Cần thực chất hơn nữa hoạt động đối thoại tại nơi làm việc
Hoạt động Công đoàn - 17/04/2022 14:06 TẤN MÂN
Đồng chí Tuyết Nhung (người đầu tiên bên trái). Ảnh chụp trước khi có đại dịch Covid-19. Ảnh: Tấn Mân |
Tuy nhiên, thực tế là bên cạnh nhiều doanh nghiệp thực hiện tốt việc tổ chức việc đối thoại tại nơi làm việc, thì hiện vẫn còn nhiều doanh nghiệp lơ là vấn đề này. Phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn đã trao đổi với một số cán bộ Công đoàn về vấn đề trên.
Vẫn biết, trách nhiệm chính việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc là của chủ DN chủ động trong sắp xếp thời gian, địa điểm... Tuy nhiên, với vai trò đại diện quyền lợi cho NLĐ thì tổ chức Công đoàn nên chủ động sắp xếp cụ thể vấn đề tổ chức, nội dung đối thoại và trao đổi với chủ DN để tổ chức hoạt động này.
Đồng chí Phạm Thị Tuyết Nhung – Chủ tịch công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty TNHH Yazaki Eds cho rằng, tuy việc tổ chức đối thoại giữa chủ DN và NLĐ đã được quy định bởi pháp luật, phải đối thoại định kỳ, đối thoại cuối năm.... nhưng thực tế không phải công ty nào cũng làm tốt vấn đề này, chưa nói nội dung các buổi đối thoại có đi vào trọng tâm, có bám sát tâm tư nguyện vọng của NLĐ không hay cứ áp đặt từ cấp trên xuống…
Theo đồng chí Tuyết Nhung, để tổ chức tốt đối thoại tại nơi làm việc thì tổ chức Công đoàn cần tham mưu, tư vấn với chủ DN việc tổ chức như là chọn ngày, chọn nội dung đối thoại sao cho bám sát các vấn đề quan trọng nhất mà hai bên quan tâm. Tại những DN tổ chức tốt việc đối thoại tại nơi làm việc, tổ chức Công đoàn thường thông qua hệ thống cán bộ Công đoàn của mình để tập hợp ý kiến của công nhân từ trước, chọn ra người phát biểu để tránh lan man nội dung, tránh bị trùng ý nhau, mất thời gian...
Cũng theo kinh nghiệm của đồng chí Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Yazaki Eds, hội nghị NLĐ cuối năm cũng là một buổi đối thoại bổ ích. Tránh việc chỉ có ban giám đốc công ty thông tin tình hình sản xuất kinh doanh năm qua, phương hướng năm tới... Các buổi hội nghị NLĐ cần lồng ghép khuyến khích NLĐ nêu kiến nghị trực tiếp với ban giám đốc các vấn đề phúc lợi đoàn viên, lương, trợ cấp, quyền lợi như có con nhỏ, vấn đề ăn ở, an toàn lao động....Nếu khuyến khích công nhân góp ý thì sẽ có nhiều ý kiến thiết thực rất đa dạng bổ ích, vừa có lợi cho NLĐ, vừa có lợi cho công ty.
Quan trọng nhất là khi công nhân nêu ý kiến thì ban giám đốc nên trả lời ngay, cũng như việc trả lời các ý kiến của NLĐ đã nêu trước đây. Có như vậy thì công nhân mới hăng hái góp ý. Ngoài ra, các buổi hội nghị NLĐ cũng lồng ghép tuyên dương khen thưởng những công nhân có góp ý đúng, góp ý làm lợi cho công nhân và công ty. Bên cạnh đó, những ý kiến nào mà NLĐ chưa vừa lòng thì giám đốc DN cùng Công đoàn phải giải thích sao cho họ hiểu và đi đến thống nhất.
Đối thoại tại nơi làm việc. Ảnh chụp tại Công ty TNHH Yazaki Eds trước khi có đại dịch Covid-19. Ảnh: Tấn Mân |
Đồng chí Nguyễn Tài Đương, Chủ tịch CĐCS Công ty Maruichi Sun Steel cho biết, Công ty mình thường xuyên tổ chức đối thoại định kỳ theo quý và đối thoại thông qua hội nghị NLĐ vào mỗi cuối năm. Ngoài ra, trong quá trình làm việc, BCH Công đoàn, các tổ trưởng công đoàn luôn ghi nhận tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của công nhân để gửi lên ban giám đốc. Anh Nguyễn Thái Minh, một công nhân tại Công ty Maruichi Sun Steel chia sẻ với chúng tôi: “Từ khi gắn bó với Công ty, tôi rất hài lòng về các chế độ chính sách ở đây, nhất là Công ty luôn lắng nghe ý kiến và đối thoại trực tiếp với NLĐ. Tại các buổi đối thoại, chúng tôi được nêu ý kiến, vướng mắc của mình tới ban giám đốc và hầu hết các ý kiến của chúng tôi đều được trả lời, được thực hiện nên chúng tôi rất hài lòng, yên tâm làm việc".
Ông Tống Văn Thắng, Giám đốc Công ty Wintech Việt Nam cho biết: “Việc DN chủ động đối thoại với NLĐ rất cần thiết vì khi đó DN sẽ hiểu được NLĐ muốn gì và đáp ứng kịp thời, thỏa đáng rõ ràng cho cả hai phía. Từ đó sẽ hiểu nhau hơn, tránh được những xung đột, mối quan hệ lao động sẽ hài hòa, ổn định...".
Rất tiếc là, vẫn còn nhiều DN thờ ơ với việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc hoặc tổ chức thì chưa thực chất, chỉ làm cho có, gây nên tình trạng ban giám đốc và NLĐ không hiểu nhau nên cứ có điều gì không bằng lòng thì công nhân bàn ra tán vào, tụ tập, thì thầm… có khi bị rủ rê gây chuyện không hay.
Đối thoại tại nơi làm việc (ảnh minh họa). Ảnh chụp trước khi có đại dịch Covid-19. Ảnh: Tấn Mân |
Từ nhiều năm qua, LĐLĐ tỉnh Bình Dương đã tích cực chỉ đạo, hướng dẫn các cấp Công đoàn chú trọng tham gia xây dựng và thực hiện quy chế đối thoại tại nơi làm việc, đối thoại phải bám sát nội dung và sát với tình hình thực tế tại DN... Nhiều DN đã chú trọng thực hiện có hiệu quả nội dung này, và xây dựng được mối quan hệ lao động hài hòa, NLĐ yên tâm lao động sản xuất, gắn bó lâu dài với công ty.
Nhận định chi tiết về VinFast VF8: Thực tế đẹp hơn ảnh, chất lượng vượt tầm giá Thiết kế đẹp, chất lượng hoàn thiện tốt, tăng tốc cực nhanh và đặc biệt mức giá ưu đãi khiến VinFast VF8 trở thành chiếc ... |
Doanh nghiệp cần nhân công, còn lao động thì thiếu việc làm? Theo thông tin vừa đăng tải hôm nay trên Báo Lao động thì nhiều công ty may mặc ở Hà Tĩnh cần tuyển dụng khoảng ... |
“Nâng cao kiến thức về an toàn vệ sinh trong phòng, chống Covid-19 tại nơi làm việc” Công đoàn Y tế Việt Nam, Tạp chí Lao động và Công đoàn, Cục Quản lý Môi trường y tế vừa chính thức phát động .. |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 18:44
Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
Với hơn một thập kỷ gắn bó với Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Bắc Trung Bộ - MICCO, anh Bùi Công Quyền đã trở thành một phần không thể thiếu của đội ngũ lái xe. Nhưng phía sau tay lái ấy là một người đàn ông với những trăn trở, khát vọng vượt xa khỏi công việc hằng ngày.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 17:04
LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
Dự kiến hơn 38.000 đoàn viên, người lao động khó khăn được LĐLĐ tỉnh Long An hỗ trợ, chăm lo Tết.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 16:11
Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
Những năm qua, các cấp Công đoàn tỉnh Long An đã tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm thiết thực, góp phần làm cho diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc…
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 08:44
Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
Căn bệnh trầm cảm sau sinh đã biến tôi từ con người năng động, lạc quan trở thành người sống khép kín, đầy sợ hãi. Tình thương ấm áp, bao dung như người mẹ của cô Huỳnh Lan Phương, nguyên Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phan Văn Trị (phường 07, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) đã giúp tôi có một sự sống mới.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 13:42
Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
Cô giáo Vũ Thị Tú - Trường Mầm non Kiều Mai (phường Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một giáo viên yêu nghề, một công đoàn viên đầy nghị lực. Cô đã vượt qua căn bệnh hiểm nghèo, vẫn hằng ngày vừa công tác, chăm lo cuộc sống gia đình và tiếp tục chống chọi với bệnh tật. Song hành với những tháng ngày đầy gian nan đó, công đoàn trường luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ cô.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 06:38
Nghĩa tình keo sơn ở Công đoàn Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội
Anh Trịnh Xuân Dũng - công nhân bán lẻ xăng dầu tại Petrolimex - Cửa hàng 83 - Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội (Công ty Xăng dầu khu vực I - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) là một tấm gương yêu ngành, yêu nghề và nghị lực vượt lên số phận. Mỗi khi nghĩ về người đồng nghiệp này, trong tôi lại trào lên một cảm xúc khó tả.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng