Thứ năm 02/05/2024 15:10
CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG VÀ HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI MẤT VIỆC, GIẢM VIỆC

Bài 11: Một số suy nghĩ về Tháng Công nhân

Đời sống - TS. Phạm Thị Thu Lan - Viện Công nhân và Công đoàn

Trải qua hơn một thập kỷ, Tháng Công nhân đã trở thành sự kiện nổi bật thường niên của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Mỗi năm triển khai một chủ đề, nhiều hoạt động đa dạng và phong phú đã được công đoàn các cấp tổ chức, tất cả đều hướng tới đem lại quyền lợi ngày một tốt hơn cho người lao động (NLĐ).
Tháng nào cũng nên là Tháng Công nhân để chăm lo cho người lao động
Bài B6: Chính sách lao động tiền lương - Một số suy nghĩ nhân Tháng Công nhân
Tháng Công nhân đã trở thành sự kiện nổi bật thường niên của tổ chức Công đoàn Việt Nam trong suốt hơn một thập kỷ qua. Ảnh: laodongcongdoan

Chuyển hướng từ hoạt động chăm lo sang hoạt động tiếng nói

Những năm đầu của Tháng Công nhân, các hoạt động được công đoàn tổ chức chủ yếu tập trung vào các hoạt động chăm lo cho NLĐ, bao gồm cả chăm lo đời sống vật chất và tinh thần. Các chương trình giảm giá, hoạt động tặng nhà “Mái ấm Công đoàn”; thăm hỏi, tặng quà đoàn viên, NLĐ gặp khó khăn, bị tai nạn lao động, ốm đau, tặng quà và học bổng cho con em công nhân học giỏi; tổ chức các phong trào như chạy việt dã, thi đấu bóng đá, nấu ăn, cắm hoa; liên hoan văn nghệ, thi tiếng hát công nhân, thi cặp đôi thanh lịch, thi tìm kiếm tài năng… được lựa chọn tổ chức tùy thuộc vào đặc thù của địa phương, ngành và đơn vị. Những năm này, hàng chục triệu công nhân lao động (CNLĐ) trong cả nước đã được hưởng các dịch vụ và lợi ích công đoàn mang lại trong Tháng Công nhân.

Kể từ năm 2016, bên cạnh các hoạt động chăm lo cho NLĐ, công đoàn bắt đầu tổ chức các hoạt động đối thoại giữa CNLĐ với lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Cuộc đối thoại đầu tiên được tổ chức tại Đồng Nai với sự tham gia của 3.000 công nhân ở 8 tỉnh phía Nam với Thủ tướng Chính phủ, qua đó các vấn đề về quyền lợi hợp pháp, chính đáng của NLĐ được nêu ra, được Thủ tướng phản hồi tích cực. Kể từ đó, hàng chục ngàn cuộc đối thoại cấp tỉnh đã được công đoàn tổ chức giữa lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương với CNLĐ; góp phần tăng thêm niềm tin của CNVCLĐ đối với Đảng và Nhà nước, tạo động lực để CNLĐ tiếp tục làm việc, tạo ra của cải, vật chất cho xã hội.

Cần hơn nữa các hoạt động phản biện chính sách và đồng quyết định tại nơi làm việc

Bài B6: Chính sách lao động tiền lương - Một số suy nghĩ nhân Tháng Công nhân
Các nấc thang hiệu quả hoạt động của tổ chức đại diện NLĐ.

Hiện tại, các hoạt động đối thoại được công đoàn tổ chức chủ yếu là kênh để CNLĐ nêu các vấn đề và nguyện vọng đối với lãnh đạo Đảng và Nhà nước, với mong muốn cải thiện quyền lợi ngày một tốt hơn. Mặc dù, các mong muốn của NLĐ đều được các cấp chính quyền quan tâm giải quyết phù hợp, song, trong bối cảnh mới, cần hơn nữa các hoạt động phản biện chính sách và đồng quyết định tại nơi làm việc.

Sự bất ổn trên thế giới (lạm phát, dịch bệnh, xung đột...) làm đứt gãy chuỗi cung ứng, ảnh hưởng tới việc làm và cuộc sống của NLĐ; cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự xuất hiện ngày càng nhiều việc làm thông qua các nền tảng lao động số, dẫn tới sự thay đổi chính sách cho phù hợp là điều đương nhiên. Là tổ chức đại diện NLĐ, công đoàn cần đẩy mạnh vai trò tiếng nói trong tham gia xây dựng và phản biện chính sách để chính sách ngày càng phù hợp hơn đối với sự thay đổi môi trường lao động, nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi NLĐ cũng như đóng góp cho sự phát triển bền vững của Việt Nam.

Bài 11: Chính sách lao động tiền lương - Một số suy nghĩ nhân Tháng Công nhân
Quyền và lợi ích của NLĐ.

Đặc biệt, với tư cách tổ chức đại diện cho NLĐ, công đoàn cần tăng cường vai trò đồng quyết định với người sử dụng lao động (NSDLĐ). Thương lượng tập thể chính là công cụ quan trọng để công đoàn thực hiện vai trò đồng quyết định này. Công đoàn cần tích cực tham gia xây dựng chính sách để đảm bảo các quyền cho NLĐ, trong đó có quyền thương lượng tập thể, thông qua đó cải thiện lợi ích ngày một tốt hơn cho NLĐ.

Bài B6: Chính sách lao động tiền lương - Một số suy nghĩ nhân Tháng Công nhân
Sự bất ổn trên thế giới đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng, ảnh hưởng tới việc làm và cuộc sống của NLĐ. Ảnh: laodongcongdoan.

Xây dựng sức mạnh tổ chức để thực hiện vai trò đồng quyết định

Đồng quyết định đòi hỏi công đoàn phải xây dựng sức mạnh để tạo vị thế bình đẳng với người sử dụng lao động (NSDLĐ), từ đó mới có thể gây ảnh hưởng tới NSDLĐ và thực hiện thương lượng một cách thực chất. Không có vị thế bình đẳng này, thương lượng trở thành “xin - cho”.

Đầu tiên là sức mạnh cấu trúc (structural strength) có được từ thành phần đoàn viên, hay nói cách khác là từ vị trí công việc của đoàn viên tại nơi làm việc. Ví dụ công đoàn có đoàn viên là những NLĐ có kỹ năng khan hiếm trên thị trường lao động hay những NLĐ giỏi, có năng lực và có giá trị đối với doanh nghiệp mà NSDLĐ khó có thể thay thế sẽ tạo cho công đoàn sức mạnh thương lượng trên thị trường lao động. Hoặc công đoàn có đoàn viên giữ vị trí chiến lược trong quy trình sản xuất của doanh nghiệp, nếu những đoàn viên này ngưng việc sẽ gây tổn hại nghiêm trọng tới doanh nghiệp sẽ tạo cho công đoàn sức mạnh thương lượng tại nơi làm việc. Nếu đoàn viên đồng thời có cả hai vị thế này, vừa có năng lực, kỹ năng chuyên biệt và khan hiếm trên thị trường lao động, vừa nắm giữ vị trí chiến lược trong quy trình sản xuất của doanh nghiệp thì công đoàn sẽ đặc biệt mạnh.

Thứ hai là sức mạnh hiệp hội (associational strength), hay nói cách khác là sức mạnh của số đông - là nguồn sức mạnh công đoàn đơn giản có được từ việc có đông đoàn viên. Tuy nhiên, sức mạnh hiệp hội khác với sức mạnh tổ chức. Sức mạnh hiệp hội chỉ đơn thuần là có đông đoàn viên, nhưng rất có thể là đoàn viên thụ động và tham gia công đoàn chỉ với mong muốn được công đoàn bảo vệ hoặc lợi ích cá nhân được đáp ứng. Họ chờ đợi các dịch vụ mà công đoàn có thể cung cấp. Hạn chế của sức mạnh hiệp hội là đoàn viên sẵn sàng đóng đoàn phí để được hưởng lợi ích công đoàn mang lại nhưng không sẵn sàng hành động cùng công đoàn để đạt được mục tiêu của tổ chức.

Thứ ba là sức mạnh tổ chức (organizational strength). Phân biệt sức mạnh tổ chức với sức mạnh hiệp hội là nền tảng để đổi mới hoạt động công đoàn. Sức mạnh tổ chức được tạo ra từ đoàn viên tích cực và không thụ động. "Đoàn kết là sức mạnh" là phương châm của tổ chức Công đoàn. Chỉ kết nạp NLĐ vào công đoàn thôi tự nó không đảm bảo sự thống nhất và đoàn kết trong tổ chức. Xây dựng sức mạnh tổ chức là một quá trình gieo trồng, vun đắp và phát huy sức mạnh của từng cá nhân để mỗi NLĐ tự thấy mình là một phần của tập thể; từ đó sẵn sàng tham gia và đóng góp thực hiện mục tiêu và chính sách của tổ chức. Sức mạnh tổ chức đòi hỏi một quá trình dân chủ trong nội bộ.

Bài B6: Chính sách lao động tiền lương - Một số suy nghĩ nhân Tháng Công nhân
"Đoàn kết là sức mạnh" là phương châm của tổ chức Công đoàn. Ảnh: LĐLĐ TP Đà Nẵng

Thứ tư là sức mạnh thể chế (institutional strength). Sức mạnh hiệp hội và sức mạnh tổ chức sẽ được hỗ trợ nếu có sự thiện chí của NSDLĐ, sự trợ giúp của hệ thống pháp lý và các quyền của tổ chức, cá nhân NLĐ được pháp luật bảo đảm. Tuy nhiên, những sự hỗ trợ về thể chế này có được là nhờ quá trình đấu tranh lâu dài trước đó. Tùy vào thời điểm, sức mạnh thể chế sẽ trở thành nguồn sức mạnh thay thế khi sức mạnh hiệp hội và sức mạnh tổ chức yếu đi. Tuy nhiên, sức mạnh thể chế không tạo ra sức mạnh ổn định và lâu dài cho tổ chức vì thể chế có thể thay đổi. Bộ luật Lao động năm 2019 đã cho phép NLĐ có quyền thành lập các tổ chức đại diện khác ngoài công đoàn. Công đoàn dựa hoàn toàn vào sức mạnh thể chế có thể dẫn tới trạng thái “tự mãn”, bởi công đoàn sẽ dần dần nghiêng về sử dụng sức mạnh thể chế và sao lãng sức mạnh đoàn viên, dẫn tới trạng thái có thể phải lựa chọn giữa bảo vệ thể chế đã có hay phục hồi khả năng đại diện của mình bằng những ý tưởng và sáng kiến sáng tạo hơn.

Trong bốn nguồn sức mạnh nói trên, có tới ba nguồn sức mạnh xuất phát từ đoàn viên là sức mạnh cấu trúc, sức mạnh hiệp hội và sức mạnh tổ chức. Trong nền kinh tế kế hoạch tập trung, mọi vấn đề về quyền lợi và phúc lợi của NLĐ đã được quy định rõ ràng trong chính sách, pháp luật, nên công đoàn có thể phát huy vai trò của mình dựa trên sức mạnh thể chế. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế hiện nay, pháp luật lao động không quy định cụ thể về quyền lợi và phúc lợi mà trao cho các bên thương lượng với nhau, nên công đoàn bắt buộc phải dựa vào sức mạnh của NLĐ để có được vị thế thương lượng, từ đó mới có thể đem lại quyền lợi và phúc lợi ngày một tốt hơn.

Ngoài ra, còn có các nguồn sức mạnh hỗ trợ khác. Sức mạnh của sự trao đổi, giao tiếp hoặc truyền thông (communication strength) nhằm tạo sự thông hiểu lẫn nhau hướng tới thay đổi xã hội và thay đổi quan niệm xã hội về các vấn đề cụ thể một cách dân chủ. Gọi là sức mạnh giao tiếp mà không gọi là sức mạnh tuyên truyền vì tuyên truyền là kênh giao tiếp một chiều. Công đoàn cần giao tiếp hai chiều. Công đoàn cần chứng minh rằng sứ mệnh và bản ngã của công đoàn là đưa đến một xã hội tốt đẹp hơn và công đoàn phải thuyết phục được rằng đây là một mục tiêu có thể đạt được. Muốn vậy, công đoàn cần có tầm nhìn, đồng thời cũng chứng minh rằng bản thân sẽ thúc đẩy và hiện thực hóa tầm nhìn đó.

Những khoản tiền nào của người lao động sẽ tăng khi nâng lương cơ sở? Những khoản tiền nào của người lao động sẽ tăng khi nâng lương cơ sở?

Từ ngày 1/7/2023, một số chế độ chính sách dành cho người lao động sẽ tăng khi mức lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu ...

5 tháng đầu năm, số lượng lao động có việc làm tại Hà Nội giảm 5 tháng đầu năm, số lượng lao động có việc làm tại Hà Nội giảm

Trong 5 tháng đầu năm 2023, Hà Nội đã giải quyết việc làm mới cho 85.784/162.000 lao động, đạt 52,9% kế hoạch giao trong năm, ...

Bài 7: Công ty Quảng An 1 nợ BHXH: Một số lao động đã nhận 1 tháng lương Bài 7: Công ty Quảng An 1 nợ BHXH: Một số lao động đã nhận 1 tháng lương

Sáng 15/6, trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn, các tài xế lái xe buýt Đà Nẵng cho biết, một ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Công nhân vệ sinh gồng mình làm việc giữa cái nắng thiêu đốt

Đời sống -

Công nhân vệ sinh gồng mình làm việc giữa cái nắng thiêu đốt

Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, vất vả nhưng họ luôn cảm thấy tự hào bởi công việc mình làm đã góp phần làm cho môi trường thành phố thêm sạch đẹp...

Công nhân bị nợ lương bươn chải mưu sinh dịp lễ

Người lao động -

Công nhân bị nợ lương bươn chải mưu sinh dịp lễ

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, nhiều công nhân Công ty Dệt Hoà Khánh (Đà Nẵng) vẫn bươn chải để có thu nhập trang trải cuộc sống.

Người lao động làm việc xuyên lễ trên công trường 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Đời sống -

Người lao động làm việc xuyên lễ trên công trường 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Gác lại kỳ nghỉ 30/4-1/5, hàng ngàn kỹ sư, công nhân đang miệt mài lao động trên công trường 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối để đưa dự án về đích đúng hẹn.

Công nhân với vòng luẩn quẩn rút bảo hiểm xã hội một lần

Đời sống -

Công nhân với vòng luẩn quẩn rút bảo hiểm xã hội một lần

Rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần nhưng chỉ đủ trang trải chi phí sinh hoạt trong 2 tháng, nữ công nhân chỉ biết than trời.

Công nhân làm xuyên lễ được tăng lương, tăng tiền ăn

Đời sống -

Công nhân làm xuyên lễ được tăng lương, tăng tiền ăn

Khối lượng công việc tương đương ngày thường trong khi tiền lương được chi trả lại cao hơn là lý do khiến nhiều công nhân hăng hái đăng ký đi làm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Kinh nghiệm khi đi du lịch mùa nắng nóng

Người lao động -

Kinh nghiệm khi đi du lịch mùa nắng nóng

Cả nước đang bước vào đợt nắng nóng đỉnh điểm, kéo dài trong suốt thời gian nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Chúng ta cần đặc biệt lưu ý những kinh nghiệm khi đi du lịch dưới đây để được an toàn và khỏe mạnh.

Bản tin công nhân: Người lao động chọn gửi con ở quê sau dịp lễ Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Người lao động chọn gửi con ở quê sau dịp lễ

Bản tin công nhân ngày 1/5 gồm những nội dung: người lao động ở Bình Dương làm 2 ngày lễ có thu nhập bằng nửa tháng lương; Công nhân lập nhóm giúp đồng nghiệp khó khăn; Người lao động chọn gửi con ở quê sau dịp lễ; Hơn 7.300 trường hợp người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động...

Thời gian nghỉ thai sản người lao động có được tính nâng lương? Tôi công nhân

Thời gian nghỉ thai sản người lao động có được tính nâng lương?

Nếu doanh nghiệp và người lao động đã thống nhất tính thời gian thai sản vào thời gian làm việc xét nâng lương thì người lao động đang nghỉ thai sản sẽ được xem xét nâng lương theo đúng thỏa thuận ban đầu.

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó"

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Bùi Thị Ngọc Thủy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hoàng Mai.

Top 10 đơn vị dẫn đầu cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ Infographic

Top 10 đơn vị dẫn đầu cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ

Cuộc thi trực tuyến CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ do Ban Quan hệ lao động Tổng liên đoàn phối hợp với Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức, diễn ra từ ngày 15/04/2024.
Bản tin công nhân: Lương cao gấp ba, nhiều công nhân tự nguyện làm việc xuyên lễ Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Lương cao gấp ba, nhiều công nhân tự nguyện làm việc xuyên lễ

Bản tin công nhân ngày 30/4 gồm những nội dung sau: Nhiều lao động Đồng Nai đón lễ tại nhà trọ để tiết kiệm chi phí; Giữa nghỉ lễ, hàng chục công nhân vẫn đội nắng nóng 40 độ đòi nợ BHXH; Lương cao gấp ba, nhiều công nhân tự nguyện làm việc xuyên lễ; Nghỉ lễ dài ngày, người lao động làm gì?

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

Bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động theo định hướng Đại hội XIII của Đảng

Đời sống -

Bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động theo định hướng Đại hội XIII của Đảng

Hướng tới mục tiêu cao nhất của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: dân giàu - nước mạnh - dân chủ - công bằng - văn minh, đồng thời góp phần vào mục tiêu của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, một vấn đề quan trọng cần thực hiện đó là chính sách bảo đảm an sinh xã hội. Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, trong những năm qua, công tác bảo đảm an sinh xã hội ở Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, từ quá trình này cũng đặt ra một số vấn đề đòi hỏi phải có những định hướng giải pháp nhằm giải quyết rốt ráo để công tác bảo đảm an sinh xã hội ở Việt Nam đạt kết quả tốt hơn nữa trong thời gian tới.

Bông hoa sống với nghề bằng trái tim nhiệt huyết và yêu thương

Đời sống -

Bông hoa sống với nghề bằng trái tim nhiệt huyết và yêu thương

Đến với miền núi phía Tây huyện hướng Hóa, dưới chân núi Trường Sơn hùng vĩ, có một ngôi trường mang tên Trường Tiểu học Hướng Phùng. Ở nơi đó, có những người thầy, người cô dành trọn cả thanh xuân của mình cho học sinh thân yêu. Khi bước chân đến ngôi trường này, người để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cũng như sự ngưỡng mộ trong mỗi chúng ta là một nữ Phó Hiệu trưởng trẻ trung, thân thiện với khuôn mặt phúc hậu, tác phong nhanh nhẹn và đặc biệt là phong cách giao tiếp hết sức chân tình, cởi mở với mọi người.

Vụ 7 công nhân tử vong: Đau thương người ở lại

Đời sống -

Vụ 7 công nhân tử vong: Đau thương người ở lại

Các công nhân tử vong trong vụ tại nạn lao động tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái đều có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn.

Dành cho người lao động những gì tốt đẹp nhất

Đời sống -

Dành cho người lao động những gì tốt đẹp nhất

Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Thương mại và Xuất nhập khẩu (CPTM&XNK) Việt Hồng Chinh có trụ sở tại TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị luôn đặt lợi ích của người lao động (NLĐ) lên trên hết.

Giải pháp nào để con lao động di cư được sống cùng cha mẹ?

Người lao động -

Giải pháp nào để con lao động di cư được sống cùng cha mẹ?

Tiền lương thấp ảnh hưởng đến quyết định sinh con của 72% người lao động. Đó cũng là lý do 17,6% người lao động di cư cho biết không sống cùng con dưới 18 tuổi.

Lương giáo viên sau cải cách: Thầy cô “nặng” tâm tư

Đời sống -

Lương giáo viên sau cải cách: Thầy cô “nặng” tâm tư

Nghị quyết 27/NQ-TW khẳng định mức lương mới của cán bộ, công chức sẽ không thấp hơn tiền lương hiện hưởng. Thế nhưng, nhiều thầy cô băn khoăn với mức lương sau cải cách.

“Cây sáng kiến” của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá

Đời sống -

“Cây sáng kiến” của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá

Không ngừng học tập, lao động và sáng tạo, những năm qua, anh Lê Đức Vưỡng - Quản đốc xưởng sản xuất của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá (thuộc Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị) đã có nhiều đề tài, sáng kiến, cải tiến giúp nhà máy làm lợi hàng tỉ đồng. Với những cống hiến mang lại nhiều lợi ích thiết thực đó, anh Vưỡng vinh dự là gương mặt tiêu biểu duy nhất của tỉnh Quảng Trị được trao tặng Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh lần thứ IV, năm 2023.

Niềm vui của người lao động dưới “mái ấm Super Horse”

Đời sống -

Niềm vui của người lao động dưới “mái ấm Super Horse”

Thăm nhà máy Super Horse trong một ngày nắng rát, giữa tiếng máy móc, dây chuyền sản xuất khô khốc và ồn ào, chúng tôi tìm thấy những điều thân thương nhất trong đời sống công nhân lao động vốn rất hiếm gặp ở thời công nghiệp hóa.

Cuộc thi Chuyện đời tôi: “Chuyện đời dạy học” đoạt giải Nhất tuần 4

Đời sống -

Cuộc thi Chuyện đời tôi: “Chuyện đời dạy học” đoạt giải Nhất tuần 4

Cuộc thi "Chuyện đời tôi" đang đến hồi kết. Tuần từ 5/4 - 12/4/202 có 31 video dự thi với nội dung khá phong phú, đối tượng dự thi trải rộng ở nhiều ngành nghề.

“Bà đỡ” của lao động nghèo trên quê hương Quảng Trị

Đời sống -

“Bà đỡ” của lao động nghèo trên quê hương Quảng Trị

Trong bối cảnh bức tranh kinh tế có những gam màu tối, không ít doanh nghiệp ngành May đóng cửa thì câu chuyện nữ công nhân may sau bao năm bôn ba xứ người trở về quê lập ra công xưởng, vượt lên bao khốn khó để tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng chục lao động nghèo nhiều năm qua là điểm sáng ở một vùng quê Quảng Trị. Chị là Trần Thị Mỹ Ngọc, hiện là Giám đốc Công ty TNHH May xuất khẩu Đại Song Tiến, xã Triệu Đại, huyện Triệu Phong, Quảng Trị.