Hãy cứu mẹ và con 6 tháng tuổi bị bạo hành
Lên tiếng bảo vệ người lao động
Khi xem đoạn clip hai mẹ con bị giật tóc ngã ngửa ra đằng sau, cộng đồng mạng, dư luận xã hội bày tỏ sự bất bình, phẫn nộ. Đặc biệt, anh Nguyễn Văn Hòa chủ xưởng sản xuất da nơi chị C làm việc cũng rất bức xúc và lên tiếng bảo vệ nhân viên của mình:
“Tôi sững sờ khi xem xong clip C gửi. Hành động dã man của V khiến tôi không thể chấp nhận được”.
C là nhân viên làm việc tại xưởng sản xuất da của anh Hòa. Ngày 20/6 khi chị bị chồng “hờ” hành hung khiến hai mẹ con ngã bị thương, C đã cầu cứu anh Hòa.
“C là nhân viên của tôi nên tôi cảm thấy vô cùng phẫn nộ và muốn làm gì đó để bảo vệ C”.
Anh Nguyễn Văn Hòa chủ xưởng sản xuất da nơi chị C làm việc. |
Ngay sau khi biết sự việc nhân viên của mình bị bạo hành, anh Hòa đã chia sẻ câu chuyện lên các trang mạng xã hội, kêu gọi mọi người lên tiếng bảo vệ mẹ con C.
“Khi biết câu chuyện này, tôi có suy nghĩ phải tìm hiểu nguyên nhân vụ việc. Sau đó, tôi kêu gọi các tờ báo mạng, bạn bè trên mạng xã hội của mình để phơi bày sự việc, rằng đây là người bạn trai, người "chồng hờ" của chị C rất dã man... Anh ta đánh chị C ngay tại nhà bố mẹ của chị C. Rồi anh ta loan tin rằng chẳng may không giữ được bình tĩnh thì túm tóc chứ không có vấn đề gì cả”, anh Hòa bức xúc.
Ngay sau đó, đoạn clip được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Đồng thời, báo chí cũng đã vào cuộc để phơi bày sự việc.
Anh Hòa kêu gọi mọi người lên tiếng ủng hộ, bảo vệ cô nhân viên của mình. |
Anh Hòa cũng chia sẻ thêm: “Không dừng lại ở đó, sau sự việc anh V còn khủng bố tinh thần C rất là lớn, anh ấy muốn giành lại đứa con để nuôi, không cho C nuôi”.
Chứng kiến việc nhân viên bị bạo hành, dù là trực tiếp hay gián tiếp nhưng hành động người phụ nữ bị áp bức khiến ai cũng bất bình. Hơn nữa, đây không phải lần đầu chị C bị bạo hành, khủng bố tinh thần.
“Không ai muốn nhìn một hành động bạo hành dù đó không phải là người thân của mình. Và khi không trực tiếp hành động để bảo vệ người ta thì ít nhất mình có thể dùng hành động, tiếng nói của mình lan tỏa”, anh Hòa chia sẻ.
Đừng thờ ơ
Vụ việc chị C và con bị bạo hành, một lần nữa, gióng lên hồi chuông cảnh báo về vấn nạn bạo hành gia đình. Sau khi anh H chia sẻ, đã có nhiều người lên tiếng ủng hộ nhưng cũng có một số người lại coi đó là chuyện “nhà người ta”.
“Khi mà tôi lên tiếng bảo vệ nhân viên của mình thì tôi gặp một vài quan điểm của làn sóng dư luận, đa số thì mọi người ủng hộ. Một phần thì có quan điểm trái ngược rằng: đây là việc xã hội, không phải việc của mình, tại sao phải làm như thế, muốn cái gì ở đây, có quan hệ gì với cô bé đấy… Chả ai tự nhiên người ngoài lại lên tiếng bảo vệ nhân viên”.
Khi chia sẻ câu chuyện của C, anh Hòa nhận được nhiều ý kiến phản đối, và lo lắng sẽ bị trả thù. |
Trong suy nghĩ của một số người hiện nay, việc lên tiếng về bạo lực gia đình là việc bao đồng. Nhận thức và môi trường sống khiến họ thờ ơ với việc xã hội. Và khi chứng kiến những câu chuyện về bạo lực khiến họ không dám lên tiếng.
“Nếu như tôi không đứng ra bảo vệ nhân viên của mình thì ai đứng ra làm việc ấy. Trong khi gia đình cô bé ấy không có ai đủ bình tĩnh, đủ mạnh để giải quyết” - anh Hòa chia sẻ.
Dù có ý kiến không đồng ý với việc làm của mình nhưng anh Hòa vẫn tiếp tục lên tiếng để bảo vệ nhân viên. |
Trong nhiều trường hợp, khi lên tiếng bảo vệ, người ta có thể sẽ gặp những nguy hiểm. Bản thân và gia đình thường xuyên bị rắc rối và có thể bị trả thù. Thế nhưng, anh Hòa vẫn quyết tâm bảo vệ nhân viên của mình.
“Tôi cũng lo lắng về việc gia đình, người thân sẽ bị ảnh hưởng. Nhưng cái mà tôi lo nhất là không có ai đứng ra bảo vệ cô bé kia. Và khi sự việc qua đi, cô gái ấy lại tiếp tục bị bạo hành”.
Anh Hòa chia sẻ và trao đổi với phóng viên Cuocsongantoan.vn về câu chuyện của chị C. |
“Khi chúng ta lên tiếng những vụ việc như của C thì các cơ quan mới thấy rằng vấn đề này nghiêm trọng và họ vào cuộc. Còn nếu không họ chỉ cói đó là vấn đề nhỏ, không ai biết, thì khi sự việc đi qua thì cô gái vẫn bị bạo hành tiếp”.
Bạo lực gia đình, hay bạo lực trên cơ sở giới, từ lâu đã và đang trở thành vấn đề xã hội nhức nhối, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, mà trước hết là vi phạm đến quyền con người, danh dự, nhân phẩm và tính mạng của mỗi cá nhân, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em.
Bộ Y tế cảnh báo rất nhiều người lớn mắc bạch hầu Ngày hôm qua, 9/7, Cục quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã tổ chức cuộc họp Hội đồng chuyên môn bệnh truyền nhiễm, ... |
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 10/7 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 10/7, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã lên tới hơn 12,3 triệu, hơn 556 ... |
Nghệ An: Hàng nghìn người lao động chờ đợi đi làm việc ở nước ngoài Nghệ An là một trong những địa phương có số lượng người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn nhiều ... |