Cả làng nổi lửa, trắng đêm luộc trăm ngàn chiếc bánh chưng Tết

Gần 40 năm gắn bó với nghề gói bánh chưng, bà Phạm Thị Tuyết phải thừa nhận, đây là nghề cũng lắm công phu.

Bà Phạm Thị Tuyết (58 tuổi) là dâu làng Tranh Khúc, xã Duyên Hà, Thanh Trì, Hà Nội. Đây là làng làm bánh chưng truyền thống, có tuổi nghề hàng trăm năm.

'Khi về làm dâu năm 1982, tôi không biết gói bánh chưng, nhưng gia đình chồng làm nghề nên tôi học theo.

Công việc gói bánh chưng, tưởng là đơn giản, tuy nhiên, để gói được chiếc bánh đẹp, vuông thành sắc cạnh, không quá chặt tay, cũng không quá lỏng lẻo thì tôi phải mất gần 2 năm mới thành thạo', bà Tuyết nói.

Từ đó đến nay, bà Tuyết gắn bó với nghề đã gần 40 năm.

'Số lượng bánh gia đình đưa ra thị trường nhiều không đếm xuể. Tôi chỉ nhớ, dịp Tết năm 2019, nhà tôi sản xuất hơn 3 vạn chiếc. Cả gia đình phải thức trắng nhiều đêm để làm', người phụ nữ 58 tuổi nói.

Cả làng nổi lửa, trắng đêm luộc trăm ngàn chiếc bánh chưng Tết
Bà Phạm Thị Tuyết - chủ một cơ sở nấu bánh chưng ở làng Tranh Khúc.

Số lượng đặt hàng nhiều, nhất là dịp cuối năm và 3 tháng đầu năm, gia đình bà Tuyết có 5, 6 nhân lực nhưng không thể làm hết. Bà phải thuê thêm hai chục nhân công và phân bổ cho mỗi người thao tác một công đoạn. Người ngâm gạo sẽ chuyên ngâm gạo, người rửa lá chuyên rửa lá, người đồ đỗ sẽ chuyên đồ đỗ, người gói thì chuyên gói ...

Theo bà Tuyết, việc phân công nhân lực như vậy sẽ giúp sản phẩm được làm ra nhanh hơn, chuyên nghiệp hơn và chất lượng bánh cũng đều hơn.

'Làm việc theo công đoạn nên trung bình 1 giờ, người gói bánh sẽ gói được 100 chiếc. Người làm nghề lâu năm có thể gói được nhiều hơn', bà chia sẻ.

Người phụ nữ có tuổi nghề gần 40 năm cũng cho biết, để có được chiếc bánh chưng ngon, người làm bánh phải nghiêm khắc từ khâu chọn nguyên liệu.

'Gạo để nấu bánh chưng phải là loại nếp cái hoa vàng lấy từ khu vực Hải Dương hoặc Hải Hậu (Nam Định). Khi cầm nắm gạo lên, mùi hương của gạo đã tỏa ra.

Đỗ để làm nhân phải là loại đỗ được đặt mua từ vùng An Khê, Gia Lai. Hạt đỗ đã được tách vỏ nhưng không bị hồ, tức loại đỗ mới thu hoạch, không trơn bóng. Như vậy, đỗ được đồ lên mới vàng, vị bùi và thơm', bà Tuyết cho biết.

Cả làng nổi lửa, trắng đêm luộc trăm ngàn chiếc bánh chưng Tết
Gạo nấu bánh chưng được người dân Tranh Khúc chọn là nếp cái hoa vàng.

Tiếp đó là khâu chọn lá dong và thịt.

Anh Nguyễn Văn Mão, người có thâm niên hàng chục năm làm nghề ở làng Tranh Khúc cho biết, thịt làm nhân ngon nhất là thịt ba chỉ.

Sau khi mua thịt về, người làm bánh phải cạo hết lông, rửa sạch, chần sơ rồi thái. Miếng thịt khi đó mới cứng, nấu lên không hôi mà thơm ngon.

Lá dong được các hộ làm nghề ở Tranh Khúc chọn là loại lá dong trồng ở các tỉnh miền núi như Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái và một số khu vực ở Nghệ An, Thanh Hóa ...

'Lá dong đạt chất lượng là loại lá bánh tẻ, không non, cũng không già', anh Mão bật mí.

Cả làng nổi lửa, trắng đêm luộc trăm ngàn chiếc bánh chưng Tết
Lá dong bánh tẻ sẽ khiến chất lượng bánh ngon, màu sắc bắt mắt.

Với những chiếc lá bánh tẻ, người làm bánh có thể sắp xếp hợp lý để bánh chưng bóc ra có màu xanh đẹp mắt.

Ngoài ra, những gia đình cầu kỳ có thể giã lá riềng, lọc lấy nước, sau đó trộn vào gạo để bánh có vị thơm, màu xanh mướt hơn.

Cuối cùng là công đoạn luộc bánh. Anh Mão cho biết, thời gian luộc bánh chưng tiêu chuẩn là từ 9 đến 11 tiếng. Tuy nhiên, tùy vào thời tiết, người sản xuất bánh sẽ quyết định luộc trong thời gian 9 tiếng, 10 tiếng, hay 11 tiếng.

Cả làng nổi lửa, trắng đêm luộc trăm ngàn chiếc bánh chưng Tết
Hiện nhiều hộ sản xuất bánh chưng ở làng Tranh Khúc đã chọn luộc bánh bằng nồi hơi.

Nếu trời nồm nóng, bánh chưng chỉ cần luộc trong thời gian 9 đến 10 tiếng. Nhưng nếu trời rét, nhiệt độ khoảng 17, 18 độ thì nồi bánh phải được luộc trong thời gian 11 tiếng.

'Việc luộc bánh quá lâu (13, 14 tiếng) sẽ khiến hạt gạo trong bánh bị nát, không còn được ngon', bà Tuyết nói.

Bà Tuyết cũng cho biết, vài năm trở lại đây, để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, gia đình bà cũng như nhiều hộ làm nghề ở Tranh Khúc đã tìm tòi và cho ra thị trường các loại bánh chưng ngũ sắc, bánh chưng gấc...

Cả làng nổi lửa, trắng đêm luộc trăm ngàn chiếc bánh chưng Tết
Hàng nghìn chiếc bánh được sản xuất mỗi ngày tại làng Tranh Khúc.

Hiện, còn hơn chục ngày nữa là Tết nhưng số lượng bánh được đặt làm ở Tranh Khúc đã ở mức cao hơn năm trước. Bà Tuyết tin rằng, những ngày sắp tới sẽ lại là những ngày thiếu ngủ của gia đình bà và nhiều hộ dân làm nghề nơi đây.

Chia sẻ với PV, ông Phạm Văn Mạnh - Văn phòng UBND xã Duyên Hà cho biết: 'Dịp Tết 2019, làng Tranh Khúc đưa ra thị trường 385.000 chiếc bánh chưng, mang về doanh thu trên 20 tỷ. Sự phát triển của nghề khiến đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt những năm gần đây'.

Cá không có nước thì cá chết!

Cá là loài vật thường gắn với môi trường sống dưới nước. Cá không thể sống thiếu nước. Vậy, nước không có cá thì làm ...

Tết công nhân: Những chuyện buồn, vui

Làm việc, cống hiến cả năm, bất cứ ai cũng mong chóng đến Tết để nghỉ ngơi, sum họp gia đình. Nhưng với nhiều công ...

Chuyện không dành cho "người yếu tim" về công việc của công nhân Đường sắt

Những công nhân Đường sắt không chỉ đối diện áp lực cao trong công việc mà phía sau họ còn cả những câu chuyện đẫm ...

Lao động "cõng" Tết về quê bằng xe máy: Gian nan nhưng háo hức

Lao động "cõng" Tết về quê bằng xe máy: Gian nan nhưng háo hức

Tết đến, xuân về, lòng người nao nức. Khắp phố phường rộn ràng không khí người người chở nhau đi mua sắm, nhà nhà tất bật dọn dẹp, trang hoàng. Giữa dòng người hối hả ấy, có những người con xa xứ, sau một năm dài lao động miệt mài, lại gói ghém hành trang "cõng" Tết về quê trên những chiếc xe máy. Hành trình ấy, tuy vất vả, gian nan nhưng lại chất chứa bao niềm vui, nỗi niềm của người tha phương.
Ngày cuối năm ở nơi mùa xuân chỉ dừng lại trước cửa

Ngày cuối năm ở nơi mùa xuân chỉ dừng lại trước cửa

Trái hẳn không khí xôm tụ, nhà nhà náo nức chuẩn bị đón Tết, ở đây, mùa xuân chỉ dừng lại ở… trước cửa. Còn phía trong là thế giới của những người không ngừng nỗ lực giành giật cơ hội sống cho người bệnh…
Công nhân xa quê vui chơi tết

Công nhân xa quê vui chơi tết

Với những CNLĐ xa quê, nỗi nhớ quê với họ đã vơi bớt phần nào khi được tham gia các hoạt động văn hóa, tinh thần, vui chơi giải trí do công đoàn tổ chức. Các hoạt động này đều được diễn ra vào dịp Tết hằng năm, và năm nay cũng vậy…
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, tặng quà Tết cho người lao động ở Cần Thơ

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, tặng quà Tết cho người lao động ở Cần Thơ

Chiều 26/1 (27 tháng Chạp), trong không khí rộn ràng đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có chuyến công tác ý nghĩa tại thành phố Cần Thơ. Chuyến đi không chỉ mang theo những lời chúc tốt đẹp mà còn thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với người dân, đặc biệt là các gia đình chính sách, người có công, người lao động và những hoàn cảnh khó khăn.
Bà cháu bán dạo bất ngờ nhận quà Tết từ Công đoàn Đà Nẵng

Bà cháu bán dạo bất ngờ nhận quà Tết từ Công đoàn Đà Nẵng

Bế theo đứa cháu ngoại 4 tuổi đến nhận quà Tết của Liên đoàn Lao động TP. Đà Nẵng, chị Đặng Thị Hiệp “quá hạnh phúc” vì món quà bất ngờ đã mang lại cho hai bà cháu một cái Tết ấm áp, đủ đầy.
Những món quà ấm áp đến với công nhân môi trường Hà Nội

Những món quà ấm áp đến với công nhân môi trường Hà Nội

Sáng 20/1, không khí rộn ràng ngày giáp Tết như thêm ấm áp khi các công nhân môi trường của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội đón nhận những phần quà ý nghĩa.
Điểm tựa của buôn làng

Điểm tựa của buôn làng

40 năm đưa cây cao su đến các vùng đất Tây Nguyên cũng là 40 năm hành trình của những người lính Binh đoàn 15 mang màu xanh và sự no ấm, bình yên đến với vùng đất này.
Cảnh giác “bẫy” vé máy bay Tết giá rẻ

Cảnh giác “bẫy” vé máy bay Tết giá rẻ

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 kéo dài 9 ngày, nhu cầu mua vé máy bay về quê của người lao động tăng cao. Đây cũng là thời điểm các đối tượng lừa đảo lợi dụng để giăng bẫy với nhiều chiêu trò tinh vi, khiến không ít người mất tiền oan.
Công nhân Quảng Trị sắm Tết từ phiếu giảm giá của công đoàn

Công nhân Quảng Trị sắm Tết từ phiếu giảm giá của công đoàn

Chương trình “Chợ Tết Công đoàn ngành Công thương” được tổ chức tại Siêu thị Sepon, TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, trong những ngày cận Tết Nguyên đán.
Khi Tết Công đoàn không chỉ là niềm vui của riêng ai

Khi Tết Công đoàn không chỉ là niềm vui của riêng ai

“Vợ con bảo tôi đừng đi, ngại với mọi người lắm, rồi sợ tôi đi lang thang nguy hiểm. Nhưng tôi vẫn đi”. Người đàn ông khuyết tật với đôi mắt ánh lên niềm vui, nói vậy khi kể về hành trình ba ngày liên tiếp vượt quãng đường ba cây số đến Chợ Tết Công đoàn ở huyện Hải Hậu (Nam Định).