Thứ sáu 10/05/2024 23:35

Người lao động ngoại tỉnh và giấc mơ "an cư lạc nghiệp" nơi thành phố

Đời sống - Ý YÊN

Hà Nội, Sài Gòn và nhiều thành phố lớn từ lâu được ví như "miền đất hứa", có sức hấp dẫn đặc biệt đối với nhiều người lao động tứ xứ. Nhịp sống sôi động cùng với những cơ hội việc làm đã thôi thúc họ tìm đến và bám trụ tại đây. Tuy nhiên, đối với rất nhiều người, niềm mong ước về một nơi "an cư lạc nghiệp" vẫn chỉ là một giấc mơ xa vời.
nguoi lao dong ngoai tinh va giac mo an cu lac nghiep noi thanh pho
Góc phòng trọ của một cặp vợ chồng người lao động tại Hà Nội - Ảnh: M.K

Một buổi chiều tháng Sáu, đứa con trai 8 tuổi nắm tay bố rồi chỉ về phía tòa chung cư nằm sừng sững bên bờ sông Kim Ngưu. Nó nói: "Bố ơi! Hay mình dọn sang kia ở đi. Con không ở phòng trọ nữa đâu, nóng và chật lắm!".

"Mình nghe xong mà không nói được lời nào luôn. Nhưng mình nghĩ trong đầu là cứ cố gắng làm việc thì sẽ có thôi. Nhưng nó lại xa vời quá". Giọng anh Du bỗng chùng xuống, gương mặt thoáng nét buồn khi kể lại câu chuyện ấy cho chúng tôi.

Mười năm trước, thông qua lời rủ của mấy người trong làng, anh Du 38 tuổi, quê ở huyện miền núi (Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa) khăn gói ra Hà Nội tìm kiếm việc làm. Anh chia sẻ: "Tôi ra đây làm lao động tự do, vất vả nhưng nói chung nếu khỏe mạnh vẫn đủ ăn. Ngày nhiều việc thì được 300.000 - 400.000 nghìn đồng/ngày. Ngày ít việc khoảng 200.000 - 250.000 nghìn đồng/ngày. Chi phí cũng nhiều, tiền để lại cũng không đáng mấy. Nhưng còn hơn là ở quê làm ruộng với đi chặt chàm, phá rừng, phá rẫy".

Vợ anh Du làm công nhân tại một xưởng may với mức lương 5,5 triệu đồng/tháng. Chi phí cho việc ăn uống hàng ngày, thanh toán tiền nhà trọ và trang trải tiền học cho đứa con học lớp 2 cũng ngốn gần hết thu nhập của hai vợ chồng. Chưa bao giờ họ nghĩ đến việc sẽ có ngày mua được một mảnh đất cắm dùi, hay một căn hộ nhỏ cho người thu nhập thấp ở thành phố này.

Câu nói ngây thơ của đứa con trai nhỏ khiến anh suy nghĩ mãi cho những tháng ngày tiếp theo. Anh nói: "Đến một lúc nào đó gia đình mình cũng phải về quê sống thôi. Chứ ở đây thì suốt đời ở trọ, vừa chật chội, vừa hôi thối, bẩn thỉu. Sinh hoạt gia đình bất tiện mà con cái thì càng ngày càng lớn. Vợ chồng mình muốn đẻ thêm cũng phải đắn đo không dám đẻ".

Để giảm thiểu tối đa chi phí sinh hoạt và tập trung cho công việc nơi thành phố, nhiều cặp vợ chồng đành chấp nhận gửi con cái về quê cho ông bà chăm sóc, nuôi dưỡng.

Trường hợp của chị Điều - công nhân khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Hà Nội cho biết: “Dù rất nhớ con nhưng chị vẫn đành phải gửi con về nội chứ không còn cách nào khác. Các gia đình ở xóm trọ này cũng đều gửi con về quê cả, vì công việc bận, có khi hai vợ chồng đều làm ca đêm không có ai trông con”. Thu nhập bình quân hàng tháng của hai vợ chồng chị khoảng 15 triệu nhưng chi phí sinh hoạt, nhà trọ và tiền ăn học cho con trai 5 tuổi ở quê dù tằn tiện đến mấy cũng đã chiếm quá nửa.

Sau hơn chục năm làm việc ở Hà Nội, nhắc đến chuyện nhà cửa, chị cười bảo: "Làm công nhân như bọn chị biết bao giờ mới mua được cái nhà. Chị không xác định sẽ lập nghiệp ở đây lâu dài, còn phải về quê chăm sóc con cái với bố mẹ nữa. Vợ chồng chị cũng cố gắng dành dụm chút vốn liếng sau này về quê kinh doanh gì đó. Hoặc cũng có thể đi làm công nhân tiếp, vì gần nhà chị cũng có khu công nghiệp".

nguoi lao dong ngoai tinh va giac mo an cu lac nghiep noi thanh pho
Đối với rất nhiều người lao động, niềm mong ước về một nơi "an cư lạc nghiệp" vẫn chỉ là một giấc mơ xa vời - Ảnh: M.K

Anh Phạm Hồng Bách (31 tuổi), một viên chức làm việc tại quận Ba Đình cho biết: "Từ lúc rời quê đi học đại học, đến giờ là 13 năm tôi ở trọ. Vừa rồi gia đình ở quê cũng quyết định dồn tiền mua nhà cho tôi. Mục tiêu là căn hộ chung cư tại các dự án nhà ở xã hội, khoảng 1,2 đến 1,5 tỷ. Dự kiến vẫn phải vay trả góp ngân hàng khoảng 500 triệu. Nhưng bây giờ tôi vẫn đang gặp khó khăn trong việc tìm dự án thích hợp. Các dự án chung cư hiện nay giá cao quá, những người như chúng tôi rất khó tiếp cận. Đành phải tiếp tục chờ đợi, tìm kiếm".

Theo tính toán mới đây của Bộ Xây dựng, đến năm 2020 cả nước có hơn 1,7 triệu người gặp khó khăn về nhà ở và 1,7 triệu công nhân có nhu cầu ổn định chỗ ở. Tại các đô thị, những người có thu nhập thấp gồm cán bộ, công viên chức nhà nước, công nhân, lao động, người nhập cư chiếm trên 50% dân số. Hầu hết các đối tượng này có nhu cầu nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội với diện tích vừa phải, giá bán trên dưới 1 tỷ đồng/căn và được hỗ trợ trả góp.

Trên thực tế, có rất nhiều người lao động ngoại tỉnh sau một thời gian dài bươn trải nơi thành phố đã quyết định trở về quê bởi họ quá mệt mỏi với vòng quay kiếm tiền, trả tiền nhà trọ, trang trải sinh hoạt, để rồi mỗi khi nghĩ đến chuyện "an cư lạc nghiệp" họ lại thấy nản lòng.

Hy vọng rằng phân khúc nhà ở xã hội sẽ được quan tâm đúng mức để giấc mơ nhà cửa của người lao động tại các đô thị lớn và các khu công nghiệp không còn quá xa vời.

nguoi lao dong ngoai tinh va giac mo an cu lac nghiep noi thanh pho Làm thêm giờ liên tục, người lao động có được khiếu nại không?
nguoi lao dong ngoai tinh va giac mo an cu lac nghiep noi thanh pho Quán bar, quán nhậu trung tâm phố cổ Hà Nội ra sao sau khi Nghị định 100 có hiệu lực?
nguoi lao dong ngoai tinh va giac mo an cu lac nghiep noi thanh pho Nhà người nghèo và lòng tham kẻ giàu
nguoi lao dong ngoai tinh va giac mo an cu lac nghiep noi thanh pho Người lao động cần làm gì để đình công diễn ra hợp pháp

Cận Tết là thời điểm thường xuyên diễn ra các cuộc đình công liên quan đến người lao động về quyền lợi, chế độ, lương ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Công đoàn Trường Mầm non Triệu Long: tổ ấm thứ hai của mỗi đoàn viên

Đời sống -

Công đoàn Trường Mầm non Triệu Long: tổ ấm thứ hai của mỗi đoàn viên

Thời gian qua, Công đoàn Trường Mầm non Triệu Long (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) luôn đồng hành cùng với Ban Giám hiệu và tập thể nhà trường trong mọi hoạt động; thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn.

Người chị em thân thiết trong ngôi nhà chung Công đoàn ngành Y tế

Đời sống -

Người chị em thân thiết trong ngôi nhà chung Công đoàn ngành Y tế

Với vai trò là người đứng đầu của tổ chức đại diện cho công chức, viên chức, lao động ngành Y tế của tỉnh Quảng Trị, đồng chí Nguyễn Thị Minh Tuyết - Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế luôn hành động vì mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Đặc biệt, mỗi việc làm đều thể hiện sự quan tâm, chăm lo đoàn viên, người lao động vào những thời khắc cam go, khắc nghiệt nhất đã không ngừng khẳng định tinh thần đồng đội, tình thân thiết của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn.

Lễ cưới tập thể cho công nhân tại Hải Dương: Ấm áp và hạnh phúc ngập tràn

Đời sống -

Lễ cưới tập thể cho công nhân tại Hải Dương: Ấm áp và hạnh phúc ngập tràn

Lễ cưới tập thể cho 7 cặp đôi cô dâu chú rể là công nhân lần đầu tiên được Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh Hải Dương tổ chức ngày 5/5 trong bầu không khí ấm áp, xúc động và hạnh phúc ngập tràn.

Nỗi đau gia đình nạn nhân vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Đời sống -

Nỗi đau gia đình nạn nhân vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Sẽ không có gì bù đắp được những nỗi đau tận cùng khi nhiều gia đình mãi mãi mất đi người thân sau tai nạn lao động.

Niềm vui của cô giáo sau 12 năm về nhà chồng

Đời sống -

Niềm vui của cô giáo sau 12 năm về nhà chồng

Sau 12 năm về nhà chồng, nhờ chương trình "Mái ấm Công đoàn", cô giáo Phạm Thị Thu Trang - đoàn viên Công đoàn Trường Tiểu học Tây Bắc Sơn (xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã có thể thực hiện được ước mơ về ngôi nhà riêng cho gia đình nhỏ của mình.

Công đoàn nhà trường đồng hành với học sinh thiểu số ở đô thị vàng

Đời sống -

Công đoàn nhà trường đồng hành với học sinh thiểu số ở đô thị vàng

Song hành với việc vận động học sinh đến trường, học sinh có nguy cơ bỏ học, bằng sự quan tâm cả vật chất và tinh thần, đoàn viên, nhân viên Trường THCS Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị) cũng thường xuyên tổ chức các lớp phụ đạo để bổ trợ kiến thức cho các em học sinh người dân tộc thiểu số. “Chúng tôi sẽ không bỏ rơi học sinh nào lại phía sau”, thầy Trần Ngọc Định - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường quả quyết.

Bản tin Công nhân ngày 10/5/2024 Bản tin công nhân

Bản tin Công nhân ngày 10/5/2024

Bản tin công nhân ngày 9/5 gồm những nội dung: Công ty mất hàng, hơn 100 công nhân bị trừ lương. Cảnh báo mạo danh BHXH để thu thập thông tin cá nhân. Rút bảo hiểm một lần vẫn là lựa chọn của người lao động khi mất việc, thôi việc. Cảnh báo giả mạo môi giới việc làm kiểu việc nhẹ lương cao để khống chế, đòi tiền chuộc.

Quy định chấm công và thời giờ làm việc của người lao động Tôi công nhân

Quy định chấm công và thời giờ làm việc của người lao động

Doanh nghiệp quy định về việc chấm công đối với người lao động của doanh nghiệp mình. Thông thường, việc chấm công thường sẽ được thực hiện tại hai thời điểm trong một ngày bao gồm: giờ đi làm và giờ tan ca.

Talk Công đoàn: Để tai nạn lao động không còn là nỗi đau dai dẳng Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Để tai nạn lao động không còn là nỗi đau dai dẳng

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng ban Quan hệ Lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam về vấn đề an toàn vệ sinh lao động.

Thể lệ Cuộc thi viết về CNVCLĐ TP Đà Nẵng lần III Hoạt động Công đoàn

Thể lệ Cuộc thi viết về CNVCLĐ TP Đà Nẵng lần III

LĐLĐ TP Đà Nẵng phối hợp Hội Nhà báo TP Đà Nẵng, Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức Cuộc thi viết về mô hình, tấm gương người tốt, việc tốt trong phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lần thứ III.
Bản tin công nhân: Đi xuất khẩu lao động 10 năm chưa muốn về, sợ gia đình giục lấy chồng Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đi xuất khẩu lao động 10 năm chưa muốn về, sợ gia đình giục lấy chồng

Bản tin công nhân ngày 9/5 gồm những nội dung: Đi xuất khẩu lao động 10 năm chưa muốn về, sợ gia đình giục lấy chồng; Hơn 3.000 lao động Việt Nam mất tiền ký quỹ do ở lại Hàn Quốc trái phép; Người trẻ nhảy việc: Phải biết lượng sức; 6 quyền lợi người lao động được hưởng khi tăng lương tối thiểu ; từ 1/7/2024...

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

Công nhân vệ sinh gồng mình làm việc giữa cái nắng thiêu đốt

Đời sống -

Công nhân vệ sinh gồng mình làm việc giữa cái nắng thiêu đốt

Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, vất vả nhưng họ luôn cảm thấy tự hào bởi công việc mình làm đã góp phần làm cho môi trường thành phố thêm sạch đẹp...

Công nhân bị nợ lương bươn chải mưu sinh dịp lễ

Người lao động -

Công nhân bị nợ lương bươn chải mưu sinh dịp lễ

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, nhiều công nhân Công ty Dệt Hoà Khánh (Đà Nẵng) vẫn bươn chải để có thu nhập trang trải cuộc sống.

Người lao động làm việc xuyên lễ trên công trường 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Đời sống -

Người lao động làm việc xuyên lễ trên công trường 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Gác lại kỳ nghỉ 30/4-1/5, hàng ngàn kỹ sư, công nhân đang miệt mài lao động trên công trường 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối để đưa dự án về đích đúng hẹn.

Công nhân với vòng luẩn quẩn rút bảo hiểm xã hội một lần

Đời sống -

Công nhân với vòng luẩn quẩn rút bảo hiểm xã hội một lần

Rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần nhưng chỉ đủ trang trải chi phí sinh hoạt trong 2 tháng, nữ công nhân chỉ biết than trời.

Công nhân làm xuyên lễ được tăng lương, tăng tiền ăn

Đời sống -

Công nhân làm xuyên lễ được tăng lương, tăng tiền ăn

Khối lượng công việc tương đương ngày thường trong khi tiền lương được chi trả lại cao hơn là lý do khiến nhiều công nhân hăng hái đăng ký đi làm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Kinh nghiệm khi đi du lịch mùa nắng nóng

Người lao động -

Kinh nghiệm khi đi du lịch mùa nắng nóng

Cả nước đang bước vào đợt nắng nóng đỉnh điểm, kéo dài trong suốt thời gian nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Chúng ta cần đặc biệt lưu ý những kinh nghiệm khi đi du lịch dưới đây để được an toàn và khỏe mạnh.

Bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động theo định hướng Đại hội XIII của Đảng

Đời sống -

Bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động theo định hướng Đại hội XIII của Đảng

Hướng tới mục tiêu cao nhất của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: dân giàu - nước mạnh - dân chủ - công bằng - văn minh, đồng thời góp phần vào mục tiêu của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, một vấn đề quan trọng cần thực hiện đó là chính sách bảo đảm an sinh xã hội. Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, trong những năm qua, công tác bảo đảm an sinh xã hội ở Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, từ quá trình này cũng đặt ra một số vấn đề đòi hỏi phải có những định hướng giải pháp nhằm giải quyết rốt ráo để công tác bảo đảm an sinh xã hội ở Việt Nam đạt kết quả tốt hơn nữa trong thời gian tới.

Bông hoa sống với nghề bằng trái tim nhiệt huyết và yêu thương

Đời sống -

Bông hoa sống với nghề bằng trái tim nhiệt huyết và yêu thương

Đến với miền núi phía Tây huyện hướng Hóa, dưới chân núi Trường Sơn hùng vĩ, có một ngôi trường mang tên Trường Tiểu học Hướng Phùng. Ở nơi đó, có những người thầy, người cô dành trọn cả thanh xuân của mình cho học sinh thân yêu. Khi bước chân đến ngôi trường này, người để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cũng như sự ngưỡng mộ trong mỗi chúng ta là một nữ Phó Hiệu trưởng trẻ trung, thân thiện với khuôn mặt phúc hậu, tác phong nhanh nhẹn và đặc biệt là phong cách giao tiếp hết sức chân tình, cởi mở với mọi người.

Vụ 7 công nhân tử vong: Đau thương người ở lại

Đời sống -

Vụ 7 công nhân tử vong: Đau thương người ở lại

Các công nhân tử vong trong vụ tại nạn lao động tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái đều có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn.

Dành cho người lao động những gì tốt đẹp nhất

Đời sống -

Dành cho người lao động những gì tốt đẹp nhất

Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Thương mại và Xuất nhập khẩu (CPTM&XNK) Việt Hồng Chinh có trụ sở tại TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị luôn đặt lợi ích của người lao động (NLĐ) lên trên hết.