Từ ngày 1/7, giáo viên cần biết những quy định mới nào?
Việc làm - tuyển dụng - 26/06/2020 12:10 Ngọc Anh
Mức lương cơ sở của giáo viên sẽ không thay điổ từ 1/7/2020. Ảnh minh họa |
Dưới đây là một số quy định mới liên quan đến giáo viên sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7.
Không được tăng lương cơ sở
Ngày 19/6, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV. Nổi bật trong đó là nội dung: Quốc hội đồng ý chưa điều chỉnh mức lương cơ sở với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và lương hưu từ ngày 1/7/2020.
Cụ thể, Quốc hội đã đồng ý với đề nghị của Chính phủ về việc chưa điều chỉnh tăng lương cơ sở theo tinh thần của Nghị quyết 86/2019/QH14 nhằm chung tay chia sẻ những khó khăn của người dân trên cả nước vì ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 trong những tháng đầu năm 2020.
Đây cũng là tinh thần của Bộ Chính trị nêu tại Kết luận số 77-KL/TW về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Từ 1/7/2020, mức lương cơ sở của giáo viên sẽ không thay đổi, và vẫn được giữ nguyên là 1,49 triệu đồng/tháng.
Tại Nghị quyết này, Quốc hội cũng giao Chính phủ căn cứ vào tình hình thực tế để chủ động báo cáo về thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở.
Nâng chuẩn trình độ
Luật Giáo dục năm 2019 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2020. Ảnh minh họa |
Theo Điều 77 Luật Giáo dục hiện hành, yêu cầu về chuẩn trình độ của giáo viên hiện nay có phần “nới” hơn so với các quy định được nêu tại Luật Giáo dục năm 2019. Cụ thể:
- Giáo viên mầm non: Yêu cầu bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm (sắp tới phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm);
- Giáo viên tiểu học: Yêu cầu bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm (sắp tới là bằng cử nhân sư phạm trở lên);
- Giáo viên trung học cơ sở: Yêu cầu bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm (sắp tới yêu cầu bằng cử nhân sư phạm trở lên).
Đặc biệt riêng với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông nếu môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Ngoài ra, những người chưa đạt chuẩn trình độ nêu trên thì sẽ được thực hiện nâng chuẩn theo lộ trình do Chính phủ quy định (theo khoản 2 Điều 72 Luật Giáo dục năm 2019).
Như đã phân tích ở trên, không bắt buộc mọi giáo viên phải đạt chuẩn trình độ ngay tại thời điểm 1/7/2020 mà sẽ có lộ trình cụ thể để thực hiện nâng chuẩn.
Phụ cấp thâm niên
Giáo viên bị cắt phụ cấp thâm niên nghề theo quy định từ ngày 1/7/2020. Ảnh minh họa |
Luật Giáo dục năm 2019 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2020. Trong đó, một trong những nội dung nổi bật của Luật này là bãi bỏ phụ cấp thâm niên.
Hiện nay, căn cứ theo quy định tại Điều 76 Luật Giáo dục năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, trong cơ cấu tiền lương của giáo viên ngoài tiền lương còn có phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các loại phụ cấp khác.
Thế nhưng, khi Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực thì quy định này đã thay đổi. Cụ thể, thay vì được hưởng các loại phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên... thì giáo viên sẽ được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp cũng như được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề.
Theo đó, thời điểm 1/7/2020, giáo viên sẽ không còn được hưởng phụ cấp thâm niên nghề nữa. Đây cũng chính là tinh thần về cải cách tiền lương nêu tại Nghị quyết số 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Mặt khác, từ 1/7/2020 sẽ không tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng/tháng. Như vậy, hiện chưa có thay đổi về việc áp dụng Luật Giáo dục 2019 nên từ ngày 1/7/2020, giáo viên vẫn bị cắt phụ cấp thâm niên nghề theo quy định.
Làm trái ngành sau 2 năm có phải hoàn trả học phí?
Trên thực tế, để khuyến khích học sinh và sinh viên ngành sư phạm, các đối tượng này sẽ được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học.
Tuy nhiên, tại Khoản 4 Điều 85 Luật Giáo dục cũng có nêu: Người được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt sau 02 năm kể từ khi tốt nghiệp nếu không công tác trong ngành giáo dục hoặc công tác không đủ thời gian thì phải bồi hoàn khoản kinh phí mà Nhà nước đã hỗ trợ. Thời gian hoàn trả tối đa bằng thời gian đào tạo.
Do đó, dù được hỗ trợ học phí và chi phí sinh hoạt nhưng sinh viên, học sinh sư phạm vẫn có thể phải bồi hoàn nếu sau 2 năm ra trường không làm trong ngành Giáo dục hoặc không công tác đủ thời gian quy định.
Không còn được hợp đồng làm việc không xác định thời hạn khi tuyển dụng mới
“Biên chế” hay có thể gọi là hợp đồng làm việc không xác định thời hạn của viên chức. Đây là loại hợp đồng mà hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Luật Viên chức năm 2010, hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng với các trường hợp:
- Sau khi thực hiện xong hợp đồng xác định thời hạn từ đủ 12 - 36 tháng;
- Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập nếu đáp ứng đủ các điều kiện;
- Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập hết thời hạn bổ nhiệm mà không được bổ nhiệm lại nhưng vẫn tiếp tục làm việc ở đơn vị sự nghiệp đó.
Tuy nhiên, từ 1/7/2020, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Viên chức năm 2019, loại hợp đồng này áp dụng với các đối tượng:
- Viên chức được tuyển dụng trước ngày 1/7/2020;
- Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.
Như đã phân tích ở trên, người được tuyển dụng mới từ 1/7/2020 mà không phải do cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức thì đều phải thực hiện hợp đồng làm việc xác định thời hạn.
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 26/6 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 26/6, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã vượt 9,69 triệu người với gần 491 ... |
Nắng nóng kéo dài, coi chừng sốc nhiệt! Không phải công nhân lao động nào cũng dám "nghiến răng" đầu tư máy điều hòa nhiệt độ để chống chọi với nắng nóng. Vì ... |
Trung tâm Văn hoá - Thể thao huyện Gia Lộc không phối hợp với phía điện lực Việc không phối hợp với ngành điện để tiến hành cắt điện khi người lao động thi công căng treo pano dưới đường dây dẫn ... |
Tin cùng chuyên mục
Việc làm - tuyển dụng - 08/12/2024 10:20
Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế tuyển dụng 1.000 lao động
Là doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế vừa thông báo tuyển dụng 1.000 lao động, với 46 vị trí việc làm cho người lao động trong và ngoài tỉnh.
Việc làm - tuyển dụng - 30/11/2024 16:38
5.000 cơ hội việc làm, mở rộng cánh cửa tương lai cho sinh viên
Ngày 30/11/2024, “Ngày hội việc làm sinh viên HUBT năm 2024” diễn ra tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT), mang đến không khí sôi động với sự tham gia của 100 doanh nghiệp và gần 6.000 sinh viên. Sự kiện đã mở ra 5.000 cơ hội việc làm, tạo cầu nối quan trọng giữa sinh viên và các nhà tuyển dụng.
Việc làm - tuyển dụng - 28/11/2024 13:23
Doanh nghiệp may tại Quảng Bình tuyển hơn 600 lao động phổ thông
Hoạt động trong lĩnh vực may công nghiệp, Công ty Cổ phần Đại Thành tại xã Trung Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) vừa có thông báo tuyển dụng 680 lao động phổ thông, với nhiều vị trí việc làm để đáp ứng tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
Việc làm - tuyển dụng - 17/11/2024 12:17
Doanh nghiệp sản xuất gỗ ván ép ở Quảng Bình tuyển hàng trăm lao động phổ thông
Hoạt động trong lĩnh lực sản xuất gỗ ván ép công nghiệp, Công ty CP Gỗ Quảng Phát (Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) đang có nhu cầu tuyển nhiều vị trí việc làm, với hơn 100 lao động.
Việc làm - tuyển dụng - 16/11/2024 16:36
Sơn Hà SSP Việt Nam tuyển nhiều công nhân và kỹ sư: thu nhập hấp dẫn, phúc lợi vượt trội
Để đáp ứng tiến độ sản xuất cuối năm và mở rộng quy mô hoạt động, Công ty TNHH MTV Sơn Hà SSP Việt Nam hiện đang tuyển dụng nhiều vị trí, bao gồm công nhân, kỹ sư cơ khí, kỹ sư điện và nhân viên kiểm tra chất lượng (QC).
Việc làm - tuyển dụng - 09/11/2024 07:00
1.337 vị trí việc làm cho người lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước
Ngày 8/11/2024, tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội diễn ra Hội chợ việc làm dành cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan trở về từ Hàn Quốc và Nhật Bản, thu hút 45 doanh nghiệp với 1.337 vị trí việc làm.