Tạo phúc lợi cho người lao động từ "những thứ bỏ đi"
Phúc lợi đoàn viên
Talk Công đoàn:

Tạo phúc lợi cho người lao động từ "những thứ bỏ đi"

YẾN NHI
Tác giả: YẾN NHI
Trên Talk Công đoàn, anh Ngô Trường Huy - Chủ tịch CĐCS Công ty CP Bê tông Ly tâm Thủ Đức - Long An, chia sẻ về giải pháp tạo thêm nguồn thu cho quỹ công đoàn từ “những thứ bỏ đi”.

Gần 17 năm tận tụy vì lợi ích của người lao động

Chia sẻ trên Talk Công đoàn, anh Ngô Trường Huy cho biết anh là người luôn tận tụy trong công việc với mục tiêu quan trọng nhất là luôn vì người lao động.

"Quê ở Kiên Giang, trước đây, tôi là nhân viên Phòng Kỹ thuật tại Công ty Cổ phần Bê tông Ly Tâm Thủ Đức, TP.HCM, rồi được điều động đến nhà máy tại tỉnh Quảng Ngãi làm Phó Giám đốc sản xuất. Sau đó, tôi được chuyển về chi nhánh Long An và được bầu làm Chủ tịch CĐCS Công ty, tính đến nay đã được gần 17 năm”, anh Huy chia sẻ.

Nhiều năm hoạt động công đoàn, anh Huy thấu hiểu khó khăn, vất vả của người lao động. Do vậy, anh tích cực tham mưu chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho cán bộ, công nhân viên.

Tạo phúc lợi cho người lao động từ "những thứ bỏ đi"
Anh Ngô Trường Huy, Chủ tịch CĐCS Công ty Cổ phần Bê tông ly tâm Thủ Đức - Long An (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) chia sẻ trên Talk Công đoàn. Ảnh: Văn Quân

“Nhận thấy “an cư” thì mới “lạc nghiệp”, tôi trình ý kiến xây dựng khu nhà ở cán bộ, công nhân viên với lãnh đạo Công ty và được thông qua. Năm 2012, khu nhà ở tập thể chính thức đưa vào hoạt động với 38 phòng, mỗi phòng 14m2, tổng kinh phí đầu tư gần 2 tỷ đồng. Cán bộ, nhân viên, công nhân chỉ chi trả các khoản tiền sinh hoạt (điện, nước,...), Công ty không thu phí tiền trọ và ưu tiên các đối tượng như công nhân ở xa, vợ chồng cùng làm việc tại Công ty", anh Huy cho hay.

Ngoài ra, bằng sự đổi mới, không ngừng sáng tạo, tìm tòi những giải pháp để nâng cao chất lượng sống cho người lao động, anh đã có sáng kiến xây dựng nhà võng.

“Trước đây, tôi có dịp tham quan một doanh nghiệp tại Trung Quốc và thấy họ đầu tư nhà nghỉ rất tiện nghi cho người lao động. Tôi muốn áp dụng để công nhân có chỗ nghỉ ngơi sau giờ làm việc. Tuy nhiên, điều kiện không cho phép xây dựng nhà nghỉ cao cấp như vậy nên tôi sáng tạo ra mô hình nhà võng”, anh Huy cho biết.

Hiện tại, sau khu vực gửi xe của Công ty, anh Huy bố trí 2 dãy với 160 chiếc võng và trang bị thêm hệ thống quạt, máy nước nóng, lạnh, tổng kinh phí đầu tư 180 triệu đồng.

Anh còn phối hợp đơn vị cung cấp bữa ăn, yêu cầu họ nấu tại Công ty để CĐCS kiểm soát chất lượng, tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm. Để giảm oi bức khi dùng bữa tại nhà ăn, anh đề xuất lắp hệ thống 4 máy lạnh đứng phục vụ người lao động.

“Muốn làm tốt công tác công đoàn, tôi nghĩ cần có 2 yếu tố quan trọng là đam mê và gần gũi, thấu hiểu người lao động để tạo dựng được niềm tin. Công đoàn phải phát huy tốt vai trò là "cầu nối" giữa người lao động với cấp lãnh đạo, bảo vệ quyền, lợi hợp pháp, chính đáng và đề xuất những chính sách có lợi cho người lao động”, anh Huy chia sẻ.

Sáng kiến tạo thêm nguồn thu cho quỹ công đoàn

Điều đáng nói, theo chia sẻ của anh Huy, hầu hết tất cả những nguồn lực để chăm lo cho đoàn viên và người lao động đều sử dụng từ nguồn quỹ do bán phế liệu có với giá trị khoảng 700 triệu đồng mỗi năm tính đến thời điểm này.

“Công ty chúng tôi đã sản xuất các sản phẩm về bê tông. Trong quá trình sản xuất phát sinh một số cái vật liệu thừa phải bỏ ra ngoài như sắt thép, bê tông. Trước đây, chúng tôi phải tìm đơn vị để xử lý số chất thải này. Sau một thời gian, chúng tôi thấy, điều này vừa tốn tiền để xử lý, vừa không mang lại lợi ích gì cho người lao động. Vì tâm huyết với đoàn viên và người lao động, công đoàn nghĩ tới chuyện đề xuất với lãnh đạo cho công đoàn sử dụng nguồn phế liệu này bán đi lấy tiền để quay lại phục vụ cho những công tác phúc lợi chăm lo cho người lao động”, anh Huy làm rõ.

Tạo phúc lợi cho người lao động từ "những thứ bỏ đi"
Một buổi họp Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở Công ty và các Tổ trưởng Công đoàn. Ảnh: NVCC

Anh Huy cũng cho biết, ban đầu người lao động cũng có phần hoài nghi về hoạt động này của công đoàn, tuy nhiên chỉ sau 1 năm khi thực hiện giải pháp tạo nguồn thu cho công đoàn, tiền thu được đã ngay lập tức quay lại chăm lo cho người lao động.

“Và khi được người lao động tin tưởng, trong quá trinh làm việc, họ sẽ phân loại ngay và xếp gọn từng loại phế liệu khiến cho công việc thu gom và bán cũng nhanh, dễ dàng hơn”, anh Huy cho biết thêm.

Lắng nghe thêm những chia sẻ của anh Ngô Trường Huy trong Talk Công đoàn.

Cách nào để chương trình phúc lợi đến gần hơn với đoàn viên, người lao động? Cách nào để chương trình phúc lợi đến gần hơn với đoàn viên, người lao động?

Ký kết hợp tác với các đối tác để cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng, giá ưu đãi dành cho công nhân lao ...

Tập trung nguồn lực chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động trong tình hình mới Tập trung nguồn lực chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động trong tình hình mới

Nhiều vấn đề thực tiễn, cốt lõi, xác đáng đã được góp ý thẳng thắn tại Hội nghị lấy ý kiến Nghị quyết Tập trung ...

Thêm nhiều phúc lợi hơn cho đoàn viên công đoàn Thêm nhiều phúc lợi hơn cho đoàn viên công đoàn

Sau gần 2 năm ký kết Thỏa thuận hợp tác với các đối tác trong Chương trình “Phúc lợi đoàn viên” nhằm thiết thực chăm ...

Tập trung nguồn lực chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động trong tình hình mới Tập trung nguồn lực chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động trong tình hình mới

Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam mới đây đã ký ban hành Nghị quyết 07/NQ-BCH của Ban Chấp hành về “Tập trung nguồn lực chăm ...

Tin mới hơn

Một buổi khám bệnh, nhiều công nhân thở phào

Một buổi khám bệnh, nhiều công nhân thở phào

Nhân dịp Tháng Công nhân năm 2025, ngày 31/5, LĐLĐ tỉnh Quảng Trị cùng Công đoàn UBND tỉnh và LĐLĐ huyện Vĩnh Linh phối hợp tổ chức chương trình khám, tư vấn sức khỏe, phát thuốc miễn phí cho 150 công nhân lao động trên địa bàn huyện Vĩnh Linh.
Vì bữa ăn ca an toàn, đảm bảo vệ sinh cho người lao động

Vì bữa ăn ca an toàn, đảm bảo vệ sinh cho người lao động

“Cơm ca” là một trong những yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến sức khỏe của người lao động, ảnh hưởng đến năng suất lao động ở mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, trong tháng 5 này, đoàn kiểm tra liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) thành phố Huế đã tiến hành kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo bữa ăn an toàn cho người lao động.
Hạnh phúc khi sống trong những “mái ấm” Công đoàn

Hạnh phúc khi sống trong những “mái ấm” Công đoàn

Tháng Năm lại về, mang theo không khí rộn ràng của Tháng Công nhân – tháng của tình đoàn kết, của sự tri ân và tôn vinh những người lao động ngày đêm đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Giữa vô vàn hoạt động ý nghĩa được triển khai, chương trình "Mái ấm Công đoàn" của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Đà Nẵng nổi bật lên như một biểu tượng đẹp và là một minh chứng sống động cho vai trò và trách nhiệm của tổ chức Công đoàn đối với đoàn viên, người lao động (NLĐ).

Tin tức khác

Người lao động dệt may tiếp cận thông tin – Bài 3: Giải pháp và kiến nghị

Người lao động dệt may tiếp cận thông tin – Bài 3: Giải pháp và kiến nghị

Sau khi nhìn rõ những rào cản pháp lý và hệ lụy nghiêm trọng đến quan hệ lao động, sức khỏe tâm lý, những giải pháp cụ thể từ doanh nghiệp, công đoàn đến chính người lao động đã và đang được thực hiện, để biến quyền tiếp cận thông tin thành năng lực thực chất. Những mô hình tốt, cách làm hiệu quả từ thực tiễn ngành dệt may cho thấy: khi thông tin được trao đúng cách, người lao động không chỉ làm tốt hơn, mà còn sống tốt hơn.
Bài 2: Thiếu thông tin - Vùng tối trong quan hệ lao động ngành May

Bài 2: Thiếu thông tin - Vùng tối trong quan hệ lao động ngành May

Thiếu thông tin không chỉ khiến người lao động bị động trong công việc, mà còn dẫn đến tâm lý bất an, nghi ngờ, thậm chí tổn thương tinh thần kéo dài. Hệ lụy không dừng lại ở cá nhân, mà lan sang cả môi trường làm việc, hiệu quả sản xuất và sự ổn định của doanh nghiệp.
Người lao động dệt may tiếp cận thông tin - Bài 1: Khung lý luận pháp lý và chính sách

Người lao động dệt may tiếp cận thông tin - Bài 1: Khung lý luận pháp lý và chính sách

Khả năng tiếp cận thông tin, từ chính sách lương thưởng, điều kiện làm việc, tới quy trình an toàn lao động không chỉ là một quyền mà còn là phương tiện sống còn để người lao động bảo vệ mình, tồn tại và phát triển trong doanh nghiệp. Trong số đó có những lao động ngành Dệt may.
Siêu thị mini Công đoàn dành cho công nhân Đồng Nai

Siêu thị mini Công đoàn dành cho công nhân Đồng Nai

Tại tỉnh Đồng Nai, các mô hình “Siêu thị mini Công đoàn” đã được triển khai rộng rãi, nhằm cung cấp các sản phẩm thiết yếu với giá ưu đãi cho công nhân. Các siêu thị này không chỉ phục vụ nhu cầu mua sắm mà còn là giải pháp giúp công nhân giảm bớt khó khăn trong cuộc sống.
Siêu thị giảm giá cho người lao động Công ty TNHH Yazaki Eds Việt Nam

Siêu thị giảm giá cho người lao động Công ty TNHH Yazaki Eds Việt Nam

Ra đời từ năm 2010 tại Công ty TNHH Yazaki EDS Việt Nam (Bình Dương), mô hình Siêu thị Công đoàn đã trở thành điểm tựa thiết thực, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Sau nhiều năm hoạt động, mô hình này đã phát huy hiệu quả, thu hút đến 70% công nhân thường xuyên mua sắm.
Kết quả chương trình phúc lợi của LĐLĐ tỉnh Bình Dương

Kết quả chương trình phúc lợi của LĐLĐ tỉnh Bình Dương

Từ năm 2023 đến nay, chương trình “Phúc lợi đoàn viên” do LĐLĐ tỉnh Bình Dương được triển khai, trở thành điểm tựa vững chắc, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo sự gắn bó giữa người lao động và tổ chức Công đoàn.
Xem thêm