Người lao động ngành hàng không, vận tải hành khách, cảng biển đang gặp rất nhiều khó khăn; nhiều người phải ngừng việc, nghỉ việc. Ảnh baotainguyenmoitruong.vn |
Dịch bệnh Covid-19 đang tác động mạnh mẽ, tiêu cực đến mọi mặt đời sống, sản xuất của người người dân và toàn xã hội. Công nhân lao động khối các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp các lĩnh vực dệt may, da giày, du lịch, vận tải, dịch vụ, kinh doanh nhỏ lẻ… Hàng loạt doanh nghiệp ngừng việc, đứng bên bờ vực phá sản. Người lao động cũng điêu đứng theo. Có rất nhiều doanh nghiệp sa thải người lao động, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc yêu cầu người lao động viết đơn ngừng việc, nghỉ việc không lương. Vậy người lao động nên chọn cách nào để bảo vệ quyền lợi của mình?
Trước hết, cần khẳng định ngay rằng về mặt pháp lý, trong quan hệ lao động thì hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động là bình đẳng, tự nguyện, không ép buộc.
Pháp luật cho phép cả người lao động và người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những tình huống nhất định, với những cái giá khác nhau. Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn, người lao động hy vọng doanh nghiệp sẽ gượng dậy sau dịch và tiếp tục gắn bó với doanh nghiệp, vì thế muốn chia sẻ với doanh nghiệp thì có thể thỏa thuận với doanh nghiệp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ chờ việc không lương. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp vẫn sản xuất kinh doanh và lợi dụng dịch bệnh để sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động thì người lao động cần tỉnh táo, cân nhắc các tình huống doanh nghiệp áp dụng hoặc đề nghị áp dụng để bảo vệ quyền lợi cho mình.
Nhiều người lao động lĩnh vực dệt may, da giày ở nhiều doanh nghiệp cũng phải ngừng việc, nghỉ việc do dịch bệnh. Ảnh baoquocte.vn |
Theo quy định hiện hành, nếu người lao động phải nghỉ việc vì dịch, chờ qua dịch đi làm lại sẽ thuộc trường hợp tạm nghỉ việc và hưởng mức lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Đôi bên cũng có thể thỏa thuận áp dụng trường hợp "tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động". Khi đó, người lao động sẽ không được hưởng lương; hết thời gian tạm hoãn, hai bên tiếp tục thực hiện các nội dung trong hợp đồng đã ký. Thỏa thuận này được thực hiện bằng văn bản sẽ giúp người lao động yên tâm hơn về công việc của mình sau khi hết dịch.
Dịch bệnh Covid-19 là một yếu tố khách quan ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh. Pháp luật có quy định cho phép doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Nhưng người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động ít nhất 45 ngày với hợp đồng không xác định thời hạn, 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn và ít nhất 3 ngày đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Người lao động cần cân nhắc các tình huống để bảo đảm quyền lợi cho mình khi nghỉ việc hoặc ngừng việc. Ảnh baochinhphu.vn |
Trường hợp doanh nghiệp muốn cho người lao động nghỉ việc ngay lập tức (tại thời điểm thông báo) thì phải thanh toán một khoản tiền lương tương ứng với thời gian báo trước. Nếu người lao động tự nguyện làm đơn xin nghỉ việc (đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động) thì doanh nghiệp không phải thanh toán khoản này. Trong trường hợp này người lao động sẽ bị thiệt thòi.
Một yếu tố nữa người lao động cần cân nhắc là trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động có thể nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm (mức hưởng trợ cấp tương đương 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm của 6 tháng liền kề, thời gian hưởng sẽ từ 3-12 tháng tương ứng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ 3 - 12 năm); song, nếu người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội dưới 12 tháng sẽ không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 7/4 Tính đến 7h sáng ngày 7/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 209 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 1,3 triệu người nhiễm virus corona ... |
Một ca nhiễm Covid-19 tại Mê Linh, Hà Nội “ủ bệnh 23 ngày” Bệnh nhân Covid-19 mới được cho là “ủ bệnh 23 ngày” kể từ khi khám bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai - Ban Chỉ đạo ... |
Nhìn về trời sáng trong “đêm dài” Covid-19 Vậy là Việt Nam đã bước sang tuần thứ 2 trong hai tuần quyết định dịch Covid-19 có bùng phát hay không? Đây cũng là buổi ... |