Các bạn trẻ chia sẻ những hình ảnh phòng chống tin giả |
Trưa 28/03, mạng xã hội loan tin có ca tử vong đầu tiên, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp càng làm cho mọi người thêm hoang mang, sợ hãi. Trước thông tin này, đại diện Bộ Y tế khẳng định đây là thông tin thất thiệt, sai sự thật.
Trước đó ngày 26/03, Sở TT-TT TP.HCM xác định có 18 tài khoản mạng xã hội đăng tin về việc thành phố bị phong toả.
Bà Nguyễn Thị Nga (Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: Qua trang mạng Facebook có đọc được tin ngày 27/03 xuất hiện ca nhiễm bệnh tại Khương Trung. Lo sợ trước tình hình, cả gia đình phải di tản về quê tại Hải Dương để tránh dịch nhưng sau xác minh lại mới biết đó chỉ là tin bịa đặt trên một nhóm nhằm tăng lượng tương tác, bán hàng.
Trên khắp các diễn đàn, hội nhóm Facebook, Zalo… không khó để bắt gặp tin bịa đặt về lịch trình của bệnh nhân số 17, Hà Nội phong toả, Hà Nội sử dụng máy bay để phun thuốc khử khuẩn toàn thành phố….
Trần Nam là sinh viên năm thứ nhất Đại học Kiến Trúc chia sẻ: "Mới lên Hà Nội được một năm, mọi thứ còn khá bỡ ngỡ, chưa hiểu rõ nhiều nên ngay khi đọc được những tin như vậy rất hoang mang. Bản thân lại đi thông báo những tin đó cho người khác".
Có thể thấy, những thông tin sai sự thật liên quan đến dịch Covid-19 trong thời gian vừa qua đã có nhiều tác động tiêu cực đối với dư luận xã hội và tâm lý người bệnh. Nhiều đối tượng đã lợi dụng tình hình dịch bệnh để tung tin thất thiệt hoặc đưa những thông tin thiếu xác thực, chưa được kiểm chứng, phỏng đoán theo quan điểm, nhận thức cá nhân nhằm câu view, câu like, gây hoang mang trong dư luận xã hội.
Nguy hại hơn, những tin thất thiệt ngay khi xuất hiện nhanh chóng được chia sẻ, thu hút lượng lớn theo dõi, bình luận gây nên hệ luỵ khôn lường.
Để phòng chống tin giả trong mùa dịch, người sử dụng mạng xã hội và tiếp nhận thông tin cần tỉnh táo, xác định rõ cơ sở khoa học, nguồn dẫn tin.
Hiện nay, người dân cần phải bình tĩnh, tiếp cận những nguồn tin chính thống, làm theo hướng dẫn, khuyến cáo từ các cơ quan chức năng, đó chính là hướng đi an toàn, an tâm.
Luật An ninh mạng đã đi vào thực tế đời sống, áp dụng chế tài và xử phạt đối với những trường hợp đưa thông tin sai sự thật, tuy nhiên nhiều trường hợp vẫn diễn ra gây bất an đời sống xã hội.
Trong lúc đại dịch đang diễn biến phức tạp, rất cần sự đoàn kết, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân để chung tay sớm đẩy lùi dịch bệnh. Chia sẻ những thông tin chính xác, cách làm hay, bình tĩnh trước mọi tình huống, tin tưởng vào giải pháp của các cơ quan chức năng chính là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ chính bản thân mình.
Theo thông báo của Bộ Công an, đến thời điểm hiện tại, công an các đơn vị, địa phương trong cả nước đã xác minh, làm việc với 654 trường hợp đưa tin sai sự thật, xử lý vi phạm hành chính hơn 146 đối tượng. Các trường hợp sai phạm, sau khi được cơ quan công an làm việc, phân tích đã nhận thức được hành vi vi phạm của bản thân, tự gỡ bỏ các thông tin sai sự thật và cam kết không tái phạm. Tại điểm a khoản 3 Điều 64 Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định: người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng với hành vi “ cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân”. |
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 29/3 Tính đến 7h sáng ngày 29/3, Covid-19 đã xuất hiện ở 199 quốc gia và vùng lãnh thổ, trên 662.000 ca nhiễm bệnh với hơn ... |
“Thi thơ vui chiến Cô Vy” Nhằm mục đích tạo sân chơi giải trí cho bạn đọc trong những ngày chống Covid-19, Ban Biên tập Tạp chí Cuocsongantoan.vn quyết định mở ... |
Xin lau bớt đi nước mắt của Mẹ! Lặng lẽ góp một phần vật chất tuy không nhiều, nhưng nỗi lòng người mẹ trước cuộc chiến "chống giặc Covid-19" của đất nước thật ... |