Lý do thương mại toàn cầu có thể “hạ cánh cứng” trong những tháng tới

Trung Quốc, nước xuất khẩu hàng hóa nhiều nhất thế giới, trong tuần này công bố thương mại suy giảm mạnh nhất tính từ khi đại dịch COVID-19 căng thẳng vào tháng 2/2020.

Thương mại toàn cầu được dự báo sẽ khó khăn hơn trong khoảng thời gian còn lại của năm.

Khi mà các chuyên gia kinh tế đang đánh giá về rủi ro suy thoái tại nhiền nền kinh tế lớn của thế, nhiều dữ liệu gần đây cho thấy khả năng kinh tế suy giảm hiện đã rõ ràng nếu nhìn từ góc độ thương mại toàn cầu, theo nội dung bài báo mới được Bloomberg đăng tải.

Trung Quốc, nước xuất khẩu hàng hóa nhiều nhất thế giới, trong tuần này công bố thương mại suy giảm mạnh nhất tính từ khi đại dịch COVID-19 căng thẳng vào tháng 2/2020. Đức, cường quốc thương mại lớn thứ 3 thế giới, công bố xuất khẩu trong tháng gần nhất hạ sâu nhất tính từ đầu năm 2021.

Xuất khẩu của Mỹ đồng thời giảm trong khoảng thời gian từ đầu năm 2023 đến hết tháng 6/2023. Tuy nhiên, kinh tế Mỹ hiện đang hưởng lợi từ yếu tố khác, điều mà nhiều nền kinh tế lớn khác không có, đó chính là nhu cầu nội địa tăng trưởng tốt.

Không phải chỉ riêng Mỹ mà nhiều nền kinh tế cũng đang hưởng lợi từ tăng trưởng nhu cầu nội địa. Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, cũng đã ghi nhận tăng trưởng kinh tế cao trong quý gần nhất bất chấp việc xuất khẩu suy giảm mạnh.

Giá của nhiều loại sản phẩm xuất khẩu của Indonesia bao gồm dầu cọ, than đá và thép giảm sâu. Kinh tế Ấn Độ trong khi đó cũng được kỳ vọng đã tăng trưởng, đầu tư phát triển mạnh.

Đối với những nước hưởng lợi tăng trưởng việc làm và thu nhập cao, nỗi sợ về khả năng kinh tế “hạ cánh cứng” dường như được cho là thái quá. Thế nhưng cho đến khi chu kỳ sản xuất của toàn cầu có sự điều chỉnh lại, nhóm các nền kinh tế phụ thuộc xuất khẩu khó khăn chắc chắn sẽ vẫn gây ảnh hưởng lên tăng trưởng toàn cầu.

“Sự khác biệt về ngành và khu vực đang ngày một lớn hơn”, chuyên gia kinh tế tại JP Morgan Chase – ông Joseph Lupton và Bruce Kasman nhấn mạnh trong nghiên cứu công bố vào tuần này.

Tại Trung Quốc, việc xuất khẩu suy giảm không khỏi khiến cho kinh tế và niềm tin người tiêu dùng chịu ảnh hưởng. Niềm tin người tiêu dùng thấp và sự suy giảm trên thị trường bất động sản tác động đến sự phục hồi tính từ sau các đợt phong tỏa vì đại dịch COVID-19.

Sự suy yếu của xuất khẩu Đức đã khiến cho sản xuất công nghiệp nước này suy giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tháng, chính vì vậy quá trình phục hồi của kinh tế Đức dường như đang chững hơn.

Chuyên gia Lupton và Kasman của JP Morgan Chase lo ngại về khả năng sự suy yếu kinh tế tại châu Âu và Trung Quốc có thể lan sang Mỹ cũng như phần còn lại của thế giới.

Các con số thương mại toàn cầu gần đây cho thấy sự dịch chuyển rõ ràng của dòng chảy thương mại toàn cầu trong bối cảnh chính phủ Tổng thống Mỹ Joe Biden đang nỗ lực giảm phụ thuộc vào Trung Quốc và Nga.

Mexico hiện đã giành lại vị thế nước xuất khẩu hàng hóa số 1 vào Mỹ, Trung Quốc xuống vị trí thứ 3 sau Canada. Số liệu thương mại của Trung Quốc cho thấy xuất khẩu hàng hóa của nước này sang Mỹ giảm 23,1% trong tháng 7/2023. Xuất khẩu của Trung Quốc sang các thị trường bao gồm Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Liên minh châu Âu (EU), Australia đều giảm hai chữ số. Tuy nhiên, xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga tăng 73% trong năm nay.

Tỷ trọng của Trung Quốc trong tổng xuất khẩu của Đức trong nửa đầu năm nay cũng giảm xuống còn 6% từ mức 8% vào năm 2020, theo thống kê của Kiel Trade Indicator.

Nhiều người châu Âu đang thể hiện quan điểm lo lắng về khả năng thương mại giữa Trung Quốc và châu Âu không cân bằng, xuất khẩu các phương tiện chạy điện của Trung Quốc sang châu Âu tăng vọt. Bắc Kinh sau đó đã phản bác rằng sự thiếu cân bằng này có nguyên nhân trực tiếp từ chính các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của châu Âu.

Một trong những doanh nghiệp vận tải lớn nhất thế giới có tên A.P. Moller-Maersk A/S vào tuần trước công bố thương mại vận tải hàng hóa công ten nơ toàn cầu nhiều khả năng sẽ giảm đến 4% trong năm nay, mức hạ sâu hơn cả con số suy giảm 2,5% theo tính toán trước đây.

CEO tại công ty vận tải Maersk, ông Vincent Clerc, nhận xét: “Hiện có quá nhiều biến số đang diễn ra, từ các đợt nâng lãi suất cho đến rủi ro suy thoái kinh tế”.

Còn theo chuyên gia tại ngân hàng HSBC Holdings, ông Maitreyi Das, lãi suất cao và lạm phát vững vàng ảnh hưởng đến thu nhập thực tế của người lao động, đặc biệt tại nhóm các thị trường phát triển, vì vậy làm suy giảm nhu cầu hàng hóa.

Trong tuần này, nhóm chuyên gia nghiên cứu tại Oxford Economics nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu nhiều khả năng sẽ ở mức thấp trong vài quý tới.

Ai có thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông?

Ai có thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông?

Các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông dựa trên các quy định của luật và các văn bản pháp lý có liên quan. Các cơ quan và người có thẩm quyền xử phạt gồm công an, thanh tra giao thông và một số cơ quan khác.
Giá vàng gần chạm mốc 90 triệu/lượng, nhiều người vẫn xếp hàng chờ mua rước lộc đầu năm

Giá vàng gần chạm mốc 90 triệu/lượng, nhiều người vẫn xếp hàng chờ mua rước lộc đầu năm

Trong phiên giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết, nhiều người đã có mặt từ sớm tại các cửa hàng để mua vàng cầu may, dù giá vàng trong nước ghi nhận mức tăng bứt phá.
Hé lộ ô tô điện địa hình:

Hé lộ ô tô điện địa hình: 'Quái thú' Audi Q6 e-tron Offroad

Mẫu SUV Audi Q6 e-tron Offroad sở hữu thiết kế táo bạo của hãng xe sang Đức về một chiếc xe mạnh mẽ, sẵn sàng chinh phục mọi địa hình khắc nghiệt.
Những chiếc mô tô Triumph hai thì, một phần lịch sử độc đáo

Những chiếc mô tô Triumph hai thì, một phần lịch sử độc đáo

Chắc hẳn những ai đam mê mô tô, đặc biệt là các tín đồ của những chiếc xe cổ, đều sẽ không thể bỏ qua những chiếc mô tô Triumph 2 thì với động cơ tách đôi đầy ấn tượng.
Thành tựu kinh tế Việt Nam 2024 và triển vọng 2025

Thành tựu kinh tế Việt Nam 2024 và triển vọng 2025

Năm 2024 đánh dấu sự phục hồi và tăng trưởng ấn tượng của kinh tế Việt Nam, bất chấp những thách thức toàn cầu. Với tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 6,8-7%, Việt Nam nằm trong nhóm những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Thành tựu này có được nhờ vào các chính sách điều hành linh hoạt, đẩy mạnh đầu tư công và phục hồi mạnh mẽ trong các lĩnh vực như xuất khẩu, đầu tư nước ngoài và du lịch.
Thủ tướng dự lễ khởi công tuyến cao tốc nối TP.HCM và Bình Dương

Thủ tướng dự lễ khởi công tuyến cao tốc nối TP.HCM và Bình Dương

Sáng 1/2 (nhằm mùng 4 Tết), tại đường DT. 746, phường Tân Hiệp, TP Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương đã dự lễ khởi công đường cao tốc TP HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, đoạn qua tỉnh Bình Dương.
Giám khảo XE CỦA NĂM 2025 so sánh Mitsubishi Triton với Toyota Hilux

Giám khảo XE CỦA NĂM 2025 so sánh Mitsubishi Triton với Toyota Hilux

Các giám khảo có mặt tại buổi lái thử xe khu vực miền Bắc, thuộc khuôn khổ sự kiện XE CỦA NĂM 2025 hôm 25/12/2024, cho rằng Mitsubishi Triton vượt trội hơn Toyota Hilux.
Tay chơi xe cổ và câu chuyện

Tay chơi xe cổ và câu chuyện 'đống sắt vụn biết kể chuyện'

Nhà sưu tập xe cổ 9x đến từ Hà Nội trải lòng về thú chơi xe cổ và câu chuyện đằng sau mỗi chiếc xe anh sở hữu.
Hơn 2.000 tài xế vi phạm nồng độ cồn trong mùng 3 Tết Nguyên đán

Hơn 2.000 tài xế vi phạm nồng độ cồn trong mùng 3 Tết Nguyên đán

Trong ngày 31/1 (mùng 3 Tết), lực lượng CSGT đường bộ đã kiểm tra, xử lý 4.814 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; tạm giữ 62 xe ô tô, 2.222 xe mô tô, 34 phương tiện khác, tước 283 GPLX; trong đó vi phạm nồng độ cồn 2.012 trường hợp.
Khát vọng vươn tới mái ấm

Khát vọng vươn tới mái ấm

"An cư lạc nghiệp" - giấc mơ về một mái ấm bình yên, một chốn đi về sau những giờ lao động vất vả luôn cháy bỏng trong tim mỗi người. Thế nhưng, giữa những lo toan bộn bề của cuộc sống, giữa guồng quay hối hả của thị trường bất động sản (BĐS) với những con số tăng chóng mặt, người lao động cần làm gì để giấc mơ an cư không còn xa.