp mới 4.500 đoàn viên công đoàn. Để thực hiện mục tiêu này cần những điều kiện nào?
Đồng chí Rơ Chăm Long - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Kon Tum: Đại hội Công đoàn tỉnh Kon Tum lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023-2028 diễn ra tháng 7/2023, trong bối cảnh đất nước tiếp tục đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội của đất nước nói chung và của tỉnh Kon Tum nói riêng; việc làm, đời sống của đại bộ phận công nhân viên chức lao động ổn định, từng bước được cải thiện. Xuất phát từ tình hình thực tế của tỉnh, cùng với quyết tâm thực hiện Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”, Đại hội đã đề ra chỉ tiêu nhiệm kỳ 2023-2028 kết nạp 4.500 đoàn viên trở lên, đến cuối nhiệm kỳ đoàn viên công đoàn trong tỉnh sẽ có trên 38.500 người.
Đồng chí Rơ Chăm Long - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Kon Tum. Ảnh: Hoài Nam |
Xác định việc vận động kết nạp người lao động khu vực dân doanh vào công đoàn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, nhiệm vụ công tác phát này trong những năm qua trên địa bàn tỉnh hiệu quả chưa cao.
Để đạt được mục tiêu này, LĐLĐ tỉnh Kon Tum cũng đã đề ra nhiều nhiệm vụ giải pháp, trong đó đã ban hành chương trình hành động thực hiện phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở (CĐCS), coi đây là nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện khâu đột phá trong nhiệm kỳ. Chúng tôi tập trung vào các địa bàn có đông công nhân lao động như thành phố Kon Tum, huyện Kon Plong, Đăk Hà, Ngọc Hồi, Đăk Tô và đặc biệt là Công đoàn các Khu công nghiệp – Khu kinh tế tỉnh. Yêu cầu các cấp phải thường xuyên khảo sát, rà soát các đơn vị đủ điều kiện để tuyên truyền thành lập CĐCS. Phân công nhiệm vụ cụ thể gắn với trách nhiệm của từng đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, thành viên Ban Chỉ đạo bám vào nhiệm vụ được phân công, tăng cường bám cơ sở, bám địa bàn và có sự phối hợp chặt chẽ để thực hiện.
Đồng chí Rơ Chăm Long - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Kon Tum (giữa) tại lễ kết nạp đoàn viên và thành lập CĐCS. Ảnh: Ngô Anh |
Chúng tôi chú trọng đề ra các giải pháp phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS khu vực ngoài nhà nước, xem đây là nhiệm vụ sống còn. Theo đó LĐLĐ tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư các nguồn lực, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để người lao động hiểu về công đoàn, hiểu lợi ích khi gia nhập công đoàn từ đó tự giác gia nhập công đoàn; hướng dẫn các cấp công đoàn tăng cường tổ chức các hoạt động gặp gỡ các doanh nghiệp, qua đó thông tin về các quy định của Đảng, Nhà nước về thành lập công đoàn nhằm tạo sự đồng thuận của các của doanh nghiệp.
Cùng với đó, tranh thủ sự chỉ đạo của cấp ủy, phối hợp với chính quyền đồng cấp, phối hợp với các ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Thuế, Bảo hiểm xã hội, nhất là chính quyền cơ sở để thành lập công đoàn. Sau khi đã thành lập thì thường xuyên phải củng cố, kiện toàn tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động phù hợp với đặc điểm, điều kiện doanh nghiệp, bảo đảm thực chất về chất lượng hoạt động.
Hướng dẫn các cấp công đoàn cần linh hoạt, sáng tạo sử dụng nhiều hình thức, biện pháp như: phát hành tài liệu tuyên truyền với hình thức tờ gấp có nội dung ngắn gọn, dễ hiểu; dựng pano, áp phích, khẩu hiệu tuyên truyền tại các khu công nghiệp, nơi tập trung đông công nhân lao động. Cán bộ công đoàn cần trực tiếp tiếp cận người lao động để tuyên truyền, vận động.
Đồng chí Rơ Chăm Long - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Kon Tum tặng quà cho con, em công nhân hiếu học trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Ngô Anh |
Phải đổi mới mạnh mẽ và thực chất, phải đưa hoạt động công đoàn đến với cơ sở, sát với công nhân lao động trong doanh nghiệp, nhất là khu vực ngoài nhà nước vì đây là những đối tượng đa phần yếu thế, dễ bị xâm phạm về quyền và lợi ích; hoạt động công đoàn phải thực sự sâu sát, gần gũi và gắn bó với đoàn viên, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo niềm tin vững chắc đối với công nhân lao động.
PV: Khu công nghiệp ở Kon Tum hiện nay có số lượng đoàn viên khá ít. Đồng chí kỳ vọng gì về sự bứt phá của địa phương trong việc thu hút đầu tư vào khu công nghiệp để tổ chức Công đoàn có dư địa phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS?
Đồng chí Rơ Chăm Long - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Kon Tum: Kon Tum có rất nhiều khó khăn hơn là thuận lợi trong phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, lao động. Hơn nữa, sau thời gian dài bị tác động của đại dịch Covid-19 và hạn hán nên tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh chưa có nhiều khởi sắc. Tuy vậy, tăng trưởng GDRP quý I năm 2024 của tỉnh đạt 6,45%, đứng đầu khu vực Tây Nguyên. Đây là tín hiệu vui trong lĩnh vực đầu tư, lao động và việc làm trong thời gian tới.
Cùng với nỗ lực thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra là nâng cao chất lượng xây dựng, thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển các nhóm ngành, lĩnh vực; tập trung huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; bảo đảm an sinh xã hội...
Thời gian qua, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Kon Tum đã chủ động tham mưu tiếp tục tăng cường tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư ngoài ngân sách trên địa bàn khu kinh tế, các khu công nghiệp tỉnh Kon Tum, với một số nội dung như đề nghị nhà đầu tư rà soát, đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án đầu tư, sớm đưa dự án đi vào hoạt động theo tiến độ được phê duyệt.
Trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư nếu có khó khăn, vướng mắc thì nhà đầu tư báo cáo kịp thời để Ban Quản lý Khu kinh tế cùng phối hợp tháo gỡ hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền tháo gỡ để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án theo tiến độ được phê duyệt theo quy định. Đó là những cơ sở đồng bộ tạo nên sự bứt phá của ngành công nghiệp địa phương, tạo ra nhiều việc làm ổn định, thu nhập cho người lao động; và khi có người lao động, có cơ sở sản xuất kinh doanh ổn định thì sẽ có nguồn lao động dồi dào để phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS ở tỉnh Kon Tum.
PV: Chính sách thu hút thanh niên là con em đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đi làm ăn tại các tỉnh phía Nam về lại địa phương cũng như công tác đào tạo nghề được tỉnh chỉ đạo ra sao? LĐLĐ tỉnh tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động là con các DTTS như thế nào, thưa đồng chí?
Đồng chí Rơ Chăm Long - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Kon Tum: Như trên đã đề cập, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều lao động là bà con đồng bào DTTS trước đây đi lao động ở các tỉnh, thành phố phía Nam bị mất việc làm trở về địa phương những năm qua có số lượng cũng rất lớn, nhiều lao động không quay lại làm việc mà xác định ở lại địa phương làm ăn sinh sống cùng với gia đình.
Xác định tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề cho lao động, trong những năm qua, các cơ quan, địa phương của tỉnh đã chú trọng triển khai công tác dạy nghề cho lao động, nhất là lao động nông thôn theo hướng đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bổ sung nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện phát triển kinh tế xã hội địa phương...
Toàn tỉnh hiện có 11 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gồm 8 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, 01 trường Cao đẳng và 2 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp tư thục đào tạo nghề lái xe. Cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo nghề công lập được đầu tư mua sắm; đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được củng cố về số lượng, nâng cao về chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu dạy nghề cho lao động trên địa bàn tỉnh. Năm 2023, đã đào tạo nghề trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp cho gần 10.000 người.
Đồng chí Rơ Chăm Long - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Kon Tum (thứ 2 trái sang) trao tặng kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà "Mái ấm Công đoàn" cho công nhân khó khăn trên địa bàn tỉnh. Ảnh: T.L |
Đáng chú ý, lao động nông thôn tham gia học nghề trình độ sơ cấp dưới 3 tháng chủ yếu là người đồng bào, chiếm tỷ lệ trên 90%. Họ có trình độ văn hóa thấp, chưa có kỹ năng nghề nghiệp, chủ yếu là lao động theo kinh nghiệm giản đơn và hầu như chưa có kiến thức về khoa học kỹ thuật. Ngành nghề đào tạo hệ cao đẳng và trung cấp của tỉnh hiện nay gồm: Dịch vụ pháp lý, kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính, quản trị mạng, thiết kế đồ họa, kỹ thuật chế tạo thiết bị cơ khí, công nghệ kỹ thuật điện - điện tử, công nghệ ô tô, dược, điều dưỡng, du lịch, công tác xã hội, lâm sinh. Ngoài ra, còn đào tạo nghề nề cốt thép, hàn điện, nề hoàn thiện, vận hành, sửa chữa máy nông nghiệp. Bên cạnh đó, còn thực hiện đào tạo 4 nghề trọng điểm cấp quốc gia là nghề trồng trọt, kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy vi tính, chế tạo thiết bị cơ khí, công nghệ kỹ thuật điện, điện tử.
Nhằm thực hiện tốt hơn nữa công tác phát triển nguồn nhân lực, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022-2025. Mục tiêu của kế hoạch này là hỗ trợ đào tạo, hình thành đội ngũ lao động chuyên nghiệp để trở thành lực lượng chính trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn, góp phần nâng tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo, đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế xã hội vùng nghèo, vùng đồng bào DTTS, với chỉ tiêu đào tạo nghề cho 14.800 lao động nông thôn, góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ; bình quân đào tạo khoảng 3.700 người/năm.
Công tác chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động là chức năng số 1, xác định rõ nhiệm vụ đó, chúng tôi cũng đã chỉ đạo các cấp công đoàn, bên cạnh đối tượng người lao động nói chung thì phải quan tâm, chú ý đến người lao động là đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, bất kể cấp Công đoàn ngành Trung ương, Tổng Công ty quản lý hay tỉnh quản lý.
Trong năm 2023 tỉnh đã chỉ đạo thống kê, rà soát công nhân lao động DTTS trong các công ty cà phê, cao su các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác để kịp thời nắm tình hình đời sống, việc làm, những khó khăn cần hỗ trợ, từ đó phối hợp với chủ doanh nghiệp, các các cấp chính quyền kịp thời quan tâm tháo gỡ, giúp lao động người DTTS vươn lên.
Ngoài ra, để giúp người lao động ổn định cuộc sống, nâng cao trình độ, hiệu quả lao động sản xuất để có việc làm và thu nhập ổn định, đồng thời thực hiện tốt Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”, LĐLĐ tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 19/KH-LĐLĐ ngày 17/3/2021 về triển khai Cuộc vận động trong công nhân, viên chức, lao động gắn với các phong trào thi đua yêu nước. Chỉ đạo các cấp công đoàn tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đoàn viên, có kế hoạch cụ thể chăm lo, hỗ trợ cho đoàn viên DTTS để tạo động lực tự giác thay đổi nếp nghĩ, cách làm giúp đoàn viên DTTS vươn lên.
Chúng tôi cũng thường xuyên chỉ đạo các cấp công đoàn tuyên truyền bằng các tấm gương điển hình, mô hình cụ thể dễ nhận diện, dễ hiểu nhằm nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động về thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vươn lên trong học tập công tác, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tuyên truyền giáo dục, làm thay đổi ý thức, tính kỷ luật trong lao động, sản xuất thực sự tiến bộ hơn, động viên, thúc đẩy tính cần cù, chịu khó của đoàn viên, người lao động là người DTTS, mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào công tác, lao động sản xuất. Nâng cao vai trò tiên phong gương mẫu của đoàn viên là người DTTS. Đặc biệt là vận động đoàn viên, người lao động là đồng bào DTTS tự giác tham gia học tập các lớp bổ túc văn hóa, nghiệp nhằm nâng cao trình độ phục vụ tốt nhiệm vụ được giao.
Xin cảm ơn đồng chí!
Từ năm 2021 đến nay LĐLĐ tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ cho 23 đoàn viên là đồng bào DTTS để xây dựng mới, sửa chữa nhà ở theo chương trình “Mái ấm Công đoàn” với số tiền trên 725 triệu đồng; đã giải ngân cho 13 đoàn viên, người lao động là người DTTS vay vốn Quốc gia giải quyết việc làm tổng số tiền 310.400.000 đồng để tăng gia sản xuất, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế gia đình mang lại hiệu quả. Có 4 nữ đoàn viên người DTTS được vay vốn từ Quỹ “Nữ công nhân lao động khó khăn” với số tiền 80.000.000đ. Trong Chương trình “Tết Sum vầy” và “Tháng công nhân” 03 năm qua, LĐLĐ tỉnh Kon Tum đã trao 15.360 lượt suất quà để thăm hỏi, tặng quà cho đoàn người lao động là đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn, bị bệnh hiểm nghèo với số tiền trên 4,8 tỷ đồng. Đầu năm học mới 2022-2023, LĐLĐ tỉnh Kon Tum đã trao 22 suất học bổng cho 22 cháu là con đoàn viên người DTTS vượt khó học giỏi với tổng số tiền 22 triệu đồng. |
Sống chung với hạn mặn Hạn mặn đang diễn ra ở các tỉnh miền Tây. Hàng ngàn hecta lúa bị ảnh hưởng, nhiều con đường sụt lún, nhiều vuông tôm ... |
Phần lớn người lao động muốn nghỉ 5 ngày dịp 30/4 – 1/5 Kết khảo sát, lấy ý kiến trên mạng xã hội của Tổng LĐLĐ Việt Nam cho thấy, 87% bình chọn hoán đổi ngày làm việc ... |
Tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo khẩn vụ tai nạn lao động khiến 1 người tử vong Liên quan đến vụ nổ khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương xảy ra tại Cụm công nghiệp Phú Lâm, huyện Tiên Du, ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 12/09/2024 16:57
Công đoàn ngành Giáo dục TP Đà Nẵng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3
Cơn bão số 3 đã ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc nước ta, gây thiệt hại lớn. Trước tình hình đó, Công đoàn ngành Giáo dục TP. Đà Nẵng đã có công văn kêu gọi toàn ngành vận động ủng hộ.
Hoạt động Công đoàn - 12/09/2024 14:59
LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế phát động hỗ trợ các địa phương thiệt hại do bão số 3
LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phát động chương trình quyên góp ủng hộ Nhân dân các tỉnh miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3 và lũ lụt sau bão.
Hoạt động Công đoàn - 12/09/2024 10:49
Cô giáo 30 năm tận tâm, nhiệt huyết với nghề dạy học ở Thủ đô
Cô Hà Phương Liên, giáo viên Trường Tiểu học Trung Yên (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) không chỉ là người tận tâm với nghề mà còn luôn hết lòng vì lợi ích của đoàn viên, góp phần xây dựng một môi trường làm việc đoàn kết và gắn bó.
Hoạt động Công đoàn - 12/09/2024 07:42
Cô giáo mầm non kiên trì “bám nghề” nhờ công đoàn động viên, hỗ trợ
Về công tác ở một nơi mới mẻ và cuộc sống có nhiều biến cố khiến tôi như rơi xuống vực sâu. Nhưng tình thương của Công đoàn Trường Mầm non Thạnh Phú (xã Mỹ Hưng, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) đã cho tôi cuộc sống mới: lạc quan và tin yêu hơn.
Công đoàn - 11/09/2024 16:47
Công đoàn kêu gọi ủng hộ một ngày lương cho đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Các cấp Công đoàn Việt Nam vận động ủng hộ, hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 với mức phấn đấu là mỗi cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, người lao động một ngày lương/thu nhập trở lên.
Hoạt động Công đoàn - 11/09/2024 12:43
Thái Nguyên: Công nhân vùng lụt ăn ở miễn phí tại công ty
Do tình hình mưa lũ rất phức tạp, các cấp công đoàn tỉnh Thái Nguyên cùng với doanh nghiệp đã ngay lập tức có những phương án hỗ trợ kịp thời cho đoàn viên và người lao động, vừa đảm bảo an toàn và sản xuất kinh doanh.
- Bình Dương: Chính quyền, công đoàn và người dân ủng hộ đồng bào miền Bắc bị bão lũ
- May 10 tuyển nhiều vị trí hấp dẫn tại Hà Nội: Cơ hội thu nhập cao và phát triển lâu dài
- Thông báo dời lịch tổ chức thi vòng 2 kỳ tuyển dụng viên chức đợt 1 năm 2024
- Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ 1 ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024