Ảnh minh họa |
Thời xa xưa, con người làm việc lúc mặt trời mọc và nghỉ ngơi lúc hoàng hôn, lâu dần, cơ thể tuân theo sự sắp đặt của tự nhiên. Vì thế, việc thức khuya sẽ trái với quy luật tự nhiên, kéo theo những ảnh hưởng đến sức khỏe.
Các chuyên gia cho rằng, thức khuya có thể gây ra 7 tổn thương cho cơ thể.
1. Điếc và ù tai: Thiếu ngủ có thể khiến lượng máu cung cấp cho tai không đủ và gây hại cho thính giác. Việc thức khuya trong thời gian dài có thể gây điếc.
2. Béo phì: Những người thức khuya thường xuyên ăn “đồ đêm” không chỉ khó tiêu hóa mà còn chán ăn vào sáng hôm sau dẫn đến mất cân đối dinh dưỡng, dễ gây béo phì.
3. Tổn thương ngoài da: Da cần nghỉ ngơi, sử dụng kem dưỡng lúc 10 - 11 giờ đêm. Thức khuya nhiều sẽ khiến nội tiết và hệ thần kinh của con người mất cân bằng, dẫn đến da khô, đàn hồi kém, xỉn màu, nổi mụn, thâm nám và các vấn đề khác.
4. Mất trí nhớ: Thần kinh giao cảm của những người thức đêm vẫn hưng phấn vào ban đêm, ban ngày sẽ bị thiếu sinh lực, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, không tập trung được, không phản ứng kịp. Lâu dần có thể xảy ra vấn đề suy ngược thần kinh, mất ngủ.
5. Ảnh hưởng đường tiêu hóa: Các tế bào biểu mô niêm mạc dạ dày của con người được thay mới trung bình 2-3 ngày một lần và nó thường được thực hiện vào ban đêm. Nếu bạn ăn đêm, đường tiêu hóa không được nghỉ ngơi sẽ ảnh hưởng đến quá trình "sửa chữa" của nó. Đồng thời, dạ dày sẽ thúc đẩy quá trình tiết dịch vị và gây kích ứng niêm mạc dạ dày, lâu dần dễ gây bào mòn niêm mạc dạ dày và gây viêm loét.
6. Giảm khả năng miễn dịch: Thường xuyên thức khuya, mệt mỏi, tinh thần suy nhược, khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ suy giảm, các bệnh cảm cúm, dị ứng… sẽ tìm đến bạn một cách bất ngờ.
7. Nguy cơ mắc bệnh tim: Người thức đêm lâu ngày tính khí không được ổn định, nội tạng cũng bị ảnh hưởng và sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim.
Ảnh minh họa |
Nếu phải thức khuya, bạn phải chuẩn bị trước những điều sau:
Tập thể dục vào buổi tối: 17-19 giờ là khoảng thời gian nhiệt độ cơ thể dễ tăng cao nhất, các bài tập thể dục phù hợp có thể nới rộng sự chênh lệch giữa nhiệt độ cơ thể và giờ đi ngủ, giúp bạn nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Nếu bạn vẫn đang làm thêm giờ vào thời điểm này, bạn có thể tập các động tác duỗi eo: ngồi hoặc đứng, khoanh tay, duỗi thẳng tay lên đỉnh đầu, ngẩng cao đầu, hít thở sâu, lặp lại vài lần trong 5-10 phút.
Chia bữa tối thành hai bữa: Ăn đêm sẽ ảnh hưởng đến quá trình bài tiết hormone tăng trưởng, thức ăn chưa tiêu sẽ kích thích dạ dày làm việc và giảm chất lượng giấc ngủ. Do đó, hãy cố gắng ăn tối trước khi đi ngủ 3 tiếng. Nếu cần thức khuya, bạn có thể chia thành hai bữa, bắt đầu ăn đơn giản trong bữa tối bình thường, đến khuya vẫn đói thì ăn ít đi một chút. Điều này có thể làm giảm cặn thức ăn trong dạ dày.
Tắm nước ấm. Nếu muốn nhanh chóng chìm vào giấc ngủ sau khi phải thức khuya, bạn có thể tắm trước khi đi ngủ 10 phút, nhiệt độ nước là 38 ℃, có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, tỏa nhiệt cơ thể, giảm gánh nặng cho xương khớp, cơ bắp, thư giãn cơ thể và tâm trí. Nếu không có thời gian, bạn có thể đắp khăn nóng lên vai, hoặc rửa cổ bằng nước ấm để thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi.
Ảnh minh họa. |
Tư thế co người khi đi ngủ. Cải thiện lưu lượng máu trong các động mạch ngoại vi giúp giảm mệt mỏi và thúc đẩy đi vào giấc ngủ. Sau khi kết thúc công việc muộn, hãy tắt đèn và đi ngủ, bạn cũng có thể co hai đầu gối lại, đặt hai tay quanh đầu gối và ép đùi về phía ngực càng nhiều càng tốt. Giữ nguyên tư thế này một lúc, sau đó hồi phục và thực hiện điều này nhiều lần.
Đừng quên chợp mắt như một biện pháp khắc phục. Có câu tục ngữ: “Một đêm không ngủ, mười đêm không dậy”. Có nghĩa là nếu bạn không ngủ trong một đêm, bạn sẽ không thể bù đắp được sự mất mát cho dù bạn có ngủ thêm mười đêm nữa. Cách khắc phục tốt nhất sau khi thức khuya là ngủ bù vào trưa hôm sau. Những người trẻ tuổi có thể hồi phục trong 2-3 ngày còn những người trên 40 tuổi có thể hồi phục trong khoảng 5 ngày.
Dùng đũa quá lâu có thể gây ung thư? Người ta nói rằng đũa có thể gây ung thư là do aflatoxin sinh ra từ đũa sau thời gian dài sử dụng. Aflatoxin là ... |
Người làm ca đêm cần tránh ăn những thực phẩm nào? Đối với những người đi làm ca đêm cần phải bổ sung những dưỡng chất đầy đủ để bù đắp cho cơ thể trong trạng ... |
Nếp nhăn tố cáo tình trạng sức khỏe của bạn Nếp nhăn không chỉ phản ánh tuổi tác, nó còn là dấu hiệu cảnh báo những bệnh trong cơ thể mà có thể bạn không ... |