“Liệu có những vụ Việt Á trong lựa chọn sách giáo khoa không?”
Kinh tế - Chính sách - 26/05/2022 14:49 AN VINH
Học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới đều phải mua SGK mới, giá cao gấp 2 đến 3 lần so với sách của chương trình cũ. Ảnh: NHẬT THỊNH (Báo Thanh niên) |
Người nêu lên câu hỏi đó chính là bà Nguyễn Thị Kim Thuý, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, trong phiên thảo luận về chương trình giám sát năm 2022 tại Quốc hội.
Sau khi bày tỏ sự tán thành với việc giám sát thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, bà Kim Thúy nêu ý kiến: trong những năm qua, ngành Giáo dục đã có nhiều cố gắng, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, dư luận cũng còn nhiều ý kiến khác nhau về một số kết quả triển khai, nhất là vấn đề SGK và môn lịch sử.
Trong đó, có những vấn đề được báo chí và đại biểu Quốc hội đã đặt ra suốt từ kỳ họp trước đến kỳ họp này nhưng chưa được giải quyết, như những sai sót trong cả ba bộ SGK lớp 1, lớp 2, lớp 6 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; những bất cập trong Thông tư số 25 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) về lựa chọn SGK dẫn đến việc bỏ qua quyền lựa chọn dân chủ của cơ sở giáo dục.
“Có câu hỏi đặt ra rằng: Liệu có những vụ Việt Á trong lựa chọn SGK không? Những vấn đề này nên thảo luận rộng rãi ở Quốc hội để thu nhận ý kiến từ nhiều chiều và để cử tri cả nước được biết”, bà Kim Thúy đề nghị.
Cũng theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông rất cần có sự giám sát tối cao của Quốc hội.
Trong một diễn biến liên quan sau đó, khi thảo luận tại tổ ở Quốc hội sáng 25/5, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn giải thích về tình trạng SGK tăng giá 2 đến 3 lần. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, SGK mới đắt hơn vì “khổ lớn hơn, giấy tốt hơn”.
Giải thích của vị Bộ trưởng đã làm dấy lên nhiều ý kiến bức xúc trong dư luận xã hội, và những bức xúc ấy đa số là chính đáng.
Nhiều bạn đọc nêu câu hỏi, bao giờ cho tới ngày xưa, cái thời mẹ bọc từng cuốn SGK nâng niu để còn để lại cho các em, em học xong còn mang cho các bạn lớp dưới nữa. Bộ SGK anh chị dùng xong, lên lớp lại để lại cho các em lớp sau học. Chứ không như bây giờ, việc mua SGK, việc đóng học phí và các khoản đóng góp ngày một tăng cao.
Rồi hồi trước có biết học thêm là gì đâu, giờ con trẻ sáng đến lớp học, chiều đến cơ sở dạy thêm để học, tối đến học thêm online. Rồi học chuẩn bị bài vở hôm sau,... Mà khâu nào, chỗ nào cũng nhìn thấy phải đóng tiền, quá sức chịu đựng và khả năng chi trả của tuyệt đại đa số phụ huynh học sinh.
Mong sao, ngành Giáo dục nên có cái nhìn chung và định hướng cho phù hợp với đời sống thực tế của dân. Dịch bệnh Covid-19 đã và vẫn đang bào mòn túi tiền của muôn dân, giờ Bộ lại tăng giá SGK và học phí lúc này là rất không nên. Việc quan trọng cần làm hơn và làm ngay lúc này của Bộ GD&ĐT là: cấp tốc rà soát lại tất cả các bộ SGK và hiệu quả của quá trình cải cách.
SGK ngày xưa rất rẻ (do Nhà nước trợ giá), cũng vẫn học được (không cần giấy to và đẹp), anh dùng xong để lại cho em, sách tuy cũ nhưng học sinh vẫn nâng niu trân quý. Bây giờ, mỗi năm thay đổi, cải cách một lần, SGK vừa đắt vừa lãng phí, học xong đem làm kế hoạch nhỏ. Xưa đi học lớp 1 chỉ có 2 quyển Toán, Tiếng Việt, nay cả bộ sách vẽ vời đến mười mấy quyển rồi bắt phụ huynh đóng tiền để mua, mua xong có quyển học trò chẳng bao giờ học, chẳng bao giờ đọc!!!
Trở lại việc giải trình trước Quốc hội của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về vấn đề tăng giá SGK. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã không đề cập đến nguyên nhân chủ quan khiến người dân phải bỏ chi phí lớn hơn nhiều lần để mua đủ bộ SGK bắt buộc cho con em mình học tập. Đó là việc Bộ GD&ĐT cho phép tăng số đầu SGK bắt buộc so với chương trình cũ, trong đó có những cuốn SGK thực sự không cần thiết.
Thực ra, chuyện SGK sẽ không có gì là phức tạp và gây bức xúc lớn trong dư luận như lâu nay, nếu những người có quyền hạn và trách nhiệm liên quan đến SGK luôn biết suy nghĩ và hành động toàn tâm vì con trẻ, vì thế hệ tương lai của đất nước. Đó là, phải kiểm soát không để xảy ra việc núp dưới danh nghĩa phải thường xuyên cập nhật kiến thức, để mỗi năm đều phải in mới; không giao trách nhiệm biên soạn SGK cho một hoặc một nhóm người nào đó, mà chất lượng biên soạn không đáp ứng. Không để xảy ra tình trạng câu kết với một số phụ huynh hãnh tiến, để lòe bịp các gia đình rằng đó là nhu cầu của chính các bậc phụ huynh. Không để xảy ra nạn câu kết với nhà in, nhà xuất bản để mỗi năm chi nhiều tỷ đồng cho việc biên tập lại (mà sai chính tả rất nhiều) và in lại (in và đóng xén quá xấu).
Sáng nay, trước khi ngồi viết bài báo này, tôi có đọc được trên facebook của một nhà báo lời bình luận đầy thông tuệ và không kém phần cay đắng từ một vị phụ huynh học sinh. Tôi xin mượn câu đó làm câu hỏi kính gửi đến các vị lãnh đạo ngành Giáo dục nước nhà: “Vì lợi ích trăm năm trồng người mà mỗi năm mỗi cải cách, giống y như trồng cây mỗi năm chưa kịp mọc rễ đã nhổ lên vậy, thì bao giờ mới có một vườn cây, một rừng cây, bao giờ mới có một thế hệ được thực sự học tốt và dạy tốt?!”
Và cá nhân tôi cũng như hàng chục triệu phụ huynh học sinh trong cả nước, chỉ mong sao SGK ngày một đẹp hơn về hình thức, tốt và thiết thực hơn về nội dung, rẻ hơn (hoặc không tăng quá cao) về giá mua. Đặc biệt, mong sao, sẽ không có những vụ Việt Á trong lựa chọn, in ấn và phát hành SGK, như Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội vừa đặt câu hỏi mà tôi đã nhắc tới ở đầu bài viết này.
Nếu đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì bạn có thể mời tác giả An Vinh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. Để đăng ký và sử dụng Ví MoMo, xem chi tiết hướng dẫn tại đây. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả An Vinh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả An Vinh".
|
Sao lại “cùng nhau” tăng giá lúc này? Những dòng tương tự thế này không khó đọc trên báo nhiều ngày qua “Giá xăng, gạo tăng... sách giáo khoa cho con cũng đội ... |
Sách giáo khoa và thiết bị giáo dục phải được coi là thiết yếu Năm học mới cận kề, một năm học dự kiến sẽ dành nhiều thời gian học tập online, song sách giáo khoa, thiết bị học ... |
SGK Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh Diều: Chỉnh sửa mà vẫn gây tranh cãi? Dự thảo tài liệu điều chỉnh và bổ sung ngữ liệu sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt lớp 1 (bộ Cánh Diều) vừa qua ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Cà phê tối - 30/10/2024 10:33
Công nhân bỏ phố về quê - Đâu có gì mà hốt hoảng!
Thúy, công nhân một nhà máy da giày ở Đồng Nai quyết định về quê làm việc và sinh sống sau gần 10 năm lang bạt từ Bình Dương qua Đồng Nai rồi TP HCM.
Cà phê tối - 28/10/2024 13:42
"Giá bất động sản hư hư ảo ảo"
"Thị trường bất động sản hư hư ảo ảo, khó mà định giá, hôm nay giá này ngày mai lại giá khác", đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) chia sẻ.
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi
Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội
Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”
Ba con số thiếu chủ ngữ
Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Những liều thuốc tinh thần hỗ trợ bệnh nhân ung thư
- Độ nóng bất ngờ của căn 3 ngủ tại Hanoi Melody Residences
- 6 trường hợp được phép lựa chọn hưởng lương hưu hoặc hưởng BHXH một lần từ tháng 7/2025
- Dobinsons đồng hành cùng PVOIL VOC 2024
- Long An: Hơn 5 tỷ đồng tổ chức bữa cơm công đoàn chăm lo cho đoàn viên, NLĐ