Cán bộ công đoàn "hiến kế" đẩy mạnh phát triển đoàn viên
Phát triển đoàn viên - 04/03/2024 17:41 Hồng Nhung
Phát triển đoàn viên: "Trong thách thức bao giờ cũng có cơ hội" |
Chưa tương xứng với sự phát triển
Chủ tịch Công đoàn Khu kinh tế Tây Ninh - Nguyễn Thị Kim Liên cho biết, năm 2023, các cấp công đoàn đã kết nạp 853.389 đoàn viên, số đoàn viên thực tăng chỉ có 192.733 đoàn viên. Đây là con số rất thấp so với chỉ tiêu đề ra - tăng thêm 887.666 đoàn viên.
Chủ tịch Công đoàn Khu kinh tế Tây Ninh nêu thực trạng: Sau đại dịch Covid 19, ảnh hưởng của chiến tranh dẫn đến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, phá sản, giải thể, thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm lực lượng lao động đã sụt giảm đoàn viên với số lượng lớn, làm ảnh hưởng đến việc phát triển đoàn viên trong năm 2023 không đạt chỉ tiêu.
Bên cạnh đó, vai trò chủ tịch công đoàn cơ sở (CĐCS) trong đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đoàn viên, người lao động ở một số doanh nghiệp chưa thể hiện rõ nét.
| |
Chủ tịch Công đoàn Khu kinh tế Tây Ninh - Nguyễn Thị Kim Liên phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh: CĐCC |
Đồng quan điểm trên, Phó trưởng Ban Tổ chức Tổng LĐLĐ Việt Nam - Nguyễn Duy Vũ cho rằng: “Công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS chưa tương xứng với sự phát triển của doanh nghiệp và lực lượng lao động”.
Minh chứng rõ hơn cho nhận định này, đồng chí Nguyễn Duy Vũ thông tin, chỉ tiêu phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS nhiệm kỳ 2018-2023 không hoàn thành. Chất lượng hoạt động công đoàn các cấp, nhất là cấp cơ sở một số nơi chưa đáp ứng mong đợi của người lao động.
Quá trình triển khai thực hiện sắp xếp bộ máy theo Quy định số 212-QĐ/TW ngày 30/12/2019 của Ban Bí thư đối với cấp tỉnh, cấp trên trực tiếp cơ sở có nơi còn vướng mắc, chưa đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất về tổ chức bộ máy và biên chế.
Chưa kể, việc triển khai thực hiện mô hình ban ghép ở cấp tỉnh, ngành còn bộc lộ một số bất cập. Mục tiêu cập nhật dữ liệu đoàn viên và đổi thẻ đoàn viên công đoàn đặt ra chưa hoàn thành.
Việc giới thiệu, bồi dưỡng đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét, kết nạp ở doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước còn gặp nhiều khó khăn.
Ban tổ chức Hội thảo cho biết, theo số liệu mới nhất cập nhật (chưa đầy đủ) của 20/29 đơn vị gửi về: Công đoàn các Khu công nghiệp các tỉnh, thành phố phía Nam đã kết nạp mới 143.432 đoàn viên nhưng thực tăng 22.492 đoàn viên, nâng tổng số đoàn viên lên 1.372.669/1.495.491 lao động (hơn 91%). Đồng thời, thành lập mới 215 CĐCS, kết quả 4.122/5.753 doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn (hơn 71%). |
Đánh giá nguyên nhân dẫn đến thực tế này, Phó trưởng Ban Tổ chức Tổng LĐLĐ Việt Nam nêu rõ: “Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền về vị trí, vai trò của tổ chức Công đoàn chưa đầy đủ, có lúc, có nơi chưa được quan tâm đúng mức. Việc phân cấp quản lý về tổ chức, cán bộ chưa phù hợp với đặc thù của công đoàn. Nhiệm vụ giữa các cấp công đoàn còn chồng chéo, dàn trải. Mô hình tổ chức Công đoàn còn bộc lộ một số bất cập. Nhận thức của một bộ phận người lao động về công đoàn chưa đầy đủ, chưa quan tâm đến gia nhập, tham gia hoạt động công đoàn.
Một bộ phận cán bộ công đoàn chậm đổi mới tư duy, năng lực còn hạn chế, chưa thật sự tâm huyết, trách nhiệm với hoạt động công đoàn. Đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên trách thiếu, nhiều biến động, ở cấp cơ sở thường xuyên thay đổi trong khi công tác tập huấn, bồi dưỡng còn hạn chế…”.
|
Ngoài ra, hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới đang đứng trước một thử thách chưa từng có trong tiền lệ, đó là sự cạnh tranh với các tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp, làm cho công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS lại càng trở nên khó khăn hơn.
Từ những khó khăn, thách thức đã được nhận diện, đòi hỏi Công đoàn Việt Nam và các Công đoàn Khu kinh tế, Khu công nghiệp, chế xuất... trên cả nước cần có những cách làm, giải pháp phù hợp trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, bởi vì Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị đã nhận định: “Thời gian tới, số lượng công nhân, lao động tăng nhanh, hoạt động công đoàn tiếp tục mở rộng và chuyển mạnh sang khu vực ngoài nhà nước”.
Tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tổ chức, cán bộ và công tác kiểm tra, giám sát năm 2024, chiều 28/2/2024, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt trong nhiệm kỳ là tập trung phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở (CĐCS). Đồng chí yêu cầu các cấp công đoàn đồng lòng, quyết tâm cao để hoàn thành mục tiêu trong năm 2024 toàn hệ thống phát triển được 1 triệu đoàn viên; đến hết năm 2028 có 15 triệu đoàn viên. |
Đội ngũ chủ tịch CĐCS là nòng cốt
Xây dựng đội ngũ cán bộ CĐCS trong tình hình mới là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và phải được triển khai thực hiện thường xuyên, liên tục và có chiến lược lâu dài. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ này đòi hỏi quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, trong đó tổ chức Công đoàn làm “chủ công” trong triển khai thực hiện và sự nỗ lực tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu vươn lên của đội ngũ chủ tịch CĐCS là nòng cốt.
Đồng chí Trương Văn Phỉ - Phó Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp Bến Cát (Bình Dương) chia sẻ, để xây dựng đội ngũ chủ tịch CĐCS vững mạnh, cần tiếp tục quan tâm tuyển chọn, bố trí cán bộ có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, giản dị, trung thực, có kiến thức, kỹ năng, thái độ tích cực trong công việc.
“Chủ tịch CĐCS phải thực sự trở thành thủ lĩnh của tập thể lao động, thủ lĩnh của tập thể đoàn viên, có năng lực đoàn kết, tập hợp quần chúng vào tổ chức, có tác phong liên hệ mật thiết với đoàn viên, người lao động. Đồng thời, có kỹ năng tổ chức đối thoại giữa người lao động và người sử dụng lao động để giải quyết thấu đáo những vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động. Đặc biệt là những người có bản lĩnh dám đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động”, đồng chí Trương Văn Phỉ nhấn mạnh.
Tăng cường và đa dạng hóa các hình thức đào tạo, bồi dưỡng; đặc biệt, là hình thức tự đào tạo, đào tạo lại, đào tạo trực tuyến… để tạo điều kiện cho đội ngũ chủ tịch CĐCS có thể tiếp cận các chương trình đào tạo một cách thuận lợi, dễ dàng nhất, nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng, phương pháp triển khai thực hiện hoàn thành tốt các nhiệm vụ do cấp trên giao và xử lý tốt các tình huống phát sinh trong thực tiễn.
Phó Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp Bến Cát thẳng thắn bày tỏ, chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế bảo vệ cán bộ công đoàn nói chung và chủ tịch CĐCS nói riêng theo hướng dựa vào thể chế và sức mạnh tập thể; có chính sách hợp lý để hỗ trợ cán bộ công đoàn khi bị người sử dụng lao động sa thải, phân biệt đối xử, cô lập… do đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Bên cạnh đó, cần quan tâm hơn nữa việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ CĐCS, tiếp tục nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách đối với cán bộ CĐCS, tập trung vào việc xây dựng chế độ, chính sách tiền lương, thưởng, phụ cấp; nhất là xây dựng chính sách về bố trí chủ tịch CĐCS chuyên trách khi đủ điều kiện.
Đồng thời, có các hình thức ghi nhận những cống hiến của đội ngũ Chủ tịch CĐCS; có các chính sách ưu đãi trong đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng lâu dài đội ngũ này; có các hình thức động viên khen thưởng kịp thời nhằm tạo động lực để cán bộ công đoàn phấn đấu, làm việc và hoàn thành nhiệm vụ.
Các đại biểu đóng góp ý kiến tích cực tại buổi Hội thảo. Ảnh: CĐCC |
Kiến nghị xử lý doanh nghiệp cản trở người lao động gia nhập công đoàn
Đồng chí Trần Bá Lợi - Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Bình Phước cho rằng cần xây dựng tổ chức Công đoàn theo phương châm "ở đâu có công nhân, ở đó có tổ chức Công đoàn".
Hằng năm, công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS của Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Bình Phước luôn đạt và vượt chỉ tiêu do LĐLĐ tỉnh giao, đặc biệt, năm 2021 số lượng đoàn viên trong các khu công nghiệp tăng lên 6230 đoàn viên (đạt 207.6%); năm 2022, phát triển thêm 6.314 đoàn viên (đạt 100%); năm 2023 con số này là 7.062 (đạt 105%).
Chia sẻ về bí quyết, lãnh đạo Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Bình Phước cho biết, đã tăng cường công tác tuyên truyền thành lập CĐCS tại các doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn. Lãnh đạo, chỉ đạo các CĐCS tổ chức phát động thi đua, tích cực thực hiện việc chuyển đổi số, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, sản xuất, kinh doanh.
Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, thực hiện tốt vai trò chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên,... nhằm thu hút, tăng cường lực lượng tham gia vào tổ chức Công đoàn.
Bên cạnh đó, đơn vị đã tổ chức ký kết quy chế phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan để việc thành lập CĐCS được thuận lợi hơn. Đồng thời, kiến nghị các cơ quan chức năng xử lý nghiêm những doanh nghiệp cố tình gây khó khăn trong công tác thành lập CĐCS và gây cản trở cho người lao động khi có nguyện vọng tham gia tổ chức Công đoàn.
“Nâng cao chất lượng công tác đoàn viên, trong đó tập trung cập nhật, rà soát thông tin đoàn viên, đổi thẻ đoàn viên thông qua phần mềm quản lý đoàn viên. Thêm vào đó, chúng tôi đầu tư nguồn lực về tài chính cho công tác phát triển đoàn viên và thành lập CĐCS”, Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Bình Phước cho hay.
Ngoài ra, đồng chí Trần Bá Lợi cho biết, đơn vị đổi mới cả về nội dung và hình thức các hoạt động phong trào theo hướng thu hút sự tham gia của số đông đoàn viên và người lao động. Nâng cao chất lượng công tác đoàn viên, đồng thời triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động chăm lo lợi ích thiết thực cho đoàn viên.
Đồng chí Lợi nhấn mạnh thêm, chúng ta cần có sự nhạy bén, nhìn ra thời cơ trong nguy cơ như đẩy mạnh việc hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động gặp khó khăn trong đại dịch Covid-19 thời gian qua. Công đoàn đã xây dựng thành công các mô hình "Chuyến xe 0 đồng", "Gian hàng 0 đồng" trong dịp Tết Nguyên đán hằng năm; đẩy mạnh các chương trình phúc lợi đoàn viên công đoàn có tính lâu dài… để từ đó người lao động thấy được vai trò, sự sẻ chia của tổ chức, tận tụy của cán bộ công đoàn, hòa mình vào người lao động và vì người lao động.
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam - Huỳnh Thanh Xuân phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: CĐCC |
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam - Huỳnh Thanh Xuân đánh giá cao sự chủ động, tích cực của Công đoàn Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh khi là đơn vị tổ chức hội thảo "Giải pháp đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên và xây dựng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới".
Đồng chí Huỳnh Thanh Xuân đánh giá, chủ đề hội thảo và các nội dung bàn luận trong hội thảo đã nêu lên rất đúng và trúng thời điểm hiện nay, trong bối cảnh các cấp công đoàn cả nước đang tập trung triển khai Nghị quyết của Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị ban tổ chức hội thảo phối hợp tổng hợp lại nội dung, ý kiến hội thảo để thông báo cho tất cả các CĐCS. Từ đó, có cơ sở tiếp tục thực hiện. Đồng thời, tổng hợp các đề xuất kiến nghị, phối hợp với các ban của Tổng LĐLĐ Việt Nam tham mưu cho thường trực, cho Đoàn Chủ tịch đề ra các biện pháp giải quyết các ý kiến, kiến nghị.
Video: Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam - Huỳnh Thanh Xuân chia sẻ tại Hội thảo.
Theo số liệu tổng hợp của Ban Tổ chức Tổng LĐLĐ Việt Nam, đến nay toàn quốc tại 48 tỉnh có 50 Công đoàn các Khu công nghiệp, Khu kinh tế, Khu chế xuất trực tiếp chỉ đạo, quản lý với hơn 7.800 CĐCS với trên 2,8 triệu đoàn viên. |
4 giải pháp để phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS trong doanh nghiệp Tại Đại hội Công đoàn nhiệm kỳ 2023-2028 các tỉnh khu vực Tây Nguyên đều đề xuất giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả công ... |
Nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn cơ sở là giải pháp đột phá Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở (CĐCS) là nội dung quan trọng được Công đoàn tỉnh Lâm Đồng triển ... |
Công đoàn quyết tâm phát triển thêm 1 triệu đoàn viên năm 2024 Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang nhấn mạnh mục tiêu trên tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tổ chức, ... |
Tin cùng chuyên mục
Phát triển đoàn viên - 01/12/2024 19:50
Chủ tịch Công đoàn các KCN Ninh Thuận: Phát triển đoàn viên tốt cần có kế hoạch, sâu sát và nhiệt huyết
Đồng chí Hồ Thị Xuân Hạnh - Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp (CĐCKCN) tỉnh Ninh Thuận cho hay, kinh nghiệm làm việc của chị trong hoạt động phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở là luôn có kế hoạch rõ ràng, sâu sát đối với địa bàn và nhiệt huyết trong vận động để đạt kết quả tốt.
Phát triển đoàn viên - 25/11/2024 09:38
Thành lập nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên tại Quảng Trị
Nghiệp đoàn cơ sở nghề cá thị trấn Cửa Việt là nghiệp đoàn đầu tiên do LĐLĐ tỉnh Quảng Trị và các cấp công đoàn tuyên truyền, vận động thành lập thành công. Bước đầu, đã thu hút 60 lao động ở khu vực phi chính thức gia nhập tổ chức Công đoàn.
Phát triển đoàn viên - 22/11/2024 18:17
Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
Nghiệp đoàn bốc xếp Cảng cá Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng) hiện có 7 tổ với gần 150 đoàn viên. Các đoàn viên đều làm lâu năm và thuần thục trong khâu bốc xếp, giúp cho các tàu cá thuận lợi trong hành trình vươn khơi bám biển.
Công đoàn - 20/11/2024 08:05
Người bán vé số dạo ở Bạc Liêu tham gia tổ chức Công đoàn
Cuối tháng 10 vừa qua, LĐLĐ huyện Phước Long (tỉnh Bạc Liêu) chính thức thành lập Nghiệp đoàn cơ sở bán vé số thị trấn Phước Long.
Phát triển đoàn viên - 16/11/2024 20:45
Lần đầu tiên thành lập nghiệp đoàn hướng dẫn viên du lịch tại Đà Nẵng
Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP. Đà Nẵng vừa thành lập Nghiệp đoàn dành cho những người hành nghề hướng dẫn viên du lịch của thành phố. Đây là kết quả của những nỗ lực trong một chuỗi hành động trong thời gian ngắn của Công đoàn Đà Nẵng nhằm kết nạp đoàn viên, bảo vệ và chăm lo cho người lao động ở khu vực phi chính thức.
Công đoàn - 10/11/2024 16:33
Thu hút thợ hồ, hớt tóc vào tổ chức Công đoàn
Kinh tế phát triển đã tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ trong công tác quản lý, nhất là việc chăm lo đời sống, bảo vệ quyền lợi cho nhóm lao động tự do, phi chính thức…