Hãy cứu mẹ và con 6 tháng tuổi bị bạo hành
Phụ nữ khi bị bạo hành sẽ luôn sống trong tâm lý hoảng sợ - Ảnh minh họa |
Ảnh hưởng tâm lý nặng nề
Sự việc chị P.T.T.C và con nhỏ bị anh N.A.V bạo hành mà dư luận xã hội lên tiếng phản đối trong những ngày qua, đã một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về nạn bạo hành trên cơ sở giới trong mỗi gia đình và toàn xã hội.
Sau các vụ bạo hành ấy, là những ảnh hưởng nặng nề về tâm sinh lý, về cuộc sống, về sự phát triển của con trẻ về sau. Có ý kiến cho rằng, việc trẻ còn nhỏ sẽ không chịu tác động nhiều sau những lần bị bạo hành, trẻ cũng chưa có nhận thức nên việc bạo hành trước mặt con là không ảnh hưởng. Nhưng trên thực tế, ngay từ khi còn trong bụng, trẻ đã cảm nhận được những hành động, cử chỉ và tác động của người mẹ.
Theo chuyên gia tâm lý PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Hoa , Ban Tuyên giáo Trung ương: "Con trẻ cảm nhận được những thay đổi ngay từ trong bụng mẹ chứ không phải khi ra đời mới cảm nhận được. Những ảnh hưởng từ người mẹ khi mang thai còn ghi dấu ấn trong quá trình hình thành cơ thể. Đặc biệt sự phát triển về thần kinh. Vì vậy, nếu trong quá trình mang thai người mẹ bị bạo hành thì những tác động ngoại cảnh cũng ảnh hưởng đến con trẻ. Và hậu quả về sau là không thể lường trước được”.
PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Hoa - Vụ trưởng Vụ lý luận Chính trị, Ban Tuyên giáo Trung ương - Ảnh Internet |
Hơn nữa, sau sự việc cả hai mẹ con chị C bị hành hung, bị tổn thương và đã được cơ quan chức năng xác định tỷ lệ thương tật, ngoài tổn thương bên ngoài, hai mẹ con sẽ bị tổn thương về tâm lý, và thần kinh. Những thay đổi đầu tiên của cháu có thể: hay giật mình, quấy khóc nhiều hơn và biếng ăn, gắt ngủ.
Khi lớn lên, trẻ sẽ bị ám ảnh bởi những sự việc đã xảy ra trong quá khứ và dễ dẫn đến việc oán hận bố mẹ. Đứa trẻ sẽ luôn sống trong sự sợ hãi, buồn chán và có thể trẻ sẽ bị trầm cảm.
Còn đối với bản thân chị P.TT.C, khi bị bạo hành sẽ bị ảnh hưởng rất lớn về tâm lý. Thể hiện ở những hành động và biểu hiện ngay trong đời sống hàng ngày như: sợ giao tiếp, ăn uống thất thường, ngủ giật mình, mất ngủ thường xuyên và cảm thấy tự ti về bản thân.
Những biểu hiện này có thể không bộc phát ngay ra bên ngoài, nhưng về sau nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các mối quan hệ của T.C. Cô ấy sẽ luôn có cảm giác đề phòng, về sau ảnh hưởng lớn đến cuộc sống. Gặp ai cũng đề phòng kể cả người thân và nếu lâu dài thì sẽ rất khó tìm việc làm cho mình. Không những vậy, tổn thương này còn dễ khiến cảm xúc bị rối loạn dẫn đến trầm cảm…
Khi bị bạo hành người phụ nữ sẽ có những ảnh hưởng nhất định về thần kinh. Khi bị căng thẳng một số khu thần kinh trong não điều tiết hormone không bình thường sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt.
Ngoài những ảnh hưởng trực tiếp khi bị bạo hành nhiều người còn bị áp lực tâm lý từ phía gia đình và xã hội. Nhiều người khi biết bạn, hàng xóm của mình bị bạo hành, đánh đập sẽ bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ và an ủi. Nhưng bên cạnh đó, có những người lại dè bỉu, định kiến về họ khiến cho những tổn thương đó ngày càng lớn hơn.
Tự biết cách bảo vệ mình
Theo các chuyên gia, các vụ bạo hành trên cơ sở giới, bạo hành gia đình... có căn nguyên sâu xa từ quan niệm "trọng nam khinh nữ", và tư tưởng "sở hữu"... nên nảy sinh suy nghĩ "muốn làm gì cũng được" và bỏ qua hoặc không quan tâm đến hành vi bạo hành là vi phạm pháp luật. Vì thế, nếu người phụ nữ càng cam chịu, thì các ông chồng "hàm hồ" càng lấn tới.
Và nếu phụ nữ cứ mãi chìm đắm, không tự giải thoát, thì chính là lúc họ tự đánh mất mình, đánh mất đi quyền cơ bản của con người. Vì vậy, phụ nữ nên tự biết cách để bảo vệ mình.
Khi bị bạo hành, phụ nữ cần lên tiếng để bảo vệ mình - Ảnh minh họa |
Chuyên gia tâm lý PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Hoa cho rằng, để có được hạnh phúc cho mình, trước hết, người phụ nữ phải biết cách lựa chọn người bạn đời. Không nên vội vàng khi quyết định gắn bó với một ai đó, nên biết giữ khoảng cách và tìm hiểu, suy nghĩ kỹ trước khi tiến tới hôn nhân.
Trong trường hợp phát hiện người chồng, người yêu của mình có những dấu hiệu nghi ngờ, phải biết giữ khoảng cách để đảm bảo an toàn. Phải khéo léo trong cách giao tiếp với chồng, người yêu khi họ đang nóng giận. Trong mọi trường hợp việc đảm bảo an toàn cho bản thân là cần thiết.
Nên biết đấu tranh, không nên sống cam chịu. Khi bị bạo hành, cần lên tiếng và trình báo với cơ quan chức năng để ngăn chặn kịp thời và có những biện pháp giải quyết, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Nên học cách tự yêu lấy bản thân mình, tự bảo vệ bản thân tránh xa những nguồn có thể gây hại cho mình và con mình.
Bộ Y tế cảnh báo rất nhiều người lớn mắc bạch hầu Ngày hôm qua, 9/7, Cục quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã tổ chức cuộc họp Hội đồng chuyên môn bệnh truyền nhiễm, ... |
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 10/7 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 10/7, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã lên tới hơn 12,3 triệu, hơn 556 ... |
Nghệ An: Hàng nghìn người lao động chờ đợi đi làm việc ở nước ngoài Nghệ An là một trong những địa phương có số lượng người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn nhiều ... |