Báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn (Hà Nội). |
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn (Hà Nội), trường hợp đầu tiên là bé T.C.V. (sinh ngày 20/10/2014, trú tại Bắc Sơn).
Trước nhập viện, bé xuất hiện sốt 38,5 độ C, kèm theo đau bụng và không điều trị gì. Đến 5h sáng ngày 28/10, bé được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương khám và điều trị.
Đến 21h ngày 31/10 bé tử vong tại bệnh viện với chẩn đoán: Sốc nhiễm khuẩn huyết. Bé được lấy mẫu máu xét nghiệm ngày 30/10 và đến ngày 1/11 có kết quả dương tính với vi khuẩn Burkholderiapseudomallei (gây ra bệnh Whitmore).
Trường hợp còn lại là bé T.Q.H. (sinh ngày 30/4/2018), anh trai của bé T.C.V. Bé có biểu hiện sốt 38,5 độ C trong ngày 10/11, đến 9h ngày 11/11, gia đình đưa bé đến Trung tâm Y tế xã Bắc Sơn, sau đó được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn lúc 11h cùng ngày. Nhận thấy tình trạng nguy hiểm của bệnh nhi, các bác sĩ đã tiếp tục chuyển bé đến Bệnh viện Nhi Trung ương.
Đến ngày 16/11, bé tử vong tại Bệnh viện Nhi Trung ương sau vài ngày điều trị tích cực. Kết quả xét nghiệm cũng cho thấy: Bé nhiễm vi khuẩn Burkholderiapseudomallei.
Cả hai bé đều là con của anh T.V.C. (32 tuổi) và chị T.T.N.Q. (26 tuổi) cùng trú tại thôn Đô Lương, xã Bắc Sơn. Đặc biệt, trong tháng 4/2019, chị gái của hai bé (sinh năm 2012) cũng đã mất do nhiễm khuẩn huyết hoại tử đường ruột.
Cũng theo báo của của Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn, cả ba bé đều khỏe mạnh, không có tiền sử bệnh tật. Gia đình có 7 người, ngoài ba bé còn có ông bà nội và bố mẹ. Qua điều tra gia đình và các hộ xung quanh, chưa phát hiện thêm trường hợp có biểu hiện tương tự.
Ngày 18/11, thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, đã chia sẻ thông tin về 2 ca bệnh với Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh TP Hà Nội. Hiện trung tâm này đã có một đội cơ động về điều tra dịch tễ, môi trường và con người cũng như có hướng dẫn cho gia đình, địa phương về phương thức vệ sinh môi trường, ăn chín uống sôi.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cùng Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn phối hợp với Trạm Y tế xã Bắc Sơn tiến hành điều tra tại gia đình bệnh nhân và các hộ xung quanh.
Điều tra tại nhà bệnh nhân và các hộ gia đình xung quanh chưa phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh tương tự. Bên cạnh đó, ngành Y tế địa phương đã hướng dẫn người dân nơi đây các biện pháp phòng bệnh như: Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, ăn chín uống sôi, sử dụng đồ bảo hộ khi làm việc (đeo ủng, bao tay...), tránh tiếp xúc trực tiếp với đất, tránh tiếp xúc ngoài trời với mưa lớn và mây bụi.
Quảng Bình không tiếp nhận, điều trị ca bệnh nào nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người" "Vi khuẩn ăn thịt người" đó nhanh chóng được chỉ tên là Vibrio vulnificus làm hoại tử mô, nên có cảm giác "đang bị ăn ... |
Vi khuẩn ăn thịt người: Căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm! Căn bệnh truyền nhiễm vi khuẩn ăn thịt người nguy hiểm đã bất ngờ xuất hiện với tính chất và mức độ ngày càng nguy ... |
Hiểu đúng về "vi khuẩn ăn thịt người" mang tên Whitmore GS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khẳng định, "vi khuẩn ăn thịt người" (whitmore) không lây từ người ... |