Lễ trao giải cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động” do Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức.
Trong căn phòng trọ nhỏ nằm gần Công ty TNHH JS Vina (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An), vợ chồng anh Nguyễn Trọng Nghĩa và chị Nguyễn Thị Tiên vẫn chưa hết xúc động khi hay tin gia đình mình được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Long An hỗ trợ 70 triệu đồng để xây dựng “Mái ấm Công đoàn” – món quà mà anh chị từng nghĩ cả đời sẽ không bao giờ với tới.
Một buổi chiều tháng Tư, tại khu nhà trọ Tư Nê, thị trấn Phú Hòa, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, không khí trở nên rộn ràng hơn thường lệ. Công nhân tan ca trở về, nhưng thay vì vội vã vào phòng nghỉ ngơi, họ tụ tập tại sân chung, nơi đang diễn ra chương trình “Đến với nhà trọ công nhân” do Nhà Văn hóa lao động tỉnh An Giang tổ chức.
Đối với hàng triệu người lao động, Thỏa ước lao động tập thể không chỉ bảo vệ quyền lợi chính đáng mà còn là sợi dây gắn kết họ với doanh nghiệp. Quan trọng hơn, đây là minh chứng cho sức mạnh của sự đoàn kết và tiếng nói tập thể, dưới sự đại diện của tổ chức Công đoàn.
Trong bài phát biểu “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định rõ: kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng hàng đầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Với gần một triệu doanh nghiệp, hơn 5 triệu hộ kinh doanh và hơn 40 triệu việc làm – khu vực tư nhân đang là “trái tim” của nền kinh tế. Nhưng để trái tim đó đập khỏe, bền vững, thì không thể thiếu lực lượng công nhân hăng say lao động và tổ chức Công đoàn đồng hành, hỗ trợ, định hướng và bảo vệ người lao động.
Sự ổn định của một dây chuyền không chỉ nằm ở máy móc, mà còn ở đôi tay, khối óc và trái tim của người vận hành. Với anh Đỗ Văn Tiền, kỹ sư Điện – Điện tử nhà máy Sợi Đồng Văn (Tổng Công ty Dệt may Hà Nội), “giữ nhịp sản xuất” không đơn thuần là nhiệm vụ mà là hành trình gắn bó, sáng tạo và cống hiến không ngừng nghỉ.
Không cần lên hội trường, không phải rời khỏi ca làm hay di chuyển xa xôi, mỗi công nhân giờ đây chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh là có thể “gặp” công đoàn – đúng nghĩa. “Điểm hẹn công nhân” đã không còn là một chương trình giao lưu trực tuyến mà đã trở thành hình mẫu sinh động của chuyển đổi số trong hoạt động công đoàn, nơi công nghệ trở thành cây cầu nối dài tiếng nói, quyền lợi và tâm tư của hàng ngàn công nhân lao động…
Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng đã chính thức "khởi động" Tháng Công nhân năm 2025 bằng việc sớm ban hành kế hoạch và tổ chức các hoạt động ý nghĩa. Huyện Đạ Huoai là đơn vị đầu tiên trong tỉnh tổ chức lễ phát động, mở màn cho chuỗi sự kiện hướng về người lao động.
“Lúc đó tôi không có việc làm, lại phải lo cho gia đình ở quê. Nếu không có công đoàn, không biết tụi tôi xoay xở sao nổi”, chị Nguyễn Ngọc Hương, công nhân Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kwong Lung – MeKo, Khu công nghiệp Trà Nóc, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ xúc động nói – khi nhớ lại khoảng thời gian “3 tại chỗ” giữa đại dịch Covid-19.
Không chỉ là những cú đánh kỹ thuật, giải billiards Công đoàn quận Hải Châu còn là nơi tiếp lửa đam mê, gắn kết tinh thần và khẳng định vai trò đồng hành của tổ chức Công đoàn.
Anh Phan Ngọc Thảo - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Hệ thống dây dẫn Sumi Việt Nam không phải là người hay nói lớn, cũng không quen ngồi lâu trong phòng họp. Hơn một thập kỷ gắn bó với doanh nghiệp, anh vẫn giữ một thói quen giản dị: xuống xưởng, trò chuyện, lắng nghe những điều “khó nói” nhất với công nhân. Làm công đoàn với anh, không chỉ là đại diện mà là chỗ dựa vững chắc cho người lao động.