![6 điểm mới trong chế độ thai sản năm 2025 cho người tham gia BHXH bắt buộc](https://laodongcongdoan.vn/stores/news_dataimages/2025/022025/05/01/croped/thumbnail/back-050220250205014038.png?250205061126)
![]() |
Bức tranh Nue (Khỏa thân) của Lê Phổ là tác phẩm nghệ thuật được nhà đấu giá Christie's Hong Kong bán thành công với giá gần 1,4 triệu đô la vào ngày 26/5/2019 - Ảnh: Christie's |
Sức nóng từ những cuộc đấu giá
Vào ngày 26/5 vừa qua, giới sưu tầm nghệ thuật Việt Nam hồi hộp theo dõi diễn biến phiên đấu giá Thế kỷ 20 và nghệ thuật đương đại diễn ra tại nhà đấu giá Christie’s Hong Kong. Có tới 138/232 tranh của các họa sĩ Việt Nam trong phiên này và tất cả đều được đấu giá thành công.
Ngôi sao của sàn đấu hôm đó là bức Khỏa thân của họa sĩ Lê Phổ, được bán với mức giá xấp xỉ 1,4 triệu đô la, tăng hơn 250% so với giá khởi điểm, đạt mức giá cao nhất trong lịch sử tranh Việt trên sàn công khai.
Theo một nguồn thông tin đáng tin cậy, tác phẩm nghệ thuật này cùng với hàng loạt tác phẩm tên tuổi của các họa sĩ Việt Nam khác (Tô Ngọc Vân, Lương Xuân Nhị, Nguyễn Phan Chánh...) đều được trở về cố hương.
Sự kiện trên có thể coi là điểm nhấn trong rất nhiều sự kiện diễn ra ở các sàn đấu giá khắp nơi trên thế giới trong vài năm trở lại đây, nơi có sự xuất hiện thường xuyên và liên tục các tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ Việt Nam. Điều đặc biệt, chúng hầu hết được mua bởi các đại gia trong nước.
Ông Nguyễn Mạnh Phúc, một nhà sưu tập tranh "lão thành" ở Hà Nội cho biết: "Tác động từ những cuộc đấu giá trên thế giới dội về Việt Nam đã khiến nhiều người có tiền ở trong nước chuyển sang đầu tư sưu tập tranh dưới sự cố vấn của những người am hiểu chuyên môn".
Còn dưới góc độ là một họa sĩ, ông Trần Huy Oánh chia sẻ: "Rất mừng là bây giờ manh nha có thị trường, bắt nguồn từ các nhà đấu giá. Chính điều đó cũng tác động đến nghệ sĩ trong nước, làm cho không khí hoạt động sôi nổi hơn. Nhiều họa sĩ đương đại cũng bán được tranh thường xuyên để duy trì công việc. Giá tranh tăng lên theo từng năm do nhu cầu của người mua và uy tín của người bán".
Một khoản đầu tư an toàn
Trong thời kỳ chiến tranh, ở Việt Nam xuất hiện một số nhà sưu tập tranh thuần túy để thỏa mãn niềm đam mê, thể hiện sự trân trọng đồng cảm với tài năng và tâm hồn của các nghệ sĩ. Thời bấy giờ việc cho/tặng, hoặc thậm chí đổi tranh lấy... cà phê là chuyện rất bình thường.
Nhiều tác phẩm nghệ thuật được sưu tầm trong những năm tháng đói kém mà vô tư hồn nhiên ấy sau này lại trở thành một tài sản có giá trị kinh tế lớn cho gia đình họ.
Không thể phủ nhận hiệu ứng từ sự thành công của nhiều nhà sưu tập trong quá khứ ấy lan tỏa đến các nhà sưu tầm hiện nay. Nhưng cũng chỉ khoảng 10 năm trở lại đây người Việt mới mua tranh rầm rộ. Họ nhận thức được rằng đó cũng là một kênh vừa để vừa giữ tiền, vừa có lời, lại không ầm ĩ phức tạp như mua bất động sản...
![]() |
Nhà sưu tập Nguyễn Mạnh Phúc trong không gian trưng bày nghệ thuật của mình - Ảnh: Ý Yên |
Trao đổi với phóng viên Cuocsongantoan.vn, nhà sưu tập Nguyễn Minh (Minh "Hàng Chỉ") chia sẻ: "Khi xã hội càng phát triển, đời sống trở nên khấm khá hơn thì nhiều người có nhu cầu thưởng thức nghệ thuật. Họ bắt đầu mua tranh để treo trong nhà. Nhưng khi những bức tranh ấy năm nay mua 1 đồng, năm sau có người sẵn sàng trả giá 2 hoặc 3 đồng thì lại tạo động lực cho họ tiếp tục mua thêm".
Cùng quan điểm ấy, họa sĩ Hoàng Nam Thái cho biết thêm: "Các cụ có câu Phú quý sinh lễ nghĩa. Cái gì cũng đến thời điểm phải bung ra. Nền nghệ thuật Việt Nam đang có sự tăng trưởng, nhiều người bắt đầu cảm nhận được cái đẹp. Đã đến lúc những tác phẩm đẹp được trở về đúng với giá trị của nó. Đầu tư cho nghệ thuật chính là đầu tư cho trí tuệ, cho tâm hồn và cảm xúc của những con người tài năng, độc đáo. Nó khác hẳn với đầu tư bất động sản. Tôi cho rằng đó là một khoản đầu tư an toàn".
![]() |
![]() |