Công nhân dọn vệ sinh trong buồng nuôi nhốt thú dữ |
Được biết, những công nhân làm ở bộ phận nuôi thú dữ như anh Phúc (49 tuổi, phường Quan Hoa, Q. Cầu Giấy) hiện tại đang có mức thu nhập cao nhất tại Công ty TNHH MTV Vườn thú Hà Nội, với mức lương dao động trung bình từ 5-5,5 triệu đồng. Tuy mức lương cao như vậy, nhưng để đảm bảo nhu cầu cuộc sống của gia đình thì vẫn chưa đủ, nhất là trong điều kiện anh Phúc – hai vợ chồng cùng làm công nhân, con cái thì đang tuổi ăn học.
Do đó, để kiếm thêm thu nhập cho gia đình, hàng ngày tranh thủ khi hết thời gian làm việc tại vườn thú, anh Phúc thường chạy thêm xe ôm và giao hàng. Với những công việc này, mỗi tháng ngoài lương chính anh Phúc kiếm thêm được khoảng từ 1-2 triệu, phụ giúp vợ chồng anh rất nhiều để trang trải cuộc sống, nhất là vào những lúc đóng học cho con hoặc khi phải đi đám hiếu, đám hỷ.
Anh Phúc chia sẻ những điều trên qua điện thoại với phóng viên khi đang ngồi đợi ở một cổng trường học để đón học sinh. Cũng qua đây, anh Phúc cho biết, trong tổ anh đang quản lý có 10 người công nhân, ngoài một số công nhân nhận được sự hỗ trợ từ gia đình thì cũng có những công nhân phải làm thêm ở ngoài như đi giúp việc nhà, nấu cơm thuê…
Anh Nguyễn Quang Phúc chăm sóc thú dữ tại vườn thú |
Điển hình trong số đó là trường hợp của chị N.P.L (50 tuổi, Q. Long Biên), tuy hiện nay chị L đã nghỉ làm thêm vì hai con đã lớn, nhưng trước đó (từ năm 2006 trở về) để trang trải cho cuộc sống gia đình, chị L phải làm thêm công việc bán hàng ở tạp hóa, làm từ 11h30 cho tới 16h chiều với mức lương khoảng 2 triệu/tháng. Theo chị L, số tiền kiếm được từ công việc làm thêm này bằng một nửa tiền lương mà chị được vườn thú chi trả hàng tháng. Bên cạnh đó, do nhà có vườn nên chị L cũng phải tăng gia nuôi gà thì mới đủ tiền trang trải cho hai con ăn học.
Ngoài những công việc làm thêm ở ngoài và tăng gia như chị L, trong một lần đến vườn thú công tác, phóng viên cũng nhìn thấy một số công nhân áo xanh tranh thủ thời gian nghỉ trưa, ngồi ven đường đi bộ bán một số đồ dùng, đồ ăn vặt cho khách thăm quan để tăng thu nhập.
Tuy cuộc sống khắc nghiệt là vậy nhưng vì yêu nghề, nên nhiều công nhân vẫn cố gắng bám trụ. “Dường như cái nghề này có ma lực hay sao đấy, bởi đã bao lần định cầm đơn xin thôi việc, nhưng nghĩ sao rồi lại thôi”, chị L chia sẻ.
Công nhân rải thức ăn trong khu triển lãm thú |
Hiện tại công việc nuôi thú dữ tại vườn thú chia làm 3 ca, công nhân làm ca sáng từ 7h45-11h, công nhân làm ca chiều từ 13h30-16h30, công nhân là ca đêm từ 16h chiều cho tới 7h30 sáng hôm sau. Chia sẻ về tính chất công việc này, anh Phúc cho biết nghề này có 3 cái vất vả, vất vả thứ nhất là nặng nhọc vào những lúc di chuyển cũi (để nhốt, tiêm phòng dịch, chữa bệnh cho thú), vất vả thứ hai là nguy hiểm vì thường xuyên phải tiếp xúc với thú dữ (gấu, báo, hổ, sư tử) và cái vất vả thứ ba là độc hại vì làm việc trong môi trường có phân, nước giải, mồ hôi… của thú dữ rất hăng, khó chịu.
Nữ công nhân được coi là "người mẹ thứ hai" của sư tử Donald Trump |
Bởi vậy, từ thực tế đó, anh Phúc cũng như nhiều công nhân khác tại vườn thú đều mong muốn: "Công ty hỗ trợ thêm một phần tiền lương để người lao động chúng tôi an tâm làm việc”.
Được biết, sau một số lần cắt giảm nhân sự, tới thời điểm tháng 12/2019, có khoảng 544 lao động đang công tác tại vườn thú, trong đó có khoảng 427 lao động trực tiếp. Công nhân công tác tại đây, chủ yếu đến từ các quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Ba Đình.
Gia đình khách thăm quan chăm chú quan sát sư tử Nam (bố đẻ của sư tử Donald Trump) |
Ngoài công nhân làm ở bộ phận duy trì chăn nuôi động vật (có nuôi thú dữ), còn có công nhân làm ở bộ phận duy trì cây xanh, sản xuất cây xanh, duy trì xây lắp, quản lý vé và bảo vệ. Trong đó, công nhân làm ở bộ phận nuôi thú dữ được đánh giá là nguy hiểm nhất.
“Trong công việc hàng ngày, công nhân phải thực hiện đúng Quy trình kỹ thuật và các Nội quy an toàn lao động tại từng khu vực nuôi động vật để đảm bảo an toàn cho người và động vật. Đặc biệt với nhóm loài thú dữ: hổ, báo, sư tử, gấu… chỉ cần sơ suất, không thực hiện đúng Nội quy an toàn là có thể nguy hiểm trực tiếp đến người công nhân. Với một số loài động vật công nhân tác nghiệp phải vào chuồng tiếp xúc trực tiếp với con vật như: Voi, thú móng guốc, chim họ Trĩ (đặc biệt loài Công), Cá sấu… cũng luôn phải đề phòng, cảnh giác, khi làm việc trong chuồng phải có ít nhất 2 người để cảnh giới cho nhau”, bà Nguyễn Thị Kim Thoa, Trưởng Phòng Tổ chức - Hành chính Công ty cho biết.
Bão like, tương tác sau dòng chia sẻ cảm động về cô gái lớn tuổi nhất tuyển nữ Việt Nam Sau dòng chia sẻ cảm động của ông Nguyễn Hoài Nam (người sáng lập và điều hành Trung tâm Bóng đá trẻ em VietGoal) về ... |
Đằng sau chức vô địch SEA Games: Nữ cầu thủ không ngủ được vì trầy xước rướm máu ở đùi Nhiều CĐV xót xa khi chứng kiến nữ cầu thủ Chương Thị Kiều bị trầy xước, chảy máu ở phần đùi non sau pha tranh ... |
Người mẹ đặc biệt của chú sư tử “Donald Trump” tại Vườn thú Hà Nội Sớm mồ côi mẹ, lại không thể sống gần cha, chú sư tử Donald Trump vốn dĩ không thể sống tiếp nếu không có sự ... |