Thanh khoản thấp và thiếu sự dẫn dắt, VN-Index cầm chừng
Kinh tế - Xã hội

Thanh khoản thấp và thiếu sự dẫn dắt, VN-Index cầm chừng

Mai Hương
Tác giả: Mai Hương
Dù đã đi qua tuần đáo hạn phái sinh nhưng thanh khoản của HOSE vẫn chưa được khôi phục rõ rệt. Chỉ số VN-Index trong cả phiên đầu tuần giao dịch giằng co.
Thanh khoản thấp và thiếu sự dẫn dắt, VN-Index cầm chừng

Định vị thị trường

Với tuần giảm điểm thứ 2 liên tiếp, VN-Index đang là một trong những chỉ số chứng khoán có thực lực yếu so với nhiều chỉ số. So với đầu tháng, VN-Index đã giảm 0,37% trong khi NIKKEI 225, KOSPI, STI, JKSE vẫn có thành tích tăng trên 3%.

Trong khi đó, xét về xu hướng kỹ thuật, trạng thái tăng ngắn hạn đã bị đánh mất sau khi xuyên thủng đường MA20 trong tuần vừa qua. Theo đánh giá của ông Bùi Văn Huy, Giám đốc chi nhánh TP.HCM, Công ty Chứng khoán DSC, hiện không có thị trường nào yếu như Việt Nam ở trong ngắn hạn. Thị trường Việt Nam cần phải tự thân lấy lại tâm lý và sẽ không còn chịu ảnh hưởng nhiều từ thế giới.

Chất xúc tác

Tuần vừa qua đã thể hiện rõ sự hụt hẫng của dòng tiền nội trong khi tiền ngoại có tuần bán ròng thứ 4 liên tiếp. Theo thống kê, khối lượng giao dịch bình quân của cả 5 phiên đều dưới mức bình quân 20 phiên.

Câu chuyện về kỳ đáo hạn phái sinh đã kết thúc tuy nhiên thị trường lại đang chuẩn bị cho kỳ nghỉ lễ kéo dài tới đây. Khối lượng giao dịch khớp lệnh của phiên đầu tuần lại còn sụt so với phiên thứ Sáu tuần trước, đạt 451 triệu đơn vị.

Thanh khoản thấp và thiếu sự dẫn dắt, VN-Index cầm chừng ảnh 1

Theo thống kê về giao dịch OMO của Ngân hàng nhà nước (NHNN), hoạt động rút ròng đã trở lại trong tuần vừa qua. Lượng tiền rút là hơn 22 nghìn tỷ đồng. Dù vậy, lãi suất qua đêm vẫn đang duy trì dưới mức 4% cho đến sáng nay.

Vận động nhóm ngành

Trong tuần điều chỉnh, thị trường vẫn có những điểm sáng về nhóm ngành như Chứng khoán và Mía đường, Dược phẩm. Sang tuần mới, trạng thái của các nhóm ngành trong phiên đầu tuần vẫn còn những gương mặt tích cực như AGR (+3,42%), ORS (+2,71%), LSS (+6,97%), VDS (+6,9%), SBT (+2,75%).

Tuy nhiên, sự phân hóa mạnh cũng đã xuất hiện khi các mã SSI (-0,69%), VND (-0,66%), FTS (-4,3%), VCI (-1,42%), BSI (-1,68%) bị chốt lời nhanh. SSI dường như đã phủ nhận hết thành quả tăng giá trong phiên bùng nổ khối lượng tuần trước với việc tiếp tục điều chỉnh giảm.

Các cổ phiếu Ngân hàng hiện nhận được thông tin chính thức về NHNN chấp thuận cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhưng phản ứng cũng không có sự khác biệt quá rõ. PGB (+3,4%), TCB (+2,8%), TPB (+1,3%) lại bị các cổ phiếu như BID (-1,1%), MSB (-1,2%), LPB (-1,8%) triệt tiêu ảnh hưởng.

Cả VN30 lẫn VN-Index gần như không thể trông đợi vào Ngân hàng. Tuy nhiên, các cổ phiếu lớn khác cũng không hoàn thành nhiệm vụ này. Theo thống kê, số lượng các mã tăng/giảm tại VN30 là bằng nhau, đều là 14 mã. Các mã NVL (+3,3%), POW (+1,6%), PDR (+1,5%) lại bị MSN (-4,1%), GAS (-2,4%), MWG (-2,3%) loại bỏ hết tác động.

Dù vẫn có một số cơ hội như TV2 (+6,96%), CTD (+6,91%), LSS, VDS nhưng nhìn chung nhà đầu tư không thể dễ dàng chọn đúng cổ phiếu. Bức tranh giao dịch của cả thị trường vẫn chưa thực sự rõ ràng với việc thiếu định hướng và thanh khoản eo hẹp.

Thanh khoản thấp và thiếu sự dẫn dắt, VN-Index cầm chừng ảnh 2

VN-Index chốt phiên giảm 0,15% xuống 1.041,36 điểm. Tổng giá trị giao dịch sàn đạt gần 9.150 tỷ đồng. Trong khi đó, HNX-Index và UPCoM-Index cũng gần như không biến động đáng kể, giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 1.500 tỷ đồng.

Tin mới hơn

Xiaomi SU7 Ultra lập kỷ lục xe điện thương mại nhanh nhất

Xiaomi SU7 Ultra lập kỷ lục xe điện thương mại nhanh nhất

Với thành tích 7 phút 4,957 giây, Xiaomi SU7 Ultra chính thức trở thành xe điện thương mại có thời gian hoàn thành vòng đua Nürburgring Nordschleife (Đức) nhanh nhất từ trước tới nay.
5 tháng đầu năm, HDBank tặng 2.000 căn nhà tình thương

5 tháng đầu năm, HDBank tặng 2.000 căn nhà tình thương

Trong 5 tháng đầu năm 2025, HDBank đã trao kinh phí xây dựng hơn 2.000 căn nhà tình thương trên cả nước, tiếp nối mạch nguồn yêu thương mà ngân hàng đã lan tỏa trên chặng đường hơn 35 năm qua.
Danh sách 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Danh sách 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Kể từ ngày 12/6/2025, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố. Trong đó có 19 tỉnh và 4 thành phố hình thành sau sắp xếp và 11 tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp.

Tin tức khác

VietinBank: Nhân tài là trái tim của chuyển đổi

VietinBank: Nhân tài là trái tim của chuyển đổi

Trong kỷ nguyên số, VietinBank xác định Chuyển đổi số là một trong bốn trụ cột chiến lược quan trọng giúp VietinBank định hình vị thế tiên phong và kiến tạo tương lai mới. Đó là sự chuyển đổi không chỉ về công nghệ mà còn là bước chuyển mình mạnh mẽ về con người, mô hình hoạt động và tư duy. Để hiện thực hóa Hành trình Chuyển đổi, VietinBank đang đẩy mạnh thu hút nhân tài số, xây dựng môi trường làm việc năng động, sáng tạo.
Quy trình sản xuất thịt ủ mát an toàn, truy xuất được nguồn gốc

Quy trình sản xuất thịt ủ mát an toàn, truy xuất được nguồn gốc

Tại các nước châu Âu, một trong những nơi tiêu thụ thịt nhiều nhất trên thế giới, các công ty sản xuất thịt đã nghiên cứu và sử dụng các công nghệ hiện đại trong quy trình giết mổ - chế biến - bảo quản và vận chuyển để giúp thịt luôn tươi ngon.
Biệt thự Vịnh Bình Minh tại Vinhomes Wonder City: Tài sản kép siêu hiếm dành cho giới đầu tư tinh hoa

Biệt thự Vịnh Bình Minh tại Vinhomes Wonder City: Tài sản kép siêu hiếm dành cho giới đầu tư tinh hoa

Với số lượng giới hạn, thiết kế độc bản cùng chính sách tài chính đột phá, dòng biệt thự tại Vịnh Bình Minh – Vinhomes Wonder City (Đan Phượng, Hà Nội) đang trở thành “tài sản kép” vừa để an cư đỉnh cao, vừa là khoản đầu tư sinh lời bền vững được giới đầu tư săn đón.
Đề xuất bỏ thu lệ phí trước bạ 5% với xe máy đăng ký tại thành phố

Đề xuất bỏ thu lệ phí trước bạ 5% với xe máy đăng ký tại thành phố

Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định mức thu lệ phí trước bạ 5% với xe máy đăng ký tại các thành phố.
Xem thêm