
Phát triển đoàn viên, công đoàn cơ sở trong Luật Công đoàn 2024 |
Điều 5 Luật Công đoàn năm 2024 quy định Quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn:
“1. NLĐ Việt Nam có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
2. NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên được gia nhập và hoạt động công đoàn tại công đoàn cơ sở.
3. Việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn thực hiện theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan”.
![]() |
NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam được cho phép gia nhập và hoạt động Công đoàn được quy định tại Luật Công đoàn 2024. Ảnh minh hoạ |
Theo đó, khoản 2 Điều 5 quy định, cho NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam được gia nhập và hoạt động công đoàn.
Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tính đến hết tháng 6/2024, tổng số công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam là hơn 155 nghìn người (trong đó, số lao động thuộc diện cấp giấy phép lao động là 143.079 người; số lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động là hơn 12.000 người). Qua thực tiễn cho thấy, giữa NLĐ là người nước ngoài với người sử dụng lao động có không ít tranh chấp lao động, cần có sự chăm lo, đại diện, bảo vệ của công đoàn. Đây cũng là nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn, không phân biệt quốc tịch của NLĐ.
Bộ luật Lao động 2019 cũng gián tiếp mở ra khả năng cho phép NLĐ nước ngoài gia nhập Công đoàn Việt Nam khi quy định cho phép NLĐ là người nước ngoài được quyền gia nhập tổ chức đại diện của NLĐ tại doanh nghiệp (không tham gia ban lãnh đạo).
Đồng chí Lê Đình Quảng - Phó Trưởng Ban Chính sách, pháp luật và Quan hệ lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam) phân tích:
Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 5/11/2016 của Ban Chấp hành Trung ương về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới xác định: “.... thu hút NLĐ và tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp tham gia Công đoàn Việt Nam”.
![]() |
Khu công nghiệp là nơi tập trung nhiều NLĐ nước ngoài. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang |
Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội nên việc quy định “NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam” được quyền gia nhập và hoạt động công đoàn chỉ quy định những nội dung mang tính nguyên tắc về điều kiện, quyền gia nhập Công đoàn của NLĐ là công dân nước ngoài. Theo đó, “NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam” phải bảo đảm điều kiện “làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên” và chỉ gia nhập và hoạt động công đoàn “tại công đoàn cơ sở” và cấm lợi dụng quyền công đoàn để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
Các điều kiện như: tự nguyện, tán thành tôn chỉ, mục đích của Công đoàn (tức là tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam) hay thời gian cư trú tại Việt Nam sẽ được quy định cụ thể tại Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Ngoài ra, khi NLĐ là công dân nước ngoài gia nhập Công đoàn thì có quyền, trách nhiệm của đoàn viên công đoàn nhưng không được ứng cử, nhận đề cử làm cán bộ công đoàn và chỉ hoạt động công đoàn tại công đoàn cơ sở. Vì vậy, họ được Công đoàn hỗ trợ, đại diện, bảo vệ trong quan hệ lao động có liên quan đến việc làm, tiền lương, tiền thưởng, giải quyết tranh chấp lao động... trong doanh nghiệp, không phát sinh “quyền chính trị”.
Ngoài việc quy định các điều kiện gia nhập trong Luật, Tổng LĐLĐ Việt Nam cần phải thực hiện có hiệu quả một số giải pháp như:
Một là, tập trung các hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho NLĐ. Việc chăm lo cho NLĐ được thực hiện trên nguyên tắc chia sẻ, không mang tính đóng - hưởng. Điều này khắc phục được hạn chế về chênh lệch thu nhập giữa NLĐ Việt Nam và NLĐ nước ngoài.
![]() |
Hội nghị sơ kết 5 năm thí điểm mạng lưới công đoàn các khu công nghiệp giai đoạn 2018 - 2023 và phương hướng nhiệm vụ đến năm 2028. Ảnh: Đình Toàn |
Hai là, khắc phục rào cản ngôn ngữ thông qua các hình thức vận động đoàn viên hợp tác, hỗ trợ NLĐ nước ngoài.
Ba là, tại các doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động nước ngoài, bố trí cán bộ công đoàn cơ sở có trình độ ngoại ngữ, hiểu biết về văn hoá, phong tục tập quán của NLĐ nước ngoài.
Bốn là, trong quá trình hoạt động của công đoàn cơ sở, cần quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ về các mức chăm lo cho NLĐ nước ngoài (từ nguồn kinh phí công đoàn 2% mà người sử dụng lao động đã đóng).
Năm là, khẩn trương triển khai thực hiện Đề án tổ chức đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế giai đoạn 2023 - 2028.
Sáu là, Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ ban hành văn bản chỉ đạo/hướng dẫn việc kết nạp và hoạt động đối với đoàn viên là NLĐ nước ngoài, đồng thời, sẽ đào tạo, lựa chọn nhân sự là Chủ tịch công đoàn cơ sở, Ban Chấp hành Công đoàn, Ban Thường vụ phải biết ngoại ngữ, giao tiếp với đoàn viên.
![]() |
Dầu khí là ngành có sử dụng lao động là công dân nước ngoài. Ảnh: AI |
Luật Công đoàn 2024 được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, có hiệu lực từ 1/7/2025 gồm 6 Chương với 37 điều; tăng 4 điều so với Luật Công đoàn 2012. Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Luật Công đoàn 2024 diễn ra sáng ngày 5/2/2025, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu đề nghị các đơn vị sớm triển khai quán triệt các quy định của Luật tới Công đoàn cơ sở thuộc cấp mình, tới đoàn viên, NLĐ để Luật Công đoàn 2024 sớm đi vào cuộc sống. Phạm vi, đối tượng áp dụng của Luật là các cấp công đoàn, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp, đoàn viên công đoàn, NLĐ và tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn. |
![]() Hợp tác quốc tế về công đoàn phải phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách đối ngoại, Hiến pháp, pháp luật ... |
![]() Điều 12 Luật Công đoàn 2024 quy định Công đoàn tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội cụ thể ... |
![]() Luật Công đoàn 2024 quy định các hành vi bị nghiêm cấm, cụ thể như sau: |
Tin mới hơn

Chung tay vì an toàn lao động: Những nỗi đau không được phép lặp lại

Các hoạt động Tháng Công nhân của Công đoàn Khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận

Siêu thị mini Công đoàn giành cho công nhân Đồng Nai
Tin tức khác

Siêu thị giảm giá cho người lao động Công ty TNHH Yazaki Eds Việt Nam

Kết quả chương trình phúc lợi của LĐLĐ tỉnh Bình Dương

Công đoàn Than - Khoáng sản hỗ trợ nữ công nhân phát triển kinh tế

Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025

Chăm sóc sức khỏe đoàn viên, người lao động tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2025 - 2030
