Người lao động Dệt may khó tiếp cận gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng
Việc làm - tuyển dụng - 20/06/2020 10:53 Hồng Chiến
Từ ngày 20/6/2020, Cuocsongantoan.vn trân trọng giới thiệu với bạn đọc chuyên đề “Ngành Dệt may và bài toán về gói 62.000 tỷ” sẽ đem đến cái nhìn toàn diện, tổng thể về những khó khăn, vướng mắc cũng như những mong muốn, kiến nghị của ngành để gói hỗ trợ của Chính phủ thực sự là cứu cánh cho doanh nghiệp và người lao động ngành Dệt may. |
Các doanh nghiệp Dệt may đang phải chật vật từng ngày để tìm cách tự cứu mình trong khi việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ còn nhiều khó khăn. |
Khó khăn chồng chất khó khăn
Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng nặng nề tới sản xuất của doanh nghiệp Dệt may, nhất là trong thời gian từ trung tuần tháng 3/2020 liên tiếp có những đơn hàng bị hoãn, hủy, dừng, tạm ngừng, dẫn đến tình trạng hầu hết các đơn vị thiếu việc làm trong tháng 4 và tháng 5/2020. Điều đó dẫn đến áp lực lớn lên các doanh nghiệp ngành Dệt may Việt Nam cả về tài chính và lao động. Lao động thiếu việc làm từ 30% tới 50% trong tháng 4 và tháng 5/2020. Khó khăn chồng chất khi đầu ra tại các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ và EU vẫn chưa được khơi thông, một số doanh nghiệp nhỏ đã phải đóng cửa… Tính toán của Bộ Công thương cho thấy, ảnh hưởng của dịch Covid-19 sẽ tác động trực tiếp đến khoảng 4 triệu lao động trong ngành Dệt may, Da giày của cả nước.
Nhiều doanh nghiệp may mặc đang rất khó khăn vì Covid-19. - Ảnh minh họa: Hồng Sơn |
Theo ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), Tập đoàn đã chỉ đạo các doanh nghiệp khắc phục khó khăn, tổ chức sản xuất linh hoạt các mặt hàng thị trường đang cần trên cơ sở tận dụng thế mạnh máy móc, trang thiết bị và nguồn nguyên liệu hiện có; ưu tiên chi trả đủ lương ở mức trên tối thiểu cho người lao động; doanh nghiệp có thể chấp nhận khấu hao không đầy đủ và thiếu nhiều chi phí quản lý; bảo vệ hai tài sản lớn nhất là người lao động và vị trí ngành.
Tuy nhiên, trong điều kiện cung cầu thế giới bị đứt gãy, việc tổ chức sản xuất ở các doanh nghiệp dệt may không hề dễ dàng. Ông Phạm Văn Việt, Phó Chủ tịch Hội Dệt may - Thêu đan thành phố Hồ Chí Minh cho biết, mặc dù nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang may khẩu trang vải kháng khuẩn nhưng hiện nay đầu ra của các sản phẩm này cũng đang gặp khó khăn do thị trường trong nước đã bão hoà, trong khi các thị trường xuất khẩu lại yêu cầu cao về tiêu chuẩn, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đáp ứng. “Cho dù có xuất khẩu được khẩu trang thì đây cũng chỉ là giải pháp tình thế, vì hoạt động xuất khẩu khẩu trang không mang lợi nhuận cho doanh nghiệp mà chỉ giải quyết được khó khăn về việc làm cho người lao động…”, ông Việt nói.
Khó tiếp cận gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng
Chính sách hỗ trợ an sinh xã hội của Chính phủ thể hiện sự đồng cảm, sẻ chia của Chính phủ trong giai đoạn khó khăn, thách thức do dịch bệnh gây nên; là nguồn động viên giúp doanh nghiệp vượt qua, tránh được phá sản, duy trì việc làm cho người lao động trong và sau dịch. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp trong hệ thống Công đoàn Dệt may Việt Nam thì gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng dành cho người lao động mất việc làm lại gặp khó khăn khi áp dụng.
Các cơ sản may mặc quy mô sản xuất hộ gia đình cũng gần như đã đóng cửa vì kinh doanh ở chợ ế ẩm. - Ảnh minh họa: Lê Hoàng |
Điều 5 của Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg của Chính phủ về gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng quy định hỗ trợ các đối tượng là người làm việc theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, lao động tự do bị mất việc làm và phải chiếm 50% số lao động trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp trong hệ thống Công đoàn Dệt may Việt Nam, nếu để mất việc làm tới 50% thì tương đương với phá sản.
Vẫn theo ông Lê Tiến Trường, ngành Dệt may là ngành thâm dụng lao động, kỹ năng giản đơn, thu nhập lúc có đủ việc làm thì cũng chỉ ở mức trung bình thấp cho nên thực sự không có tích lũy. Nếu bây giờ doanh nghiệp cho người lao động nghỉ chờ việc thì dù có được nhận hỗ trợ 1,8 triệu đồng/người/tháng của Chính phủ, người lao động vẫn phải đi tìm việc làm khác ngay để duy trì cuộc sống. Bởi vậy, nếu đã cho nghỉ thì dự báo khả năng doanh nghiệp sẽ mất trên 50% lao động sau đợt nghỉ là rất rõ ràng. Và như thế, khi thị trường quay trở lại thì doanh nghiệp cũng không còn lực lượng để phục hồi sản xuất nhanh nữa.
“Vì vậy, các doanh nghiệp Dệt may không chọn phương án nghỉ chờ việc để nhận hỗ trợ 1,8 triệu đồng của Chính phủ, mà chọn phương án sản xuất mọi mặt hàng có thể làm được, dù nhiều khó khăn; thu nhập doanh nghiệp cũng thấp so với mặt hàng truyền thống”, ông Trường cho biết.
Việt Thắng Jean cho biết sẽ tìm cách giữ chân công nhân khi đối tác Mỹ và EU tạm ngưng nhập hàng. - Ảnh: chinhphu.vn |
Trên tinh thần không sa thải người lao động, nhưng giảm giờ làm, nghỉ luân phiên, ngành Dệt may Việt Nam cũng kêu gọi tinh thần đoàn kết, chung tay của người lao động cùng doanh nghiệp vượt qua thách thức của đại dịch. Doanh nghiệp tồn tại thì người lao động còn việc làm, còn nguồn sống; tập trung cao độ bảo toàn sức khỏe người lao động trong lúc có dịch.
Một số kiến nghị
Theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ hiện đang triển khai rất chậm, do phải đáp ứng nhiều quy định. Điều này là cần thiết để bảo đảm không xảy ra tình trạng trục lợi chính sách. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu sản xuất, việc triển khai nên qua ít bước xét duyệt thủ công, dựa trên cơ sở dữ liệu đang có mới có thể đẩy nhanh tiến độ. Bảo hiểm xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nên sửa đổi, điều chỉnh lại quy định hiện nay và thay thế bằng điều kiện doanh nghiệp có tỷ lệ doanh thu hoặc lợi nhuận giảm từ 20% so với cùng kỳ trở lên được phép tiếp cận gói hỗ trợ.
Ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam phát biểu trực tuyến từ điểm cầu Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. |
Ông Lê Tiến Trường cho rằng, để hỗ trợ doanh nghiệp ngành Dệt may vượt qua khó khăn, Nhà nước cần cho phép các doanh nghiệp Dệt may miễn đóng bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn từ tháng 5 đến hết tháng 12 năm 2020, bởi đây là khoản chi phí rất lớn của doanh nghiệp. Đồng thời, đề nghị Nhà nước, Quốc hội xem xét phê chuẩn và chuẩn bị nhanh các hướng dẫn để Hiệp định Thương mại Tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA) khi có hiệu lực sẽ nhanh chóng phát huy tác dụng; doanh nghiệp xuất khẩu được hưởng lợi.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) thì kiến nghị Chính phủ hỗ trợ nguồn tài chính bằng cách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng đất, thuế thu nhập cá nhân, phí công đoàn, đề nghị ngân hàng giãn nợ, không hạ mức tín dụng đối với các doanh nghiệp đến kỳ hạn. Các doanh nghiệp cũng đề xuất bổ sung thêm quỹ hỗ trợ cho doanh nghiệp để giữ chân người lao động có tay nghề phải nghỉ việc...
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 20/6 |
Những trường hợp nào được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS? |
Trời nóng, hóa đơn tiền điện “nhảy múa” không ngừng |
Tin cùng chuyên mục
Việc làm - tuyển dụng - 27/12/2024 20:05
Công ty CP Đầu tư BVN Quảng Bình tuyển 82 lao động với nhiều vị trí việc làm
Để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và kinh doanh, Công ty CP Đầu tư BVN Quảng Bình tại xã Phú Định (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) có thông báo tuyển dụng 82 lao động với 20 vị trí việc làm.
Nhịp cầu lao động - 10/12/2024 14:35
NVIDIA tuyển dụng nhiều vị trí tại Việt Nam - cơ hội lớn cho nhân tài công nghệ
NVIDIA, công ty công nghệ hàng đầu thế giới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ đồ họa, đang mở rộng tuyển dụng tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các kỹ sư phần mềm, chuyên gia AI, và những tài năng công nghệ tham gia vào các dự án quy mô toàn cầu của NVIDIA.
Việc làm - tuyển dụng - 08/12/2024 10:20
Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế tuyển dụng 1.000 lao động
Là doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế vừa thông báo tuyển dụng 1.000 lao động, với 46 vị trí việc làm cho người lao động trong và ngoài tỉnh.
Việc làm - tuyển dụng - 30/11/2024 16:38
5.000 cơ hội việc làm, mở rộng cánh cửa tương lai cho sinh viên
Ngày 30/11/2024, “Ngày hội việc làm sinh viên HUBT năm 2024” diễn ra tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT), mang đến không khí sôi động với sự tham gia của 100 doanh nghiệp và gần 6.000 sinh viên. Sự kiện đã mở ra 5.000 cơ hội việc làm, tạo cầu nối quan trọng giữa sinh viên và các nhà tuyển dụng.
Việc làm - tuyển dụng - 28/11/2024 13:23
Doanh nghiệp may tại Quảng Bình tuyển hơn 600 lao động phổ thông
Hoạt động trong lĩnh vực may công nghiệp, Công ty Cổ phần Đại Thành tại xã Trung Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) vừa có thông báo tuyển dụng 680 lao động phổ thông, với nhiều vị trí việc làm để đáp ứng tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
Việc làm - tuyển dụng - 17/11/2024 12:17
Doanh nghiệp sản xuất gỗ ván ép ở Quảng Bình tuyển hàng trăm lao động phổ thông
Hoạt động trong lĩnh lực sản xuất gỗ ván ép công nghiệp, Công ty CP Gỗ Quảng Phát (Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) đang có nhu cầu tuyển nhiều vị trí việc làm, với hơn 100 lao động.