Các con của Anh Công. Ảnh: GĐ cung cấp |
Hơn 7 tháng nay, không khí tang thương bao trùm thôn xóm nơi đây, đó là gia đình anh Trần Văn Công (33 tuổi), vợ là chị Trần Thị Như Quỳnh (27 tuổi), tại Thôn Đô Lương, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn (Hà Nội). Hai anh chị lấy nhau được 8 năm và có với nhau 3 đứa con xinh đẹp. Anh Công và chị Quỳnh cùng làm công nhân của công ty Elentec (cách nhà 30km). Nhưng hạnh phúc chẳng đầy gang khi 3 con của anh chị lần lượt bỏ anh chị ra đi trong vòng 7 tháng vì căn bệnh quái ác mang tên Whitmore.
Con đường đi vào nhà anh Công quanh co qua những đồi chè heo hút, ngôi nhà nhỏ 3 gian nằm men sườn đồi. Ngôi nhà không có gì giá trị ngoài cái giường cũ kỹ, tường vôi đã loang nổ hoen ố. Một góc nhỏ của ngôi nhà là ban thờ của 3 con đang nghi ngút khói hương.
Con gái anh Công 7 tuổi . Ảnh: GĐ cung cấp |
Anh Công chia sẻ: “Đau lòng quá em ơi, anh có 3 con, 1 gái và 2 trai, trong 7 tháng chúng nó bỏ vợ chồng anh đi hết rồi. Con gái đầu tiên của anh là T.T.Q.T (7 tuổi), cuối 2018 con bị ngã và khâu 4 mũi. Ngày 6/4/2019 con bị sốt cao, có điều trị tại nhà đến 8/4/2019 cháu bị sốt cao, nôn và đau vùng bụng, gia đình đã đưa con xuống bệnh viện Xanh Pôn để điều trị nhưng con không qua khỏi, đến 9/4 thì con mất. Con gái anh mất nhưng không lấy được máu để tex virus vì máu con đến viện muộn và máu đã bị đông.
Đứa thứ hai là cháu T.C.V(5 tuổi), ngày 28/9/2019 vừa rồi con đi mổ ruột thừa, đến ngày 28/10 con bị sốt cao và gia đình mang con đến viện Nhi để khám và được nhập viện để theo dõi vết mổ và bạch cầu cao. Đến ngày 30/10 thì con mất mà chưa rõ nguyên nhân. Các bác sĩ cũng có lấy mẫu máu của con mang đi xét nghiệm và mãi đến 1/11 vừa rồi mới có kết quả là con bị dương tính với virus Whitmore.
Đứa thứ ba con anh là T.Q.H(19 tháng tuổi), con cũng có biểu hiện như các anh chị mình là sốt rất cao, uống thuốc không hạ, vì con không nói được nên hay giật mình và khóc rất nhiều, con nôn nhiều và rất sợ ánh sáng. Con bị từ 12h đêm ngày 11/10, con bị sốt trên 38.5 – 39 độ. Sáng hôm sau anh đưa con đi khám sớm, 11h đã đến viện, vì các con anh cũng có tiền sử nên anh cũng kể với bác sĩ, con cũng được đưa lên phòng điều trị tích cực theo phác đồ của con trai thứ 2 của anh.
Mẫu máu của con đã dương tính với virus Whitmore vợ chồng anh lo lắm. Ngày 12/10, sau khi con được điều trị theo phác đồ thì sốt có giảm nhưng chỉ kéo dài được thời gian hạ sốt, còn sau vẫn sốt cao như cũ. Trong quá trình điều trị, con có phản ứng rất mạnh, con mệt hơn và ăn ít.
Đến ngày 15/11 con thở gấp, sốt cao 39-40 độ và được chuyển vào phòng hỗ trợ máy. Vì sức đề kháng của con yếu quá, các bác sĩ đã báo gia đình mua thêm 10 lọ thuốc miễn dịch cho con với số tiền rất lớn, anh cũng đi mua luôn cho con. Nhưng mới dùng được 1 ống thì đên 12h trưa 16/11 phổi con không thể chịu đựng được và nhịp thở rất yếu, trung bình là 70 – 90 nhưng nhịp thở của con còn có 37. Đến 13h10 phút thì con mất. Gia đình anh không biết phải làm thế nào nữa, bệnh này ác quá, nó mang các con anh đi đều sau 3 ngày phát hiện bệnh, đau lòng lắm em ạ”.
2 con trai của anh Công. Ảnh: GĐ cung cấp |
Khi đến nhà anh Công, người tôi gặp đầu tiên là chị Quỳnh mẹ của 3 cháu bé, không thể có ngôn ngữ nào tả hết được nỗi đau của chị, một người mẹ bỗng dưng bị mất cả 3 đứa con thân yêu trong vòng 7 tháng. Chị giờ như người mất hồn, vô cảm, nỗi đau của chị khiến người đối diện nhìn chị thôi cũng cảm nhận được nỗi đau khổ đến tột cùng. Khi nỗi đau giằng xé đến tận tâm can, người mẹ trẻ không lựa chọn cách chia sẻ nỗi đau với người khác mà chỉ ôm chọn nó trong lòng.
Chị không ngồi nói chuyện với chúng tôi mà vào phòng trong nằm, chỉ có anh Công và mẹ anh công ngồi tiếp chúng tôi cùng bà con hàng xóm đến chia buồn. Chị Quỳnh vẫn còn đang cho con bú, sữa vẫn chảy về khiến chị càng nhớ con hơn. Anh Công bảo cả tuần nay chị không thiết tha ăn uống gì, chỉ nằm mở ảnh con ra ngắm và vuốt ve chúng.
Vi khuẩn gây bệnh có thể lây truyền qua vết thương hở, hít phải, hoặc nuốt phải nước bị ô nhiễm. Bệnh này rất khó lây nhiễm từ người sang người hoặc từ động vật sang người. Nếu được điều trị đúng cách, tỷ lệ tử vong là 10%, nhưng nếu điều trị không đúng cách, tỷ lệ tử vong có thể hơn 40%.
Ở những nơi có bệnh lan truyền, việc tiếp xúc với đất hoặc nước bị ô nhiễm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh melioidosis. Tuy nhiên, ở những khu vực này, để giúp giảm thiểu rủi ro phơi nhiễm, người dân có thể thực hiện như sau: Người có vết thương ngoài da và những người mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận mãn tính có nguy cơ mắc bệnh melioidosis và nên tránh tiếp xúc với đất và vũng nước đọng. Nông dân nên mang ủng khi đi xuống ruộng, có thể ngăn ngừa nhiễm trùng qua chân. Nhân viên y tế nên sử dụng các biện pháp phòng ngừa qua đường tiếp xúc (mặt nạ, găng tay và áo choàng) để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
Whitmore là căn bệnh nguy hiểm do tỉ lệ tử vong cao, diễn biến tiến triển bệnh nhanh. Anh Công khuyên mọi người nên quan tâm đến con cái hơn nữa, chú ý đến các biểu hiện khác thường của các con. Chú ý ăn chín uống sôi và giữ gìn vệ sinh cá nhân cho các con cũng như gia đình. Anh nhấn mạnh, cả 3 con của anh cùng có chung những biểu hiện như: Sốt cao, sợ ánh sáng và đau vùng bụng dữ dội.
Những cảnh đời lao công nhọc nhằn mưu sinh làm sạch phố phường Trên những con đường sạch đẹp, thơ mộng mỗi buổi sáng bạn đã đi qua, là bấy nhiêu đêm vất vả của các anh chị ... |
Nỗi lo của những bệnh nhân ung thư phổi và lời nhắn gửi chân tình Ung thư phổi là bệnh ác tính ở phổi. Ở Việt Nam, ung thư phổi là nguyên nhân chính gây tử vong ở nam giới, ... |
PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn - Bệnh viện TWQĐ 108 trả lời phỏng vấn về bệnh ung thư thực quản Thực quản là đoạn ống tiêu hóa nối giữa hầu họng với dạ dày. Ung thư thực quản là bệnh ác tính đường tiêu hóa ... |