Việc làm là nhu cầu khẩn thiết lúc này khi đã có hàng triệu người lao động mất việc. Ảnh danang43.vn |
“Mọi người ơi, cho em hỏi khu công nghiệp mình có doanh nghiệp nào tuyển người không?”. “Cho em hỏi với, có ai biết ở đâu tuyển người không ạ?”. “Hôm qua đi phỏng vấn, mấy chục người mà công ty nhận có vài người. Bao giờ mới đến lượt mình đây?”. “Mình mất việc, về quê, cần thanh lý gấp ít đồ, ai có nhu cầu không ạ?”...
Đó là những dòng chữ mà đằng sau đó tôi nghe thấy sự khẩn thiết, day dứt, đến mức ám ảnh xuất hiện dày đặc trên các trang mạng xã hội của công nhân. Đôi khi là những dòng vô cảm, gần như buông xuôi, kiểu như thôi kệ, muốn đến đâu thì đến.
Dịch bệnh ở nước ta dù còn nguy cơ, nhưng đã cơ bản được kiểm soát; song, trên thế giới vẫn diễn biến rất phức tạp, phá hủy nền kinh tế toàn cầu, làm đứt gãy chuỗi cung ứng, đang từng ngày từng giờ tác động tiêu cực đến đời sống, việc làm của công nhân.
Doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng, lập tức nhận được cả chồng hồ sơ xin việc. Ảnh timviec365.vn |
Chính phủ đã nỗ lực hết sức trong khả năng của mình, liên tiếp tung ra các gói hỗ trợ an sinh xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng cần những điều kiện, thủ tục nhất định mà nếu đáp ứng được, cũng chỉ giúp người lao động, doanh nghiệp phần nào.
Ngoại trừ không khí để thở, tất cả mọi nhu cầu của con người đều cần đến tiền, mà muốn có tiền thì phải có việc làm.
Nhiều doanh nghiệp đã cố gắng cầm cự, duy trì sản xuất nhưng nguồn nguyên liệu đã đến lúc cạn kiệt. Công nhân phải nghỉ việc luân phiên, tạm nghỉ chờ sản xuất phục hồi hoặc nghỉ hẳn.
Lại cũng có rất nhiều thông tin tuyển dụng, có cả những công việc nhẹ lương cao, đi làm ngay, nghỉ thứ bảy, chủ nhật, không tăng ca; điều kiện chỉ là chứng minh thư nhân dân... Thật hay là cạm bẫy?
Dệt May là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề trong dịch bệnh, nhiều lao động mất việc làm. Ảnh minh họa của tuoitre.vn |
Con số người lao động thất nghiệp, mất việc, phải nghỉ việc luân phiên quá lớn, đã lến tới gần 5 triệu người. Không có việc làm, không có thu nhập nhưng đến bữa vẫn phải ăn; tiền nhà, điện nước, xăng dầu, hóa đơn điện thoại vẫn phải trả. Và con cái vẫn phải đi học...
Nhiều công nhân không bám trụ được ở phố phải về quê. Nhiều người khác gia nhập đội quân xe ôm vốn đã đông đảo. Tất cả phải bươn trải lo cho cuộc sống của mình. Quá nhiều gian khó.
Kể cả dịch được khống chế ngay lập tức lúc này, để sản xuất phục hồi hoàn toàn cũng vẫn phải mất thời gian tính bằng năm. Sự khó khăn, vì thế, sẽ không mau kết thúc.
Để tồn tại, người công nhân sẽ phải tìm công việc khác. Việc gì cũng được, miễn không vi phạm pháp luật để có thu nhập. Trong khi chờ sản xuất ổn định và phục hồi, vấn đề việc làm tiếp tục đặt ra khẩn thiết.
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 28/5 |
Đề xuất "thiến hóa học" tội phạm xâm hại trẻ em, nên hay không? |
Học sinh đứng ngoài nắng: Sau sự thật vẫn còn... sự thật! |