Doanh nghiệp ngành Dệt may tiếp tục khó khăn, kịch bản nào cho năm 2023?
Kinh tế - Xã hội - 03/01/2023 17:01 PHẠM THUỶ
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2023: Doanh nghiệp gặp nhiều bài toán khó Nhóm ngành nào sẽ hưởng lợi lớn trong năm 2023? Ấn Độ tiếp tục hạn chế xuất khẩu gạo trắng, Việt Nam đón tác động gì? |
Ngành Dệt may tiếp tục gặp khó khăn, kịch bản nào cho năm 2023? Ảnh minh họa: IT |
Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035 nhằm phát triển ngành Dệt may và Da giày thành ngành chủ lực về xuất khẩu của nền kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế, giữ vững vị trí trong nhóm các quốc gia sản xuất và xuất khẩu sản phẩm dệt may, da giày hàng đầu thế giới. Kỳ vọng đến năm 2035, ngành Dệt may và Da giày Việt Nam phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn; hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất trong nước, tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu; phát triển được một số thương hiệu mang tầm khu vực và thế giới.
Chiến lược này hứa hẹn sẽ tạo điều kiện hình thành các khu công nghiệp lớn có xử lý nước thải tập trung, có công nghệ tiên tiến, công nghệ xanh để thu hút đầu tư khâu dệt nhuộm, giải quyết điểm nghẽn về vải cung cấp cho may xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu xuất xứ để nhận ưu đãi thuế từ các hiệp định thương mại tự do.
Quý IV/2022 khó khăn, năm 2023 tiếp tục thiếu đơn hàng
Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu ngành Dệt may vẫn đạt mục tiêu đề ra. Tuy vậy, trong quý IV/2022, nhiều doanh nghiệp (DN) tiếp tục thiếu đơn hàng, đơn giá cũng sụt giảm. Thêm một khó khăn khác, khách hàng đặt hàng tại các DN đưa ra mức giá chỉ bằng 30, 40% mức giá thông thường. Trừ một số DN có khách hàng truyền thống lâu dài thì DN vừa và nhỏ vẫn đang nỗ lực duy trì sản xuất. Tuy mặt bằng chung là rất nhiều DN thiếu đơn hàng. Khả năng kéo dài đến hết quý I/2023.
Sau dịch bệnh kéo dài, từ quý IV/2021, lượng đặt hàng khá lớn. Tuy nhiên, ngay sau đó là chiến sự Nga - Ukraine và khủng hoảng, lạm phát diễn ra. Người dân giảm chi tiêu, đặc biệt là các mặt hàng không thiết yếu như dệt may. Lượng tiêu thụ giảm, tồn kho tăng. Hiện dự đoán tồn kho đang chiếm 20-25%. Nhiều DN xác định quý IV/2022 sản xuất cầm chừng đảm bảo khấu hao, giữ chân người lao động (NLĐ). Việc hy vọng có lãi trong quý IV/2022 khá xa vời.
Trước tình hình này, nhiều DN mong muốn Chính phủ làm việc với các nhà mua hàng lớn để xem xét ưu tiên đơn hàng cho DN Việt Nam. Trong bối cảnh đơn hàng sụt giảm, thì việc phân bổ đơn hàng để duy trì đảm bảo chất lượng hàng hoá, giữ chân NLĐ cũng như năng suất lao động trong sản xuất là rất quan trọng.
DN dệt may, da giày là ngành thâm dụng lao động, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu DN tại Việt Nam nên rất cần nhận được một số chính sách ưu tiên để công nhân, NLĐ có công việc. Nhiều DN mong có gói hỗ trợ cho NLĐ và người sử dụng lao động do tình hình khó khăn. Lùi thời gian đóng BHXH. Đồng thời đề xuất Chính phủ nghiên cứu phương án giảm thuế, ngân hàng giãn room tín dụng cho các DN đang vay, giảm thanh tra, kiểm tra.
Đồng thời, DN mong có nhiều hơn nữa sự phối hợp hợp tác giữa các tổ chức (Sở LĐ,TB & XH, Liên đoàn Lao động,…) để có những chính sách chăm lo bảo vệ NLĐ. Mong muốn các đơn vị tuyên truyền thông tin chính xác, tích cực các chính sách để NLĐ hiểu khó khăn của người sử dụng lao động, DN.
Cải cách thủ tục hành chính và các gói hỗ trợ NLĐ cần được triển khai.
Chính phủ, các cơ quan liên quan xây dựng và tiếp tục kết nối để DN có thể tìm tuyển NLĐ ngay sau khi tình hình kinh tế ổn định để nhanh chóng quay trở lại sản xuất, kinh doanh.
Cụ thể, ông Võ Quang Hùng, đại diện Tập đoàn may Hansae (DN có 20.000 lao động, sau dịch Covid-19 giảm còn 10.000) nhận định: "Lực lượng lao động của Hansae vừa nghỉ phần đông là lao động lớn tuổi, họ đã làm việc trên mười mấy hai mươi năm. Sau đó đi xin việc ở công ty khác thì không được nhận vì lớn tuổi. Mặt khác, khi thị trường tốt trở lại, cần lao động thì để tuyển công nhân đúng ngành May mặc, có kinh nghiệm lại rất khó. Vì thế, chúng tôi đề nghị chính phủ nên có hướng bổ sung về pháp luật lao động để có ưu tiên hỗ trợ cho DN ngành May sử dụng NLĐ lớn tuổi. Ví dụ, tiêu chí: lao động dệt may trên 40 tuổi, có thâm niên, tay nghề. Đồng thời sửa đổi giảm thời hạn đóng BHXH, BHYT xuống còn 10 đến 15 năm cho NLĐ lựa chọn, tuỳ vào kế hoạch tài chính và khả năng đóng của họ. Tránh việc lao động làm đóng bảo hiểm gần đủ ngày chốt sổ thì ồ ạt nghỉ việc để nhận phí một lần. Điều này tạo thêm áp lực về lao động cho ngành may nói riêng và các ngành sản xuất kinh doanh khác".
Đại diện Công ty Pouchen cũng thông tin, tháng 12/2022, Công ty đã sắp xếp cho NLĐ nghỉ luân phiên 5 ngày. Thời gian NLĐ không đi làm sẽ được Công ty trả lương theo vùng. Tuy vậy, sắp tới đây nếu đơn hàng tiếp tục giảm thì DN buộc phải giảm số lượng NLĐ. Đề nghị cơ quan quản lý hướng dẫn xem dùng lí do kinh tế hay thu hẹp sản xuất để cắt giảm lao động. Vì dùng lí do kinh tế thì phải do Chính phủ quy định, còn nếu vì thu hẹp sản xuất thì DN phải vận dụng điều khoản nào để thực hiện cho đúng pháp luật.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng thư kí Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết thêm: "Hiện hầu như các DN may làm gia công không có lãi. Để DN có thể làm FOB (DN chủ động từ khâu nguyên liệu cho đến khi ra sản phẩm cuối cùng) nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao hơn thì trước tình hình khó khăn như hiện nay thì ngân hàng siết, lãi suất tăng quá cao, DN không thể cân đối. Tình hình chung bây giờ là nhãn hàng, người mua xin trả chậm 3 tháng, 6 tháng. DN FOB phải đầu tư vốn rất lớn. Nên cho dù rất cần đơn hàng, nhưng khách khất nợ 3 tháng mới trả tiền thì DN cũng "xin chào thua" với lí do: thà đóng cửa còn hơn là làm mà đợi 3 tháng mới trả tiền. Vì DN phải vay với lãi suất quá cao". Bà Tuyết Mai cũng đề nghị Chính phủ hỗ trợ, nghiên cứu chính sách vay tốt hoặc gói hỗ trợ ban đầu để DN có thể giữ được lực lượng lao động. Không DN nào muốn cho NLĐ nghỉ. Vì biết sau đó tuyển dụng rất khó, đặc biệt ở lĩnh vực dệt may.
Đại diện Công ty May Quảng Việt chia sẻ: "Hiện DN ở Củ Chi có 5.000 lao động thì trong đó có 6% lao động đang mang thai, nuôi con nhỏ. Theo luật thì cứ một NLĐ đang mang thai hay nuôi con nhỏ được giảm 2 giờ/ngày, trong khi lao động có tay nghề thì nghỉ việc để rút BHXH một lần. Điều này dẫn đến những khó khăn rất lớn trong việc duy trì tiến độ, chất lượng đơn hàng. Hiện nay, gói hỗ trợ theo Nghị quyết 68 cho NLĐ gặp khó khăn do đại dịch từ năm 2019 ở hai nhà máy khác của Công ty vẫn chưa được giải quyết".
Cũng là những đóng góp về việc giải quyết chế độ, đại diện Công ty Thuận Phương cho biết, DN đề nghị thủ tục hỗ trợ giải quyết chế độ chính sách cho DN cần nhanh chóng hơn. Như Nghị quyết 68 ban hành từ tháng 6/2021, Công ty làm hồ sơ từ tháng 7/2021 mà đến tháng 1/2022 năm nay, sau khi nghỉ tết Nguyên đán xong, NLĐ mới nhận được khoản tiền hỗ trợ.
Đối với thủ tục hỗ trợ nhà ở cũng vậy, quy định ra từ tháng 3, nhưng liên hệ với địa phương thì địa phương trả lời “phải chờ hướng dẫn của thành phố, của sở mới triển khai được. Cuối cùng, dù nộp đơn từ tháng 1, 2 xin nhận hỗ trợ nhưng tháng 5 mới triển khai, đến tháng 9 mới bắt đầu nhận được tiền”, đại diện Công ty Thuận Phương cho biết thêm.
Trước thách thức, yêu cầu về giải pháp đối với những khó khăn của ngành, ông Trương Văn Cẩm – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VITAS chia sẻ: “Hy vọng khó khăn chỉ kéo dài đến quý I/2023. Và sẽ có hai kịch bản tăng trưởng phát triển cho ngành. Nếu những khó khăn này sẽ chỉ kéo dài đến hết quý I/2023, mục tiêu kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt may năm 2023 kỳ vọng đạt 47, 48 tỷ USD, tăng 8%. Nhưng tình hình khó khăn vẫn tiếp tục kéo dài sau quý I/2023 thì mục tiêu của năm sẽ rơi vào khoảng 46 tỷ USD".
Cũng theo ông Cẩm, đây là tình hình chung mà tất cả các ngành nghề kinh doanh, sản xuất dịch vụ đều không thể tránh khỏi. Trong điều kiện khó khăn như vậy, đối với với ngành Dệt may, giữa các DN trong cùng hệ sinh thái phải chia sẻ lợi ích, không tận dụng cơ hội để làm lợi cho mình mình. Thay vào đó, DN nên thích nghi với điều kiện mới, tranh thủ khi thị trường chậm lại sắp xếp cho NLĐ nghỉ phép, giảm giờ làm, bố trí đào tạo lại lao động. Các DN cần tận dụng thời gian triển khai chương trình mà thị trường yêu cầu: đẩy mạnh xanh hoá, số hoá. Đây là xu hướng tất yếu, và chúng ta bắt buộc phải làm nên DN thực hiện càng sớm càng hiệu quả.
Một công tác nữa mà các DN trong ngành cần thực hiện khi thị trường trầm lắng, đó là liên kết với nhau. Trao đổi, giao lưu học hỏi kinh nghiệm để hình thành chuỗi cung ứng trong nước. Đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, truy xuất nguồn gốc, đáp ứng tiêu chuẩn lao động, không gây ô nhiễm môi trường, xây dựng và phát triển các điều kiện làm việc theo đúng quy định quốc tế nhằm đảm bảo sức khoẻ, tinh thần và năng suất làm việc của NLĐ ở mức cao nhất.
Trong bối cảnh khó khăn của năm 2022, xuất khẩu của ngành Dệt may Việt Nam trong 11 tháng vẫn đạt hơn 41 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ 2021. Với kết quả này, Hiệp hội Dệt May Việt Nam dự báo kim ngạch xuất khẩu năm 2022 của ngành Dệt may Việt Nam ước đạt 44-44,5 tỷ USD. Đối với ngành Da giày, kim ngạch xuất khẩu cả nước 9 tháng đạt được 21 tỷ USD. Riêng TP.HCM, kim ngạch xuất khẩu ngành da giày 9 tháng đầu năm 2022 ước đạt 1,8 tỷ USD, tăng 46% so với cùng kỳ năm 2021. |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 26/12/2024 16:42
Techfest VinhPhuc 2024: Sân chơi khởi nghiệp với 80 gian hàng đa lĩnh vực
Sự kiện “Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ hai, năm 2024” (Techfest VinhPhuc 2024) diễn ra từ ngày 20 - 21/12, với sự tham gia của 80 gian hàng trưng bày sản phẩm từ các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân thuộc nhiều lĩnh vực như công nghệ, nông nghiệp, công nghiệp, y tế, giáo dục và sản phẩm OCOP.
Kinh tế - Xã hội - 26/12/2024 16:17
Cách Masan thúc đẩy phát triển bền vững xuyên suốt hoạt động doanh nghiệp
Là doanh nghiệp dẫn đầu Khối Doanh nghiệp Niêm yết, được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu Việt Nam 2024 do Nhịp cầu Đầu tư tổ chức, Masan Group đạt cả 3 hạng mục tiêu biểu ứng với 3 trụ cột ESG.
Kinh tế - Xã hội - 26/12/2024 14:59
Vĩnh Phúc nằm trong top 10 địa phương hấp dẫn doanh nghiệp lớn
Năm 2024, tỉnh Vĩnh Phúc không chỉ vượt kế hoạch thu hút vốn FDI mà còn lọt vào top 10 địa phương hấp dẫn doanh nghiệp lớn. Thành tựu này tạo động lực mạnh mẽ để tỉnh tiếp tục cải thiện năng lực cạnh tranh, thu hút các nhà đầu tư có công nghệ cao và tiềm lực tài chính mạnh, thúc đẩy sự phát triển bền vững và sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới.
Kinh tế - Xã hội - 26/12/2024 14:29
Vĩnh Phúc đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
Việt Nam SuperPort TM và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển các nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) xuất khẩu sang thị trường Châu Á. Quan hệ đối tác chiến lược này sẽ thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong khu vực, giúp SME dễ dàng tiếp cận thị trường quốc tế.
Kinh tế - Xã hội - 25/12/2024 17:09
XE CỦA NĂM 2025 chính thức mở cổng bình chọn
Chương trình XE CỦA NĂM 2025 chính thức mở cổng bình chọn cho cộng đồng trên trang www.xecuanam.vn từ 15h chiều ngày 25/12/2024 đến 23h59 ngày 3/1/2025 với các phần thưởng giá trị.
Kinh tế - Xã hội - 25/12/2024 17:00
Những khách hàng đầu tiên nói gì về Omoda C5?
Trong tháng 12/2024, Omoda & Jaecoo Việt Nam đã bắt đầu hành trình mang đến những chiếc xe Omoda C5 đầu tiên cho khách hàng ngay tại sự kiện khai trương nhà phân phối mới. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của khách hàng về mẫu xe này.
- Nhiệm vụ cấp bách của Công đoàn trong thực hiện tinh gọn bộ máy
- Techfest VinhPhuc 2024: Sân chơi khởi nghiệp với 80 gian hàng đa lĩnh vực
- Cách Masan thúc đẩy phát triển bền vững xuyên suốt hoạt động doanh nghiệp
- Đón xem lễ trao giải "Vòng tay Công đoàn" và sáng tạo phòng, chống ma túy
- Cô giáo khuyết tật, lấy tri thức làm… “đôi chân”