Hãy cứu mẹ và con 6 tháng tuổi bị bạo hành
Mẹ là người trực tiếp nuôi dưỡng
Theo khoản 3, Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định: "Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Trao đổi về vấn đề này, Luật sư Quốc Thành, Đoàn Luật sư TPHCM người tư vấn pháp luật cho chị P.T.T.C cho rằng: “Trong vụ việc của chị C thì quyền nuôi con sẽ ưu tiên là người mẹ. Còn hiện tại anh V đang giành quyền nuôi con theo nghĩa thông thường, tức là dùng bạo lực để có được con. Theo quy định pháp luật con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Tuy nhiên, để quyết định người trực tiếp nuôi con thì còn phụ thuộc vào tòa xét xử. Bên nào phát triển tốt hơn cho bé về mặt tinh thần, thể chất, điều kiện giáo dục, chăm sóc tốt hơn thì sẽ nhận được quyền nuôi”.
Luật sư Trần Minh Hùng - Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh |
Đồng quan điểm với Luật sư Quốc Thành, Luật sư Trần Minh Hùng – Văn phòng Luật sư Gia đình – Đoàn Luật sư TPHCM cũng cho rằng: “Trẻ dưới 36 tháng tuổi được giao trực tiếp cho người mẹ nuôi dưỡng. Khi người mẹ không đủ điều kiện và khả năng nuôi thì người cha sẽ là người được nuôi cháu bé. Tuy nhiên, trong trường hợp này, khi cả hai chưa đăng ký kết hôn thì quyền nuôi sẽ thuộc về người mẹ”.
Luật sư Quốc Thành cũng cho biết thêm: Anh V đang giành quyền nuôi con mình bằng cách thông thường và bằng bạo lực. Còn quy định của pháp luật thì hành động này không được công nhận. Hành vi này có thể bị khởi tố hình sự vì tội cố ý gây thương tích cho người khác mà chưa bàn đến việc ai được quyền nuôi đứa bé.
Luật sư Trần Minh Hùng cũng khẳng định: “Nếu người cha bị truy tố hình sự thì rất khó để được nuôi con vì việc vi phạm luật hình sự sẽ bị hạn chế quyền thăm nuôi con nếu việc thăm nuôi ảnh hưởng đến con”.
Gây thương tích cho trẻ có thể bị khởi tố hình sự
Hành động của anh V trong đoạn clip có thể bị khởi tố vì tội cố ý gây thương tích cho người khác. Vì sau khi bị giật tóc ngã chị C bị bầm tím bàn tay, cổ tay còn bé Tr bị bầm tím thái dương bên trái.
Hình ảnh hai mẹ con chị C bị anh V giật tóc từ đằng sau - Ảnh cắt từ clip |
Luật sư Quốc Thành – Đoàn Luật sư TPHCM phân tích: “Hành vi của anh N.A.V trong đoạn clip đó được coi là hành vi cố ý gây thương tích. Với bằng chứng từ đoạn clip này và từ hai người trở lên, có nạn nhân là trẻ nhỏ thì anh V có thể có khả năng bị khởi tố hình sự”.
Tuy nhiên, để khởi tố thì phải xác định được mức độ thương tật của cháu bé. Nếu cháu thương tật từ 11% trở lên thì người gây thương tích cho bé sẽ bị khởi tố theo quy định tại điều 134, Bộ Luật hình sự.
Việc hành động của anh V có bị khởi tố hình sự hay không còn phụ thuộc vào phán xét của tòa và đơn khiếu nại của người bị hại…
Sau sự việc, chị C đã viết đơn trình báo lên cơ quan công an quận Thanh Xuân để tố cáo hành vi của anh C đối với hai mẹ con chị. Hiện, cơ quan công an quận đang xem xét hành vi của anh V, để xử lý theo quy định của pháp luật.
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 6/7 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 6/7, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã lên tới hơn 11,5 triệu, hơn 536 ... |
Đoàn xe Công ty Doosan Việt Nam nghênh ngang cản đường xe chữa cháy Xe chữa cháy của Công an tỉnh Quảng Ngãi đang đi làm nhiệm vụ, liên tục sử dụng tín hiệu ưu tiên nhưng đoàn xe ... |
Mong trường trung học phổ thông chuyên chưa hết thời Mục đích thực sự của trường trung học phổ thông (THPT) chuyên vẫn là đào tạo ra những con người có khả năng sáng tạo, ... |