Vắc xin cho công nhân Tiêm vắc xin COVID-19 có bị sốt không? Vắc xin nội và lòng tin |
Tiêm chủng vắc-xin Covid-19 cho người dân ở TP.HCM - Ảnh: Bộ Y tế. |
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã nhấn mạnh việc ứng dụng triệt để công nghệ thông tin trong chiến dịch tiêm chủng vắc-xin Covid-19 diễn ra từ nay đến 4/2022. “Bằng giải pháp công nghệ thông tin, chúng ta theo dõi thực bao nhiêu người đăng ký tiêm chủng; từng liều vắc-xin được chuyển đến các điểm tiêm; tiêm cho bao nhiêu người, còn lại bao nhiêu người chưa tiêm, bao nhiêu liều vắc-xin còn lại…”- Bộ trưởng Bộ Y tế nói.
Vậy người dân có thể đăng ký tiêm vắc-xin Covid-19 online như thế nào?
Ông Nguyễn Trường Nam, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế) cho biết có 2 cách để đăng ký tiêm chủng vắc-xin Covid-19 online:
Thứ nhất: Truy cập Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 ở đường link: https://tiemchungcovid19.gov.vn/portal/register-person để đăng ký trực tiếp trên website.
Đăng ký tiêm vắc-xin Covid-19 cho cá nhân - Ảnh: Bộ Y tế. |
Thứ hai: Đăng ký tiêm vắc-xin Covid-19 bằng cách truy cập đường dẫn https://hssk.kcb.vn/#/sskdt để tải ứng dụng "Sổ sức khỏe điện tử" cho điện thoại dùng hệ điều hành Android và iOS. Khi tải về sẽ có phần đăng ký, đăng nhập với số điện thoại. Sau khi xác thực thông tin trên phần mềm, người dân sẽ thấy thông tin về hướng dẫn đăng ký tiêm vắc xin.
Để đăng ký tiêm, người dân phải cung cấp thông tin cá nhân, kê khai trên bảng đăng ký. Các thông tin được chuyển đến các điểm tiêm chủng mà người dân đã đăng ký. Các điểm tiêm sẽ sàng lọc, đánh giá tính chính xác của thông tin, lên danh sách. Khi có vắc-xin người dân sẽ được thông báo, hẹn thời gian đến khám sàng lọc và thông báo lịch tiêm cụ thể.
3 bước tiêm vắc-xin Covid-19 qua "Sổ sức khỏe điện tử" - Ảnh: VNE. |
Ai sẽ được tiêm vắc-xin trước?
Ông Nguyễn Trường Nam nhấn mạnh: “Không phải cứ đăng ký trước là được tiêm trước. Việc đăng ký tiêm qua mạng chỉ là hình thức giúp người dân không phải đến cơ sở tiêm chủng, các thông tin khai báo được tiếp nhận nhanh nhất, tránh thất lạc, trùng lặp thông tin. Trên hệ thống sẽ không thể hiện việc đăng ký trước sẽ được tiêm trước”.
"Tiêm chủng vắc-xin Covid-19 là hình thức tiêm tự nguyện và theo lịch tiêm. Cơ sở tiêm chủng trên địa bàn căn cứ vào thông tin này sẽ xác nhận lịch tiêm chủng cho người dân trong cùng thời điểm đó. Trên hệ thống sẽ chia theo các nhóm đối tượng ưu tiên theo quy định. Khi cung cấp thông tin người dân sẽ cung cấp theo nhóm đối tượng trên hệ thống, dựa vào đó hệ thống sẽ phân loại để sắp xếp lịch tiêm phù hợp” – Ông Nam cho biết thêm.
16 nhóm đối tượng tiêm chủng vắc-xin Covid-19. |
Dữ liệu tiêm chủng sẽ được kết nối như thế nào để trở thành "hộ chiếu vắc-xin" trong tương lai?
Theo Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế), trên cơ sở dữ liệu tiêm chủng có thông tin người đã được tiêm (số mũi vắc-xin, chủng loại vắc-xin), sau khi tiêm xong, dựa trên Sổ tiêm chủng điện tử khi di chuyển trong nước, qua các điểm kiểm dịch có thể quét QR Code để biết được tình trạng tiêm chủng của cá nhân đó. Với việc người dân đi nước ngoài cần có thêm liên thông dữ liệu của tiêm vắc-xin này với các nước. Như vậy, cần có thêm chứng nhận đã tiêm vắc-xin và chứng nhận này phải được chuẩn hóa với dữ liệu của quốc tế.
Nhiều nước khởi động "Hộ chiếu vắc-xin" - Ảnh minh họa/ Tạp chí BHXH. |
Tới đây, hệ thống này sẽ liên thông kết quả với dữ liệu đã tiêm trên hệ thống tiêm chủng Covid-19 quốc gia và sẽ có cơ quan y tế xác nhận, kiểm tra lại tính chính xác của người đã tiêm sau đó cấp một giấy chứng nhận điện tử được ký số bằng chữ ký số quốc gia trên hệ thống. Chữ ký số quốc gia này được liên thông với các nước và các nước công nhận. Vì vậy, chứng chỉ tiêm chủng đã ký sẽ được công nhận. Việt Nam đang xây dựng dữ liệu liên thông và dự kiến trong tháng 7 này có để chạy thử nghiệm.
Theo suckhoedoisong.vn, nld.com.vn
Đà Nẵng yêu cầu các công ty trong KCN chuẩn bị phương án “3 tại chỗ” |
"Săn người vô gia cư", bếp từ thiện nấu hàng trăm suất chay mỗi ngày |
Vun trồng những “hạt mầm” bị thương |