Mô hình trang trại tổng hợp của chị Nguỵ Thị Ngọc Thuý - đoàn viên Công đoàn UBND phường Quang Phong, thị xã Thái Hoà |
Điểm tựa cho lao động nữ
Xác định hoạt động của Quỹ “Vì nữ CNLĐ nghèo” vừa có ý nghĩa chính trị, vừa có ý nghĩa xã hội, phù hợp với nguyện vọng chính đáng của NLĐ, những năm qua, LĐLĐ thị xã Thái Hoà (Nghệ An) đã tiến hành khảo sát, làm thủ tục cho 20 đoàn viên vay vốn đúng quy trình, đúng mục đích, đồng thời thường xuyên quản lý, theo dõi hiệu quả vốn vay. CĐCS có nữ CNLĐ được vay vốn đã phối hợp tốt với công đoàn cấp trên trong việc giao vốn, quản lý vốn. Tuy nguồn vốn cho vay không lớn, song các đoàn viên được vay vốn đã biết lựa chọn đúng mô hình phù hợp với địa phương, mang lại hiệu quả thiết thực.
Đến thăm mô hình trang trại tổng hợp của chị Nguỵ Thị Ngọc Thuý - đoàn viên Công đoàn UBND phường Quang Phong, thị xã Thái Hoà mới thấy hết được ý nghĩa của đồng vốn mang lại. Sau khi được vay 10 triệu cùng với nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội, gia đình chị Thuý đã mạnh dạn đầu tư đào ao nuôi cá, nuôi 200 con gà, 12 con lợn, làm nhà màng trồng cây dương xỉ... Chị Thuý cho biết: Nhờ vào vốn vay của Quỹ “Vì nữ CNLĐ nghèo”, gia đình tôi đã đầu tư phát triển kinh tế gia đình, giúp gia đình cải thiện và ổn định cuộc sống.
Được tổ chức Công đoàn thị xã Thái Hoà quan tâm, tạo điều kiện cho vay 10 triệu đồng từ Quỹ “Vì nữ CNLĐ nghèo”, cùng với sự hỗ trợ của anh em, bạn bè, gia đình chị Cao Thị Châu - Trung tâm Y tế thị xã Thái Hoà đã đầu tư phát triển mô hình chăn nuôi gà, sau đó kết hợp trồng 3 ha rừng. Đến nay, kinh tế gia đình đã được cải thiện nhiều. Tổng thu nhập bình quân hơn 100 triệu đồng/năm đã giúp gia đình chị vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu.
Với 10 triệu đồng từ Quỹ vì nữ CNLĐ nghèo, mô hình nuôi gà của chị Cao Thị Châu - đoàn viên công đoàn Trung tâm Y tế thị xã Thái Hòa đã giúp gia đình chị ổn định cuộc sống. |
CĐCS Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Nghệ An là một trong những CĐCS tiêu biểu trong sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Quỹ “Vì nữ CNLĐ nghèo”. Anh Hồ Ngọc Quỳnh - Chủ tịch công đoàn trung tâm chia sẻ: Công đoàn đã phối hợp cho 10 chị em vay vốn từ quỹ 100 triệu đồng để triển khai nuôi lợn, gà, bò, tăng gia sản xuất… qua đó đã tạo điều kiện phát triển kinh tế cho các đoàn viên công đoàn. Có thể nói, đây là một cách làm mang lại hiệu quả thiết thực cho đời sống lao động nữ. Những hoạt động như thế này sẽ làm NLĐ tin tưởng hơn vào tổ chức Công đoàn.
Chị Nguyễn Thị Thanh Thuỷ - Trưởng ban Tuyên giáo - Nữ công LĐLĐ tỉnh Nghệ An, cho biết: Mặc dù số tiền được vay từ nguồn quỹ chỉ từ 5 - 10 triệu đồng/người, nhưng chị em phụ nữ đã mạnh dạn bổ sung thêm nguồn vốn của gia đình để đầu tư chăn nuôi gà, vịt đẻ trứng, nuôi lợn, bò, thả cá, cải tạo vườn cây cảnh hoặc cây ăn quả, làm dịch vụ, trồng rừng…
Từ đó, nhiều mô hình kinh tế gia đình giỏi đã được xây dựng và nhân rộng. Nhiều chị đã hoàn trả được vốn vay và tiếp tục duy trì, khai thác được sản phẩm từ nguồn vốn ban đầu để mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất. Quỹ “Vì nữ CNLĐ nghèo” đã và đang trở thành chất xúc tác làm tăng thêm sự gắn kết giữa lao động nữ và tổ chức Công đoàn, làm cho hoạt động của ban nữ công CĐCS thiết thực hơn đối với nữ CNLĐ.
Cần nâng nguồn vốn vay
Đến nay, nguồn Quỹ “Vì nữ CNLĐ nghèo” đã và đang phát huy hiệu quả, giúp tháo gỡ và giải quyết kịp thời những khó khăn trong cuộc sống của CNVCLĐ nữ có thu nhập thấp, tạo điều kiện để họ có thêm nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, đồng thời góp phần phát triển KT-XH của địa phương. Tuy nhiên, qua quá trình triển khai các dự án vay vốn cho thấy, hầu hết các dự án đang có quy mô nhỏ, số vốn cho vay hạn chế, thời hạn cho vay và hoàn trả vốn chỉ trong vòng 2 năm. Vì thế, hiệu quả kinh tế của các dự án chưa cao, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu mong muốn của đông đảo nữ CNVCLĐ.
Chị Cao Thị Châu - đoàn viên Công đoàn Trung tâm Y tế thị xã Thái Hoà, bày tỏ: Do chỉ được vay 10 triệu đồng, hầu hết chị em mới chỉ dừng lại ở những mô hình nhỏ nên thu nhập đem lại chưa cao. Chúng tôi muốn được tiếp cận nguồn vốn vay nhiều hơn để tập trung cho những mô hình lớn, sau 2 năm chuyển sang cho mô hình khác như vậy thì sẽ có hiệu quả hơn. Chị Châu cũng kiến nghị cần giảm bớt thủ tục hành chính, với mức vay 10 triệu đồng như hiện nay chỉ cần tín chấp là phù hợp.
Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nguyễn Thị Thu Nhi, cho biết: Với tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái của CNVCLĐ cùng với hoạt động cho vay vốn có hiệu quả của quỹ “Vì nữ CNLĐ nghèo”, hàng năm Quỹ đã hỗ trợ cho hàng trăm nữ CNVCLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được vay vốn để làm thêm nghề phụ, giúp chị em tăng thêm thu nhập, giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hoạt động của Quỹ có ý nghĩa thiết thực và mang tính nhân văn sâu sắc, góp phần có hiệu quả vào chương trình xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nữ CNVCLĐ và nâng cao vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn, góp phần xây dựng tổ chức Công đoàn thực sự là tổ ấm, là chỗ dựa vững chắc cho đoàn viên công đoàn.
Đến nay, tổng nguồn Quỹ “Vì nữ CNLĐ nghèo” là 4,1 tỷ đồng và đang cho các đơn vị vay 1,9 tỷ đồng. Năm 2019, cho 3 đơn vị vay với số tiền 770 triệu đồng (trong đó, huyện Anh Sơn vay 320 triệu đồng, Tương Dương vay 350 triệu đồng, Nghĩa Đàn vay 100 triệu đồng) và gia hạn thời gian vay cho 2 đơn vị là 500 triệu đồng (trong đó, huyện Đô Lương 300 triệu đồng, thị xã Thái Hoà 200 triệu đồng). |
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 29/3 Tính đến 7h sáng ngày 29/3, Covid-19 đã xuất hiện ở 199 quốc gia và vùng lãnh thổ, trên 662.000 ca nhiễm bệnh với hơn ... |
“Thi thơ vui chiến Cô Vy” Nhằm mục đích tạo sân chơi giải trí cho bạn đọc trong những ngày chống Covid-19, Ban Biên tập Tạp chí Cuocsongantoan.vn quyết định mở ... |
Xin lau bớt đi nước mắt của Mẹ! Lặng lẽ góp một phần vật chất tuy không nhiều, nhưng nỗi lòng người mẹ trước cuộc chiến "chống giặc Covid-19" của đất nước thật ... |