Thứ hai 20/05/2024 17:49
Hà Nội

Sẽ ban hành Nghị quyết về vấn đề di dời các cơ sở ô nhiễm

Đời sống - Vân Anh (TH)

 Danh sách các cơ sở phải di dời theo quy hoạch, xây dựng đô thị tại 12 quận nội thành Hà Nội đã được Sở TN&MT Hà Nội rà soát và xây dựng Nghị quyết trình HĐND thành phố vào tháng 11 tới.
se ban hanh nghi quyet ve van de di doi cac co so o nhiem

Đây là thông tin được đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội cho biết tại hội thảo “Thực trạng công tác quản lý và bảo vệ môi trường trên địa bàn Thủ đô và đề xuất sửa đổi, bổ sung điều 14 của Luật Thủ đô” do Sở TN&MT phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức sáng 30/10.

Phó Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội Lê Tuấn Định cho biết, Luật Thủ đô có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2013, với các cơ chế đặc thù đã góp phần tích cực xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung, công tác bảo vệ môi trường Thủ đô nói riêng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn không ít vướng mắc cần tháo gỡ.

Do đó, Sở TN&MT cùng với Sở Tư pháp tổ chức buổi hội thảo nhằm lấy ý kiến đóng góp của các đơn vị sở ngành, các doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà khoa học để tham mưu cho Thành phố xây dựng, sửa đổi Điều 14 Luật Thủ đô. Mục đích nhằm tạo bước phát triển hoàn chỉnh hơn về những quy định của pháp luật trong lĩnh vực này.

Ông Mai Trọng Thái - Chi cục trưởng Chi cục Môi trường (Sở TN&MT Hà Nội) cho biết, trong 6 năm qua, Luật Thủ đô đã từng bước đi vào cuộc sống, tạo sự chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực bảo vệ môi trường. Thực hiện công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 14 Luật Thủ đô, từ 2015 đến hết 6 tháng đầu năm 2019, Sở TN&MT và các cơ quan quản lý Nhà nước, Công an TP đã tiến hành thanh tra, kiểm tra khoảng hơn 11.000 cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về môi trường đối với hơn 4.000 cơ sở với tổng mức xử lý trên 65 tỷ đồng, góp phần nần cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường.

se ban hanh nghi quyet ve van de di doi cac co so o nhiem

Phó Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội Lê Tuấn Định phát biểu tại hội thảo

Về việc triển khai và vận hành các dự án đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường, Thành phố đã đưa vào vận hành 3 khu xử lý chất thải gồm khu Nam Sơn, Sóc Sơn khoảng (4.500-5.000 tấn/ngày); khu Xuân Sơn, Sơn Tây (1.200-1.400 tấn/ngày), khu xử lý rác Phương Đình, Đan Phượng.

Thành phố cũng đã chấp thuận tập trung đầu tư 4 nhà máy đốt rác phát điện, phấn đấu đến năm 2021 đi vào hoạt động như: Dự án Nhà máy điện rác Sóc Sơn, công suất 4.000 tấn/ngày đêm; Khu xử lý chất thải Đồng Ké, huyện Chương Mỹ, công suất 1.500 tấn/ngày đêm; Dự án xử lý rác thải thu hồi điện Xuân Sơn, công suất 1.000 tấn/ngày đêm; Dự án khí hóa rác thải sinh hoạt thành điện năng, công suất 500 tấn/ngày đêm.

Nhằm tăng cường kiểm soát ô nhiễm trên địa bàn Thủ đô theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Thủ đô, Sở TN&MT Hà Nội đã triển khai thực hiện một số dự án, đề án thử nghiệm xử lý nước sông, hồ. Nhiều dự án đầu tư các cụm công trình đầu mối, trạm bơm đã được đầu tư hiệu quả. UBND Thành phố đã phê duyệt chỉ giới hành lang bảo vệ công trình thủy lợi sông Nhuệ, tỷ lệ 1/500.

Đáng chú ý, danh sách di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường và các cơ sở phải di dời theo quy hoạch, xây dựng đô thị tại 12 quận nội thành Hà Nội đã được Sở TN&MT Hà Nội rà soát và xây dựng Nghị quyết trình HĐND Thành phố vào tháng 11 tới.

Theo đại diện Sở TN&MT, bên cạnh những kết quả đạt được, sau nhiều năm thực hiện theo Luật Thủ đô vẫn còn những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thi hành Luật. Điển hình như nhiều cơ sở công nghiệp, sản xuất kinh doanh, dịch vụ chưa có ý thức chấp hành Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước, Luật Khoáng sản. Không đầu tư xây dựng các công trình xử lý ô nhiễm, các làng nghề hầu như chưa được đầu tư các hệ thống xử lý chất thải. Ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao, tình trạng đổ rác, phế thải không đúng nơi quy định vẫn cồn xảy ra, nhất là phế liệu xây dựng. Việc xây dựng hạ tầng thiếu đồng bộ, không theo kịp tốc độ đô thị hóa, mật độ xây dựng chung cư cao tầng dày, tỷ lệ dân nhập cư vào Thành phố tăng nhanh, rất khó kiểm soát.

Đặc biệt, Luật Bảo vệ môi trường và Luật Thủ đô chưa có quy định về chính sách, cơ chế ưu đãi, khuyến khích hỗ trợ trong lĩnh vực môi trường, nhất là cơ chế chính sách hỗ trợ để di chuyển các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và không phù hợp với quy hoạch ra khỏi khu vực nội thành…

se ban hanh nghi quyet ve van de di doi cac co so o nhiem

Ảnh minh họa.

Trước thực trạng trên, Sở TN&MT Hà Nội kiến nghị UBND Thành phố xem xét quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù trong công tác bảo vệ môi trường. Cụ thể, đối với các dự án về nước thải, chất thải rắn đô thị trong khi nguồn vốn đầu tư của Thành phố còn hạn chế và không thể đáp ứng ngay trong thời gian ngắn, do đó có thể nghiên cứu áp dụng cơ chế chỉ định thầu. Áp dụng hệ thống kiểm soát ô nhiễm tại khu, cụm công nghiệp, các làng nghề.

Hạn chế cấp phép đầu tư cho một số ngành nghề sản xuất, kinh doanh trong khu vực trung tâm đô thị, từng bước điều tiết các ngành nghề sản xuất cho phù hợp với khả năng chịu tải của đô thị, hạn chế ô nhiễm cục bộ tại một số khu vực trong Thành phố như hiện nay. Quy định mức xử phạt riêng đủ mạnh đối với một số hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường như đổ trộm rác thải xây dựng, phân bùn bể phốt, chất thải nguy hại, không đầu tư hệ thống xử lý nước thải…

Đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 14 Luật Thủ đô có liên quan để phù hợp với lĩnh vực chuyên ngành, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Nguyễn Thanh Hải cho rằng tại khoản 2 Điều 14 nên quy định “nghiêm cấm xả chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép ra môi trường” thay vì “nghiêm cấm xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường”.

Ngoài ra, bổ thêm nội dung quy định đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp nằm ngoài các khu, cụm công nghiệp, nhất là các cơ sở nằm xen kẽ trong khu dân cư, trong nội đô như “Nghiêm cấm các cơ sở sản xuất công nghiệp nằm ngoài các khu, cụm công nghiệp có hành vi xả nước thải, khí thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép ra ngoài môi trường. Các cơ sở nằm xen kẽ trong khu dân cư, trong nội đô phải xây dựng kế hoạch di dời sản xuất vào các khu, cụm công nghiệp”.

GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho rằng, sau khi Luật Thủ đô ra đời, công tác môi trường của Thành phố Hà Nội có nhiều tiến bộ như trồng 1 triệu cây xanh, lắp 10 trạm quan trắc không khí… Luật có quy định ngắn gọn về công tác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên để thực hiện tốt những quy định trong Luật cần có văn bản hướng dẫn thi hành tuy nhiên hiện Luật Thủ đô chưa có văn bản hướng dẫn thực thi.

UBND Thành phố Hà Nội sau khi sửa đổi ban hành nên nêu đầy đủ hơn về mọi khía cạnh của môi trường Hà Nội, có hướng dẫn thi hành càng cụ thể càng tốt. Có thể lấy ví dụ như thực tế ô nhiễm không khí tại Hà Nội không đến mức gây hoang mang cho người dân như thời gian qua nếu có quy định thật cụ thể về thông tin kịp thời những chỉ số quan trắc, quy định về nguồn cung cấp chỉ số quan trắc..

se ban hanh nghi quyet ve van de di doi cac co so o nhiem Ba công ty gây ô nhiễm môi trường bị xử phạt gần 600 triệu đồng

UBND tỉnh Phú Thọ vừa ra quyết định xử phạt hàng trăm triệu đồng đối với 3 công ty có hành vi gây ô nhiễm ...

se ban hanh nghi quyet ve van de di doi cac co so o nhiem Người dân tham gia giám sát xử lý dịch tồn của nhà máy cồn Ethanol Đại Tân

Ngày 24/10, ông Hồ Thanh Phương (Trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) xác nhận, hiện nay, nhà máy cồn ...

se ban hanh nghi quyet ve van de di doi cac co so o nhiem Ô nhiễm tiếng ồn ở khu vực khai thác than: Người dân nơm nớp lo sợ!

Nhiều người dân ở khu vực khai thác than tại phường Phương Đông và phường Thanh Sơn (Quảng Ninh) luôn phải sống trong tình trạng ...

reatimes.vn daidoanket.vn
Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đội trưởng Nguyễn Hải Nam - người truyền lửa đam mê trong công việc

Đời sống -

Đội trưởng Nguyễn Hải Nam - người truyền lửa đam mê trong công việc

Vốn sinh ra trong gia đình trí thức ở thành phố, từ nhỏ đến lớn không phải động việc chân tay nhiều, nhưng nhìn anh xắn quần gánh bộ tó ba chân lội phăng phăng giữa nước lụt trong các đợt xử lý sự cố… anh em công nhân trẻ như được tiếp thêm động lực để hoàn thành nhiệm vụ. Anh là Nguyễn Hải Nam - Đội trưởng Đội Quản lý vận hành lưới điện cao thế Quảng Trị, Công ty Điện lực Quảng Trị

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Huyền - Người giúp ước mơ đi xa…

Đời sống -

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Huyền - Người giúp ước mơ đi xa…

Gắn bó với trường 20 năm qua, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên dạy môn ngữ văn vẫn bâng khuâng, tha thiết với nghề dạy học như những ngày đầu đặt chân lên mảnh đất này.

5 lý do đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu từ 1/7

Người lao động -

5 lý do đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu từ 1/7

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa đề xuất Chính phủ ban hành nghị định điều chỉnh tăng 6% lương tối thiểu, từ 1/7/2024.

Ngôi trường nhân văn ở chốn thâm sơn

Người lao động -

Ngôi trường nhân văn ở chốn thâm sơn

Nếu dùng từ gì đó ngắn nhất để đánh giá những việc làm của Công đoàn Trường Tiểu học Thanh (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) trong những năm qua, có lẽ tôi sẽ dùng hai chữ “Nhân văn và nhân văn”.

Có tâm lý rút bảo hiểm xã hội một lần cho an toàn?

Đời sống -

Có tâm lý rút bảo hiểm xã hội một lần cho an toàn?

Đây là vấn đề được cán bộ công đoàn nêu tại Hội nghị tiếp xúc cử tri, lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) diễn ra tại Hà Nội, chiều 13/5/2024.

Công đoàn Trường Mầm non Triệu Long: tổ ấm thứ hai của mỗi đoàn viên

Đời sống -

Công đoàn Trường Mầm non Triệu Long: tổ ấm thứ hai của mỗi đoàn viên

Thời gian qua, Công đoàn Trường Mầm non Triệu Long (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) luôn đồng hành cùng với Ban Giám hiệu và tập thể nhà trường trong mọi hoạt động; thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn.

Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu

Đồng chí Lại Hoàng Dũng, Chủ tịch Công đoàn Công ty Samsung Điện tử Việt Nam chia sẻ về chăm sóc sức khỏe tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

Chế độ dưỡng sức sau sinh, mọi lao động nữ nên biết Tôi công nhân

Chế độ dưỡng sức sau sinh, mọi lao động nữ nên biết

Nếu đủ điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, lao động nữ sinh con được hưởng chế độ thai sản. Trường hợp lao động nữ đi làm việc trở lại khi chưa hết thời gian nghỉ thai sản sẽ không được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh.

Đón xem Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu

Talk Công đoàn 20 giờ ngày 18/5/2024 là chia sẻ của đồng chí Lại Hoàng Dũng, Chủ tịch Công đoàn Công ty Samsung Điện tử Việt Nam về chăm sóc sức khỏe tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

Diễn đàn "Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024" Infographic

Diễn đàn "Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024"

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang chuẩn bị tổ chức Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024”, dự kiến tổ chức ngày 26/05/2024.
Bản tin công nhân: Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống? Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống?

Bản tin công nhân ngày 6/5 gồm những nội dung: Nhiều người lao động muốn nghỉ việc để “chạy luật” bảo hiểm xã hội; Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống? Đại diện công nhân TP HCM: "Nhà ở xã hội chỉ thấy trên tivi";35 bệnh nghề nghiệp được đề xuất hưởng BHXH...

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

Người chị em thân thiết trong ngôi nhà chung Công đoàn ngành Y tế

Đời sống -

Người chị em thân thiết trong ngôi nhà chung Công đoàn ngành Y tế

Với vai trò là người đứng đầu của tổ chức đại diện cho công chức, viên chức, lao động ngành Y tế của tỉnh Quảng Trị, đồng chí Nguyễn Thị Minh Tuyết - Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế luôn hành động vì mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Đặc biệt, mỗi việc làm đều thể hiện sự quan tâm, chăm lo đoàn viên, người lao động vào những thời khắc cam go, khắc nghiệt nhất đã không ngừng khẳng định tinh thần đồng đội, tình thân thiết của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn.

Lễ cưới tập thể cho công nhân tại Hải Dương: Ấm áp và hạnh phúc ngập tràn

Đời sống -

Lễ cưới tập thể cho công nhân tại Hải Dương: Ấm áp và hạnh phúc ngập tràn

Lễ cưới tập thể cho 7 cặp đôi cô dâu chú rể là công nhân lần đầu tiên được Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh Hải Dương tổ chức ngày 5/5 trong bầu không khí ấm áp, xúc động và hạnh phúc ngập tràn.

Nỗi đau gia đình nạn nhân vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Đời sống -

Nỗi đau gia đình nạn nhân vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Sẽ không có gì bù đắp được những nỗi đau tận cùng khi nhiều gia đình mãi mãi mất đi người thân sau tai nạn lao động.

Niềm vui của cô giáo sau 12 năm về nhà chồng

Đời sống -

Niềm vui của cô giáo sau 12 năm về nhà chồng

Sau 12 năm về nhà chồng, nhờ chương trình "Mái ấm Công đoàn", cô giáo Phạm Thị Thu Trang - đoàn viên Công đoàn Trường Tiểu học Tây Bắc Sơn (xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã có thể thực hiện được ước mơ về ngôi nhà riêng cho gia đình nhỏ của mình.

Công đoàn nhà trường đồng hành với học sinh thiểu số ở đô thị vàng

Đời sống -

Công đoàn nhà trường đồng hành với học sinh thiểu số ở đô thị vàng

Song hành với việc vận động học sinh đến trường, học sinh có nguy cơ bỏ học, bằng sự quan tâm cả vật chất và tinh thần, đoàn viên, nhân viên Trường THCS Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị) cũng thường xuyên tổ chức các lớp phụ đạo để bổ trợ kiến thức cho các em học sinh người dân tộc thiểu số. “Chúng tôi sẽ không bỏ rơi học sinh nào lại phía sau”, thầy Trần Ngọc Định - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường quả quyết.

Công nhân vệ sinh gồng mình làm việc giữa cái nắng thiêu đốt

Đời sống -

Công nhân vệ sinh gồng mình làm việc giữa cái nắng thiêu đốt

Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, vất vả nhưng họ luôn cảm thấy tự hào bởi công việc mình làm đã góp phần làm cho môi trường thành phố thêm sạch đẹp...

Công nhân bị nợ lương bươn chải mưu sinh dịp lễ

Người lao động -

Công nhân bị nợ lương bươn chải mưu sinh dịp lễ

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, nhiều công nhân Công ty Dệt Hoà Khánh (Đà Nẵng) vẫn bươn chải để có thu nhập trang trải cuộc sống.

Người lao động làm việc xuyên lễ trên công trường 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Đời sống -

Người lao động làm việc xuyên lễ trên công trường 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Gác lại kỳ nghỉ 30/4-1/5, hàng ngàn kỹ sư, công nhân đang miệt mài lao động trên công trường 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối để đưa dự án về đích đúng hẹn.

Công nhân với vòng luẩn quẩn rút bảo hiểm xã hội một lần

Đời sống -

Công nhân với vòng luẩn quẩn rút bảo hiểm xã hội một lần

Rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần nhưng chỉ đủ trang trải chi phí sinh hoạt trong 2 tháng, nữ công nhân chỉ biết than trời.

Công nhân làm xuyên lễ được tăng lương, tăng tiền ăn

Đời sống -

Công nhân làm xuyên lễ được tăng lương, tăng tiền ăn

Khối lượng công việc tương đương ngày thường trong khi tiền lương được chi trả lại cao hơn là lý do khiến nhiều công nhân hăng hái đăng ký đi làm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.