Cán bộ công đoàn, người lao động Thủ đô góp ý vào các dự thảo luật

35 ý kiến tâm huyết, trách nhiệm đã được gửi đến Hội nghị tiếp xúc cử tri với cán bộ Công đoàn, công nhân lao động (CNLĐ) Thủ đô.
Kịp thời chia sẻ khó khăn với đoàn viên, NLĐ thiếu việc làm, bị nợ lương Công đoàn Thủ đô: Học và làm theo Bác bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực
Cán bộ công đoàn, người lao động Thủ đô góp ý vào các dự thảo luật
Đồng chí Phạm Thị Thanh Mai - Thành uỷ viên, Phó Trưởng đoàn Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội chủ trì Hội nghị. Ảnh: H. Yến.

Hội nghị đã ghi nhận 35 ý kiến góp ý vào các Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Thủ đô (sửa đổi). Các nội dung góp ý tập trung vào những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong việc áp dụng, thực hiện pháp luật và những đề xuất, góp ý, kiến nghị Quốc hội nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Hội nghị do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP phối hợp với Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội tổ chức. Chủ trì Hội nghị có các đồng chí: Phạm Thị Thanh Mai - Thành uỷ viên, Phó Trưởng đoàn Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội; Phạm Quang Thanh - Thành uỷ viên, Chủ tịch LĐLĐ TP. Hà Nội; Đặng Thị Phương Hoa - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội.

Nhiều khởi sắc trong đời sống, việc làm của CNLĐ dần ổn định

Báo cáo về tình hình đời sống, việc làm, quan hệ lao động và kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước đối với công nhân, viên chức lao động và tổ chức Công đoàn Thủ đô, đồng chí Lê Đình Hùng - Phó Chủ tịch LĐLĐ TP. Hà Nội cho biết: “9 tháng đầu năm 2023, tình hình chính trị, kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp (DN) và ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, đời sống và thu nhập của người lao động (NLĐ). Tuy nhiên, lãnh đạo thành phố đã huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, cùng với sự ủng hộ, đồng hành, cố gắng của cộng đồng DN và Nhân dân để triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp. Nhờ đó, tình hình phát triển kinh tế xã hội Thủ đô và SXKD của các DN đã có nhiều khởi sắc; đời sống, việc làm của CNLĐ dần đi vào ổn định”.

Cán bộ công đoàn, người lao động Thủ đô góp ý vào các dự thảo luật
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: T. VÂN.

Cụ thể, tình hình quan hệ lao động vẫn giữ được ổn định; số vụ tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể, đình công có xu hướng giảm mạnh. Tuy SXKD còn gặp nhiều khó khăn, song đa số DN vẫn cố gắng bảo đảm tiền lương, phúc lợi cho NLĐ, thu nhập bình quân của NLĐ là 7 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, theo đồng chí Lê Đình Hùng, mức thu nhập này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của NLĐ.

Hiện nay, dự án nhà ở xã hội của TP chỉ đáp ứng gần 30% nhu cầu về chỗ ở của CNLĐ, trên 70% vẫn phải thuê nhà trọ ở các khu dân cư. Do vậy, CNLĐ rất mong muốn được mua nhà ở xã hội với giá mua phù hợp để an cư, lập nghiệp. Ngoài ra, các công trình hạ tầng xã hội, phúc lợi công cộng như: Trường mầm non công lập còn thiếu; nhà văn hóa, khu thể thao và khu vui chơi giải trí, các điểm sinh hoạt phục vụ CNLĐ ở các khu công nghiệp tập trung hầu như chưa có.

Trước tình hình SXKD ở một số DN gặp khó khăn, việc làm và thu nhập của NLĐ có chiều hướng giảm, lao động phải nghỉ giãn việc hoặc nghỉ việc, LĐLĐ TP đã tiếp tục thực hiện Quyết định số 6696/QĐ-TLĐ ngày 16/1/2023 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đoàn viên, NLĐ bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do DN bị cắt, giảm đơn hàng.

Thời gian qua, số người tham gia BHXH của TP tăng 7,8% so với năm 2022. Tuy nhiên, tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH còn cao: Tính đến tháng 8/2023, có trên 83 nghìn đơn vị, DN nợ đọng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp từ 2 tháng trở lên, với số tiền nợ trên 5,3 nghìn tỉ đồng, làm ảnh hưởng đến chế độ chính sách của trên 1,1 triệu NLĐ.

Công tác quản lý Nhà nước về lao động đã được các cấp chính quyền TP triển khai, thực hiện tốt; thực hiện đúng các quy định pháp luật về mức lương tối thiểu vùng, các quy định về thời giờ làm việc, hỗ trợ bổ sung nhiều khoản trợ cấp cho NLĐ. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm pháp luật vẫn còn xảy ra tại một số DN trên địa bàn TP làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của NLĐ.

Cán bộ công đoàn, người lao động Thủ đô góp ý vào các dự thảo luật
Đồng chí Phạm Thị Bích Hải - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH TOTO Việt Nam đề xuất kiến nghị tại Hội nghị. Ảnh: T. VÂN.

Nhiều ý kiến góp ý tâm huyết, trách nhiệm

Tại Hội nghị, với tinh thần trách nhiệm cao, cử tri là cán bộ công đoàn, đoàn viên, NLĐ Thủ đô đã đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết vào dự thảo Luật BHXH (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Thủ đô (sửa đổi).

Các ý kiến góp ý về Luật BHXH (sửa đổi) tập trung vào các nội dung như: Kiến nghị giảm độ tuổi nghỉ hưu với NLĐ tại các DN sản xuất, còn ở mức 60 đối với nam và 55 đối với nữ, vì ngoài 50 tuổi sức khỏe đã giảm sút, năng suất lao động sẽ không cao; mức hưởng BHYT tỷ lệ với mức đóng, hiện nay đang có mức hưởng như nhau dù mức đóng khác nhau; các quy trình để NLĐ khởi kiện khi chính sách BHXH bị vi phạm; điều kiện hưởng chế độ ốm đau; những bất cập hiện nay như chức danh nghề, xử lý khi chậm đóng/đóng thiếu…

Về Luật Nhà ở (sửa đổi), góp ý về cơ chế chính sách hỗ trợ CNLĐ thuê, mua nhà ở xã hội; cần thay đổi nội dung phải có hợp đồng thuê, mua nhà ở xã hội thì mới được vay vốn (khoản 4 điều 50 Luật Nhà ở mới quy định về việc hỗ trợ vay vốn với trường hợp xây dựng cải tạo nhà ở xã hội chứ chưa có quy định về việc thuê, mua nhà ở xã hội thì được ưu đãi như nào…); đồng thời đề xuất, phải đặt ra mức giá trần cho nhà ở xã hội và mở rộng phạm vi đối tượng được mua nhà ở xã hội và nên đưa vào Luật cụ thể chính sách, cơ chế thu hút, sử dụng nhân lực chất lượng cao.

Cán bộ công đoàn, người lao động Thủ đô góp ý vào các dự thảo luật
Đồng chí Hà Thị Phương Anh, Chủ tịch Công đoàn Công ty May Liên doanh Plummy đóng góp ý kiến về Luật BHXH (sửa đổi). Ảnh: T. VÂN.

Về nhóm ý kiến đóng góp cho Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), các cử tri đề nghị cần có quy định về các điều kiện thể chế, cơ chế, chính sách lớn và nguồn lực cơ bản bảo đảm phát triển Thủ đô đúng tầm đã được xác định, trong đó cần xác định rõ trách nhiệm bảo đảm từ Trung ương và cả nước; trách nhiệm của Hà Nội; các thể chế, cơ chế, chính sách vượt trội, đặc thù, đặc biệt là thể chế, cơ chế vượt trước cả nước, qua đó, tạo động lực phát triển mới mạnh mẽ thực chất...

Đồng thời, đề xuất bổ sung 1 Chương về “Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; chính sách thu hút, sử dụng nhân tài” để thể chế hóa được chủ trương, Nghị quyết của Đảng vào dự thảo Luật, góp phần đưa Thủ đô phát triển bền vững và toàn diện.

Đánh giá cao những ý kiến của cử tri, thể hiện tâm huyết, trách nhiệm, sát thực tiễn đối với 3 dự thảo luật và nêu rõ những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện pháp luật, Đoàn Đại biểu quốc hội TP. Hà Nội cho biết: "Đoàn sẽ tổng hợp và gửi tới các cơ quan hữu quan nhằm trao đổi, giải đáp thấu đáo với cử tri. Đoàn đại biểu Quốc hội TP cũng mong muốn thời gian tới sẽ tiếp tục lắng nghe, nhận được nhiều ý kiến đóng góp của cử tri".

Bộ trưởng Bộ Y tế trả lời  kiến nghị của đoàn viên, người lao động Bộ trưởng Bộ Y tế trả lời kiến nghị của đoàn viên, người lao động

Tại Đại hội Công đoàn Y tế Việt Nam lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2023 - 2028, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan ...

Lấy ý kiến về Điều lệ Công đoàn và dự thảo báo cáo Đại hội Công đoàn Việt Nam Lấy ý kiến về Điều lệ Công đoàn và dự thảo báo cáo Đại hội Công đoàn Việt Nam

Ngày 16/8, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến dự thảo báo ...

Công đoàn Cần Thơ: lấy đoàn viên, người lao động làm mục tiêu để hoạt động Công đoàn Cần Thơ: lấy đoàn viên, người lao động làm mục tiêu để hoạt động

Sau kỳ Đại hội thành công tốt đẹp, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Cần Thơ đã bắt tay ngay vào việc đưa Nghị quyết ...

Sức mạnh của nghiệp đoàn

Sức mạnh của nghiệp đoàn

Không hợp đồng lao động, không bảo hiểm, không chế độ…; họ sống “bên lề” những chính sách. Và giữa “vùng rìa” đó, một ánh sáng đã nhen lên – khi những tổ chức nghiệp đoàn đến để âm thầm chở che, kết nối và chắp cánh hy vọng cho những phận đời lao động tự do.
Tăng cường vai trò công đoàn trong gắn kết kinh tế với xã hội

Tăng cường vai trò công đoàn trong gắn kết kinh tế với xã hội

Hiện nay, trong sự phát triển kinh tế - xã hội và nhìn nhận về sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và xã hội ở Việt Nam, chúng ta đang thấy kinh tế vẫn được quan tâm và chú trọng hơn. Điều này có nguyên nhân xuất phát từ chính sách coi kinh tế là trọng tâm được thực hiện kể từ khi Việt Nam đổi mới và mở cửa nền kinh tế.
Nơi yêu thương ươm mầm hy vọng

Nơi yêu thương ươm mầm hy vọng

Tây Nguyên những ngày cuối năm, bầu trời xám mờ trong cái rét se lạnh, những giọt sương vẫn còn vương trên những thân cây cao su thẳng tắp. Đâu đó, tiếng dao cạo mủ lách cách vang lên trong màn đêm tĩnh mịch.
Cán bộ Công đoàn đội trong Quân đội: “Thủ lĩnh giữ lửa” phong trào công nhân quân đội

Cán bộ Công đoàn đội trong Quân đội: “Thủ lĩnh giữ lửa” phong trào công nhân quân đội

Cán bộ Công đoàn trong Quân đội hãy tiếp tục là người “giữ lửa” cho lý tưởng cách mạng trong mỗi công nhân quân đội hôm nay và mai sau.
Người thầy giáo thân thiện, tạo môi trường giáo dục đoàn kết

Người thầy giáo thân thiện, tạo môi trường giáo dục đoàn kết

Trường THCS Tân Hưng Tây, xã Tân Hưng Tây (huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau) là một trong những đơn vị còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Thế nhưng, những năm qua, tập thể nhà trường đã luôn đoàn kết, gắn bó hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Để tạo nên sức mạnh đoàn kết đó, phải nói đến sự nỗ lực không ngừng của thầy Phan Văn Tiếp - Chủ tịch công đoàn trường trong việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ giáo viên.
Sự đồng hành bền bỉ của công đoàn

Sự đồng hành bền bỉ của công đoàn

Trường THCS Thắng Nhì, nằm giữa lòng thành phố biển Vũng Tàu (Bà Rịa- Vũng Tàu) từng là một ngôi trường nhỏ bé với vô vàn khó khăn trong những ngày đầu thành lập. Cơ sở vật chất thiếu thốn, đội ngũ giáo viên còn hạn chế, học sinh chủ yếu là con em lao động tự do, đời sống bấp bênh. Nhưng vượt lên tất cả, đơn vị đã từng bước vươn lên, phát triển mạnh mẽ nhờ tinh thần đoàn kết, sự tận tâm của tập thể giáo viên và đặc biệt là sự đồng hành bền bỉ của Công đoàn nhà trường.
Tăng cường năng lực tiếp cận thông tin của người lao động: Góc nhìn từ ngành Dệt may Việt Nam

Tăng cường năng lực tiếp cận thông tin của người lao động: Góc nhìn từ ngành Dệt may Việt Nam

Quyền tiếp cận thông tin của người lao động không chỉ là vấn đề pháp lý mà còn là yếu tố quyết định trong việc xây dựng môi trường làm việc minh bạch, công bằng và ổn định. Trong ngành Dệt may Việt Nam, nơi chủ yếu là lao động nữ với trình độ phổ thông, việc thực thi quyền này lại đối mặt với nhiều thách thức. Bài viết này phân tích thực trạng quyền tiếp cận thông tin trong ngành Dệt may, từ những khó khăn trong công tác truyền thông đến những hạn chế về chính sách pháp luật. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi người lao động, thúc đẩy sự minh bạch và phát triển bền vững trong ngành.
Công đoàn – "ngọn lửa" sưởi ấm hạnh phúc gia đình công nhân lao động

Công đoàn – "ngọn lửa" sưởi ấm hạnh phúc gia đình công nhân lao động

Trong guồng quay hối hả mưu sinh, hạnh phúc gia đình đôi khi trở thành điều xa xỉ đối với nhiều công nhân lao động. Tuy nhiên, bằng nhiều cách làm linh hoạt, thiết thực, tổ chức Công đoàn đã và đang trở thành điểm tựa vững chắc, không chỉ bảo vệ quyền lợi người lao động mà còn là nơi khơi nguồn và gìn giữ những giá trị gia đình – nền tảng quan trọng của một xã hội bền vững.
Công đoàn thổi lửa, động viên, dẫn dắt công nhân vào Đảng

Công đoàn thổi lửa, động viên, dẫn dắt công nhân vào Đảng

Sự phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực ngoài nhà nước, đã thu hút hàng triệu lao động mỗi năm, làm thay đổi cơ cấu lao động xã hội theo hướng dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp, nông thôn sang khu vực công nghiệp, dịch vụ. Kéo theo đó là sự phát triển nhanh chóng của lực lượng công nhân, lao động đã đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đẩy mạnh công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng và phát triển đảng viên.
Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về Công đoàn

Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về Công đoàn

Ngay từ khi thành lập, Chính phủ lâm thời đã chú trọng xây dựng pháp luật về Công đoàn, đặt nền móng cho sự phát triển phù hợp với tiến trình kinh tế – xã hội của đất nước.