Hiện tượng doanh nghiệp sau khi ký hợp đồng lao động đòi giữ lại các văn bằng chứng chỉ gốc, số bảo hiểm của người lao động không hiếm. Ảnh minh họa của luatvietnam.vn |
Người lao động khi nghỉ việc nhưng không được doanh nghiệp chốt và trả sổ bảo hiểm, chứng chỉ gốc thì làm thế nào?
Thực tế trong quan hệ lao động ở nước ta thời gian qua, không hiếm các trường hợp khi ký kết hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm cho người lao động, nhiều doanh nghiệp đã giữ lại sổ bảo hiểm, giấy tờ gốc của người lao động. Điều này khiến người lao động gặp rất nhiều khó khăn trong các giao dịch hàng ngày. Đã có nhiều vụ tranh chấp, kiện tụng xảy ra xung quanh vấn đề trên.
Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng đình đốn, sản xuất cầm chừng, cho người lao động nghỉ luân phiên chờ việc. Không ít người lao động cực chẳng đã phải đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định. Song, khi yêu cầu doanh nghiệp chốt sổ bảo hiểm và trả lại các văn bằng, chứng chỉ gốc thì bị gây khó dễ. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi của người lao động trong việc đăng ký trợ cấp thất nghiệp hoặc tìm công việc mới; nhưng người lao động không biết kêu ai.
Việc doanh nghiệp giữ văn bằng, chứng chỉ gốc, sổ bảo hiểm của người lao động sau khi ký hợp đồng lao động và khi người lao động đã nghỉ việc là trái luật. Ảnh minh họa của baodansinh.vn |
Về vấn đề trên, Điều 20 Bộ luật Lao động năm 2012 về những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động quy định rõ người sử dụng lao động không được “giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động”. Điều 47 Bộ luật Lao động 2012 về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động thì quy định:
“1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động”.
Việc doanh nghiệp không chốt sổ bảo hiểm, không trả sổ bảo hiểm cho người lao động cũng khá phổ biến khi người lao động nghỉ việc. Ảnh thanthongnhat.vn |
Như vậy, việc doanh nghiệp giữ bản gốc văn bằng, chứng chỉ của người lao động là không phù hợp quy định. Sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên phải thanh toán các khoản quyền lợi cho nhau. Đơn vị có trách nhiệm chốt sổ và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Nếu đơn vị không thực hiện đúng trách nhiệm trên, người lao động có quyền khiếu nại tới Thanh tra Sở Lao động - Thương và Xã hội địa phương yêu cầu giải quyết.
Yêu Bạch Mai! Bạch Mai đang trở thành nơi được nhắc đến nhiều nhất, đặc biệt trong những ngày chiến đấu với Covid-19. |
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 30/3 Tính đến 7h sáng ngày 30/3, Covid-19 đã xuất hiện ở 199 quốc gia và vùng lãnh thổ, trên 721.000 ca nhiễm bệnh với gần ... |
Phát hiện thêm 6 người ở Công ty Trường Sinh mắc COVID-19, Việt Nam có 194 ca nhiễm Tới 6h sáng nay, 30/3, Việt Nam ghi nhận thêm 6 trường hợp mắc COVID-19 mới tại ổ dịch Công ty TNHH Trường Sinh, đơn ... |
Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp? Làm viên chức vẫn là mong ước của nhiều người, nhưng nhiều viên chức vẫn muốn nghỉ việc, thậm chí đơn phương chấm dứt hợp ... |