Cuốn sách của Tổng Bí thư về phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc
Đảng với công nhân

Cuốn sách của Tổng Bí thư về phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc

MINH ANH (T.H)
Tác giả: MINH ANH (T.H)
Cuốn sách “Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc” thể hiện tư duy nhất quán của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, góp phần nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng cống hiến.
Toàn văn Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Phấn đấu xây dựng Lạng Sơn ngày càng phát triển”

Cuốn sách “Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gồm bài tổng quan và 75 bài nói, bài viết, bài phát biểu tiêu biểu, bài trả lời phỏng vấn, thư, lời kêu gọi cùng với 142 bức ảnh phản ánh sinh động các chuyến thăm và làm việc ở địa phương, cơ sở của 63 tỉnh, thành phố của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Cuốn sách thể hiện tư duy nhất quán của Tổng Bí thư về xây dựng, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, được minh chứng qua việc thực hiện phong phú, với sự chỉ đạo rất sâu sát đối với từng giai cấp, tầng lớp, với các tổ chức, với nhân dân Việt Nam trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài. Cuốn sách gồm ba phần, trong đó:

Phần thứ nhất: “Đại đoàn kết toàn dân tộc - Sức mạnh nội sinh, nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, gồm bài viết tổng quan và 4 bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII, Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội nghị toàn quốc triển khai Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Các bài viết, bài phát biểu trong phần này thể hiện tư duy chiến lược, nhất quán, xuyên suốt của đồng chí Tổng Bí thư đối với nhiệm vụ phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giữ vai trò nòng cốt chính trị, hạt nhân đoàn kết, cùng các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức vận động, tập hợp, quy tụ đông đảo các tầng lớp Nhân dân, phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Phần thứ hai: “Phát huy vai trò nòng cốt chính trị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”, tuyển chọn 36 bài nói, bài viết, bài phát biểu, thư, trả lời phỏng vấn của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, các giai tầng trong xã hội, các tầng lớp Nhân dân trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài.

Xuyên suốt nội dung phần thứ hai cho thấy sự quan tâm đặc biệt, sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của đồng chí Tổng Bí thư đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam,...

Cuốn sách của Tổng Bí thư tập trung về phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc

Cuốn sách “Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: dangcongsan.org.vn

Phần thứ ba: “Phát huy vai trò của các tầng lớp Nhân dân, các địa phương, đóng góp nhiều hơn nữa cho công cuộc đổi mới đất nước”, gồm 34 bài nói, bài viết, bài phát biểu, trả lời phỏng vấn, thư, lời kêu gọi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với các tầng lớp Nhân dân, trong các chuyến thăm và làm việc tại cơ sở.

Trong các chuyến thăm và làm việc tại địa phương, cơ sở, đồng chí Tổng Bí thư luôn dành tình cảm đến thăm các Mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công với cách mạng, gặp gỡ, lắng nghe nhân dân, thăm hỏi đồng bào; động viên những người có hoàn cảnh khó khăn, gặp gỡ, trò chuyện với các cháu thanh thiếu niên, nhi đồng,... với tình cảm trân quý; đồng thời kêu gọi các giai tầng xã hội luôn luôn nêu cao tinh thần yêu nước, truyền thống “con Lạc, cháu Hồng”, lòng tự hào, tự tôn dân tộc để đóng góp xây dựng đất nước giàu mạnh, phồn vinh, Nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Cuốn sách là tài liệu quý về xây dựng và phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng cống hiến trong cán bộ, đảng viên, Nhân dân và toàn hệ thống chính trị về chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước đối với nhiệm vụ phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phân tích những nội dung cơ bản của đại đoàn kết toàn dân tộc. Tổng Bí thư cho rằng, đại đoàn kết toàn dân tộc là tổng hòa của các mối quan hệ đoàn kết giữa các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, giới, thành phần kinh tế, các vùng miền và giữa Nhân dân với Đảng, Nhà nước. Đại đoàn kết toàn dân tộc được thể hiện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh. Phát huy vai trò nòng cốt chính trị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội chính là góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trong cuốn sách, Tổng Bí thư cũng đề ra những giải pháp phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ mới; khẳng định cần phát huy vai trò của các tầng lớp Nhân dân, các địa phương, đóng góp nhiều hơn nữa cho công cuộc đổi mới của đất nước; tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc; tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, phát huy vai trò cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân; tạo môi trường thuận lợi để nhân dân phát huy quyền làm chủ, tham gia xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn mọi âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

* Nhân kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2023), Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách "Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc" của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nguồn video: Truyền hình Thông tấn

"Phát huy vai trò xung kích, đi đầu của giai cấp công nhân hiện đại”

Sau 7 ngày làm việc, hôm nay 8/10 bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 8 khóa XIII của Ban Chấp hành Trung ương ...

Việt Nam là điểm sáng trong bức tranh không mấy sáng sủa của kinh tế toàn cầu Việt Nam là điểm sáng trong bức tranh không mấy sáng sủa của kinh tế toàn cầu

Sáng 8/10, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bế mạc sau 7 ngày làm việc khẩn trương, ...

Đảng lãnh đạo luôn gắn liền với công tác kiểm tra Đảng lãnh đạo luôn gắn liền với công tác kiểm tra

Ngay từ đầu thế kỷ XX, các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác, đặc biệt là Lênin đã đặc biệt chú trọng đến công ...

Tin mới hơn

Công đoàn thổi lửa, động viên, dẫn dắt công nhân vào Đảng

Công đoàn thổi lửa, động viên, dẫn dắt công nhân vào Đảng

Sự phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực ngoài nhà nước, đã thu hút hàng triệu lao động mỗi năm, làm thay đổi cơ cấu lao động xã hội theo hướng dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp, nông thôn sang khu vực công nghiệp, dịch vụ. Kéo theo đó là sự phát triển nhanh chóng của lực lượng công nhân, lao động đã đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đẩy mạnh công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng và phát triển đảng viên.
Phát huy bản chất giai cấp công nhân của Đảng trong kỷ nguyên mới

Phát huy bản chất giai cấp công nhân của Đảng trong kỷ nguyên mới

Kỷ nguyên mới của dân tộc được Đảng ta xác định bắt đầu từ Đại hội XIV là một giai đoạn mang lại nhiều cơ hội, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của đất nước, là giai đoạn mà Việt Nam vươn lên khẳng định vị thế trong khu vực, trên trường quốc tế. Để đạt được điều này, cần phát huy bản chất giai cấp công nhân, để bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng chính là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi cách mạng.
Chị Mai Chi và hành trình gieo những hạt mầm trách nhiệm

Chị Mai Chi và hành trình gieo những hạt mầm trách nhiệm

Ở Công ty TNHH New Apparel Far Eastern (tỉnh Bình Phước), nhắc đến Nguyễn Thị Mai Chi (SN 1993), nhiều công nhân và lãnh đạo không giấu được sự kính trọng và yêu mến. Không chỉ đảm đương vai trò Tổ trưởng Tuân thủ trách nhiệm xã hội một cách tận tâm, chị Chi còn được biết đến như “người gieo mầm nhân ái” khi khởi xướng hàng loạt sáng kiến gắn với người lao động và cộng đồng.

Tin tức khác

Nhân tố nòng cốt xây dựng tổ chức Đảng và Công đoàn trong doanh nghiệp

Nhân tố nòng cốt xây dựng tổ chức Đảng và Công đoàn trong doanh nghiệp

Phát triển đảng viên trong công nhân, lao động không chỉ giúp xây dựng đội ngũ công nhân ngày càng trưởng thành về ý thức chính trị mà còn góp phần quan trọng củng cố tổ chức Công đoàn, nhất là công đoàn trong doanh nghiệp ngày càng vững mạnh.
Giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam: Trụ cột trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam: Trụ cột trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Trong hành trình dựng xây và phát triển đất nước, mỗi giai đoạn lịch sử đều xác lập vai trò trung tâm của một lực lượng xã hội. Nếu giai cấp nông dân từng là lực lượng đông đảo làm nên các cuộc kháng chiến cứu quốc, thì giai cấp công nhân – với trí tuệ, kỷ luật, tổ chức và sức sáng tạo – đang trở thành chủ thể trung tâm trong công cuộc chấn hưng đất nước và kiến tạo tương lai.
Người đảng viên bước ra từ những con đường sạch

Người đảng viên bước ra từ những con đường sạch

Giữa những con đường thênh thang, sạch đẹp ở Châu Đức (Bà Rịa – Vũng Tàu), ít ai biết rằng, đằng sau vẻ bình yên, ngăn nắp ấy là sự cống hiến lặng thầm nhưng đầy trí tuệ và tâm huyết của chị Nguyễn Thị Phương Tuyến (SN 1985) – Tổ phó Tổ vệ sinh môi trường, Công ty CP Xây dựng và Phát triển đô thị Châu Đức.
20 năm giữ nguồn nước sạch: Chuyện về một đảng viên tận tâm

20 năm giữ nguồn nước sạch: Chuyện về một đảng viên tận tâm

Anh Đào Công Đà, Trưởng Bộ phận Bảo trì tại Xí nghiệp Sản xuất nước sạch (thuộc Công ty Cổ phần Cấp nước Bạc Liêu), là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm và sự tận tụy trong công việc. Với 20 năm gắn bó trong ngành cấp nước, anh luôn thể hiện tinh thần “dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và dám hành động vì lợi ích chung”, luôn tiên phong trong việc sửa chữa hệ thống bơm cũ, lắp đặt thiết bị hiện đại, góp phần đảm bảo nguồn nước sạch ổn định cho người dân...
Hết mình với nghề, tận tâm với Đảng

Hết mình với nghề, tận tâm với Đảng

Anh Nguyễn Đình Tứ (37 tuổi) chưa bao giờ nghĩ rằng một ngày mình sẽ trở thành đảng viên. Hành trình từ một công nhân bình thường đến khi đứng trong hàng ngũ của Đảng là cả một quá trình đầy nỗ lực, thử thách, nhưng cũng nhiều ý nghĩa đối với anh.
Người đảng viên gần hai thập kỷ gắn bó với ngành in

Người đảng viên gần hai thập kỷ gắn bó với ngành in

Anh Hà Văn Cường không chỉ là một quản đốc tận tâm mà còn là một đảng viên tiên phong, luôn hết mình vì công việc và đồng nghiệp. Không chỉ cống hiến trong chuyên môn, anh còn truyền cảm hứng, dìu dắt nhiều công nhân trẻ phấn đấu vào Đảng, khẳng định vai trò của người đảng viên trong môi trường lao động sản xuất.
Xem thêm