agribank-plus-4112024-522025

Trạm trưởng y tế phường Trúc Bạch quyết tâm chống dịch Covid-19 dù ở tuổi sắp nghỉ hưu

Dù không lâu nữa thì được “cầm sổ hưu” nhưng chị Trần Thị Hồng Tuyết - Trạm Trưởng Trạm Y tế phường Trúc Bạch (Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội) vẫn tràn đầy nhiệt huyết, túc trực 24/24h cùng người dân khu phố cách ly phòng chống dịch.    
tram truong y te phuong truc bach quyet tam chong dich covid 19 du o tuoi sap nghi huu
Chị Trần Thị Hồng Tuyết - Trạm trưởng Trạm y tế phường Trúc Bạch đo thân nhiệt người dân trong khu phố. Ảnh: ST

Kể từ tối ngày 6/3, khi phát hiện ca nhiễm Covid-19 đầu tiên tại phường Trúc Bạch, cơ quan chức năng đã thành lập hai chốt kiểm soát ở ngã tư Trúc Bạch - Ngũ Xã và ngã ba Châu Long - Trúc Bạch. Chị Trần Thị Hồng Tuyết - Trạm trưởng Trạm Y tế phường Trúc Bạch chính thức cùng đồng nghiệp bước vào quãng thời gian “trực chiến” 24/24h để quyết liệt thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ về phòng chống dịch Covid-19.

Bước sang ngày cách ly thứ 10, cuộc sống của người dân khu phố vẫn bình yên và được theo dõi sức khỏe đều đặn. Đó cũng là thời gian chị Trần Thị Hồng Tuyết chưa một lần ghé qua nhà. Khu phố cách ly đã trở thành “gia đình thứ hai” của chị. Khi mà mỗi ngày, chị đều đặn 2 lần đi đo thân nhiệt, theo dõi sức khỏe và hướng dẫn phòng dịch cho từng người dân trong khu vực cách ly Trúc Bạch. Những lần như vậy, chị thấy thêm tin tưởng ở mình, ở mọi người sẽ cùng nhau chiến thắng dịch bệnh.

Mặc dù đã ở tuổi 54, còn không quá xa đến ngày “cầm sổ hưu”. Thế nhưng, chị Trần Thị Hồng Tuyết vẫn đầy nhiệt huyết tham gia “cuộc chiến” Covid-19. Chị từng nói “nguyện mang hết sức lực chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng chống dịch bệnh Covid-19”. Không sợ mắc bệnh, không ngại gian khổ, không lùi bước trước thiếu thốn, khó khăn, chị luôn sẵn sàng tham gia mọi nhiệm vụ.

tram truong y te phuong truc bach quyet tam chong dich covid 19 du o tuoi sap nghi huu
Cán bộ y tế còn kiêm nhiệm vụ cấp lương thực thực phẩm cho người dân tại nhà. Ảnh: ST

Những ngày qua, chị và đồng nghiệp ròng rã thức thâu đêm, suốt sáng, có những ngày chỉ chợp mắt 2 tiếng đồng hồ.

Chị Tuyết chia sẻ: Từ khi phát hiện ca bệnh số 17 sống tại số nhà 125, phố Trúc Bạch thì công tác phòng chống dịch càng ráo riết hơn. Ngay từ 22 giờ đêm 6/3 đến 3 giờ sáng hôm sau, cán bộ y tế phường cùng với cán bộ y tế Trung tâm Y tế quận Ba Đình, đội phòng chống dịch cơ động Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh thành phố Hà Nội phối hợp với các lực lượng chức năng thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch Covid-19: khoanh vùng, vẽ sơ đồ số nhà, điều tra các đối tượng tiếp xúc và xác định các đối tượng thực hiện việc cách ly.

Thoạt đầu rất mông lung để xác định được đối tượng nào là F1, F2, F3, F4, F5... nhưng khi bắt tay vào, tất cả chung ý chí, mục tiêu. Các cán bộ đã đến từng hộ gia đình, vận động, thuyết phục các gia đình hợp tác. Từ đó, đã nhanh chóng xác định, phân loại được các nhóm đối tượng. Đến sáng hôm sau, cơ bản chỉ còn thực hiện công tác tuyên truyền, thực hiện cách ly, phòng chống dịch bệnh.

Những ngày này, khi màn đêm buông xuống, ánh đèn soi tỏ mọi ngõ ngách của phường Trúc Bạch. Đêm cũng như ngày. Hầu như chị Tuyết và đồng nghiệp chưa khi nào có giấc ngủ trọn vẹn. Hằng ngày, chị và đồng nghiệp lại gõ cửa từng nhà, khảo sát dịch tễ từng cá nhân, đo thân nhiệt, ghi chép tiền sử sức khỏe của từng người. Đồng thời, hướng dẫn họ thực hiện các biện pháp phòng dịch, phát khẩu trang, tuyên truyền các biện pháp phòng bệnh cho người dân.

“Cán bộ y tế thường trực ở đây 24/24h, không về nhà để người dân yên tâm và ổn định sinh hoạt trong khu vực cách ly” - chị Tuyết cho biết.

Nếu phát hiện trường hợp nào có biểu hiện tình trạng sức khỏe bất thường thì cán bộ y tế của Trạm khám sàng lọc. Nếu bệnh nhẹ thì theo dõi sức khỏe người dân tại chỗ, còn bệnh nặng sẽ gọi điện nhờ tuyến trên hỗ trợ. Vừa lo chăm sóc sức khỏe người dân, chị Tuyết cùng các cán bộ nhân viên y tế của Trạm cũng đồng thời là “cô nuôi”, cùng lực lượng chức năng cung cấp đủ mọi nhu cầu về thực phẩm và các vật dụng cá nhân cần thiết cho người dân. Ngoài công tác phòng chống dịch, chị Tuyết cùng với các cán bộ y tế của Trạm tham gia nhiều hoạt động nghiệp vụ khác của phường, của huyện.

tram truong y te phuong truc bach quyet tam chong dich covid 19 du o tuoi sap nghi huu
Khu phố Trúc Bạch vẫn bình yên từ khi cách ly đến nay. Ảnh: ST

Bằng kinh nghiệm nhiều năm làm nghề, chị Tuyết đã thực hiện nghiêm các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế và cấp trên về phòng dịch: “Đối với các bệnh nhân mắc bệnh không lây nhiễm thì Ban chỉ đạo phòng chống dịch của phường Trúc Bạch làm việc cơ sở y tế nơi bệnh nhân điều trị để cán bộ y tế lấy máu, đưa đi xét nghiệm. Rồi lại đi nhận kết quả xét nghiệm trả tận nhà cho người bệnh. Tất cả mọi việc “hậu cần, bếp núc”, y bác sỹ của Trạm sẵn sàng thực hiện, giúp đỡ để không người dân nào phải cảm thấy bất tiện khi ở trong khu vực cách ly. Họ thêm yên tâm về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19”.

Chị Tuyết chia sẻ: “Công tác trong ngành y 30 năm, trải qua nhiều chiến dịch phòng chống dịch bệnh. Mỗi chiến dịch có những vất vả và nỗi niềm riêng. Nhưng với đợt dịch bệnh Covid-19 lần này, cán bộ y tế thực sự phải lăn xả ngày đêm, bằng tất cả nhiệt huyết của lương y, từ mẫu và tinh thần chiến đấu với hy vọng sẽ chiến thắng dịch bệnh”.

tram truong y te phuong truc bach quyet tam chong dich covid 19 du o tuoi sap nghi huu Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 17/3

Tính đến 7h ngày 17/3, tình hình dịch bệnh Covid -19 trên thế giới diễn biến phức tạp. Covid -19 đã xuất hiện ở 162 ...

tram truong y te phuong truc bach quyet tam chong dich covid 19 du o tuoi sap nghi huu Lòng hảo tâm, tình đồng bào và Covid-19

Trong thời điểm cả nước gồng mình, khó khăn tứ bề chống dịch bệnh Covid-19 và hạn mặn thì dù ít hay nhiều, những ủng ...

tram truong y te phuong truc bach quyet tam chong dich covid 19 du o tuoi sap nghi huu Phân loại người nhiễm và nghi nhiễm Covid-19 như thế nào?

Việc phân loại người nhiễm và nghi nhiễm Covid-19 sẽ giúp cho nhiều người tránh rơi vào tình trạng hoang mang trong thời gian xảy ...

Công đoàn Ngân hàng Việt Nam: Gắn kết đoàn viên, thúc đẩy phát triển ngành

Công đoàn Ngân hàng Việt Nam: Gắn kết đoàn viên, thúc đẩy phát triển ngành

Năm 2024 đánh dấu nhiều bước tiến nổi bật trong hoạt động của Công đoàn Ngân hàng Việt Nam (CĐNHVN). Với sự phối hợp chặt chẽ từ các cấp lãnh đạo, tổ chức Công đoàn không chỉ bảo vệ quyền lợi chính đáng của đoàn viên, mà còn đóng góp thiết thực vào sự ổn định và phát triển của ngành Ngân hàng. Những thành quả đạt được là tiền đề vững chắc cho các kế hoạch mới trong năm 2025.
Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Kiên Giang: Xây dựng bộ công cụ tuyên truyền trực quan, sinh động hơn nữa

Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Kiên Giang: Xây dựng bộ công cụ tuyên truyền trực quan, sinh động hơn nữa

Năm 2024, LĐLĐ tỉnh Kiên Giang đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, đưa Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đi vào cuộc sống. Đồng thời, phát động nhiều phong trào thi đua yêu nước, kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác, lao động, sản xuất và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh.
Chủ tịch LĐLĐ TP Cần Thơ: Nhiều hoạt động đi vào chiều sâu, hiệu quả và thiết thực

Chủ tịch LĐLĐ TP Cần Thơ: Nhiều hoạt động đi vào chiều sâu, hiệu quả và thiết thực

Năm 2024 các cấp công đoàn và đoàn viên, NLĐ Cần Thơ đã đoàn kết, nỗ lực, sáng tạo triển khai hoạt động công đoàn đạt và vượt 15/15 chỉ tiêu. Để tìm hiểu rõ hơn, phóng viên (PV) Tạp chí Lao động và Công đoàn có cuộc trao đổi với Chủ tịch LĐLĐ TP. Cần Thơ Lê Thị Sương Mai về những kết quả nổi bật trong các hoạt động này.
LĐLĐ TP. Hồ Chí Minh: Lấy người lao động làm trọng tâm cho phát triển

LĐLĐ TP. Hồ Chí Minh: Lấy người lao động làm trọng tâm cho phát triển

Chăm lo Tết là một trong những nội dung trọng tâm được các cấp Công đoàn TP. Hồ Chí Minh tập trung thực hiện với các hoạt động diễn ra đa đạng, phong phú.
“Điểm tựa vững chắc của người lao động”

“Điểm tựa vững chắc của người lao động”

Đó là khẳng định của ông Kim Byung Tae, Giám đốc Công ty TNHH MTV Sedo Vinako (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) về vai trò của công đoàn doanh nghiệp tại buổi trao quà cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025.
Hơn 8,6 triệu lượt đoàn viên, người lao động được chăm lo Tết Ất Tỵ 2025

Hơn 8,6 triệu lượt đoàn viên, người lao động được chăm lo Tết Ất Tỵ 2025

Trong dịp Tết Nguyên đán 2025 đã có trên 8,6 triệu lượt đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ) được thụ hưởng các hoạt động chăm lo của tổ chức Công đoàn, với tổng kinh phí hơn 4.750,5 tỷ đồng.
Để tất cả đoàn viên, người lao động tỉnh Bình Định đều có Tết

Để tất cả đoàn viên, người lao động tỉnh Bình Định đều có Tết

Với chủ đề năm 2025 "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" và phương châm "Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết", Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bình Định đã tập trung các nguồn lực chăm lo đoàn viên, người lao động (ĐVNLĐ) nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn có cuộc trao đổi với đồng chí Hà Duy Trung, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Định về chủ đề này.
Một mùa Xuân đặc biệt dành cho người lao động Nam Định

Một mùa Xuân đặc biệt dành cho người lao động Nam Định

Tết Nguyên đán năm nay, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Nam Định đã chuẩn bị tỉ mỉ, chu đáo và đầy ý nghĩa chương trình Chợ Tết Công đoàn dành cho người lao động.
LĐLĐ Bình Phước: Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết

LĐLĐ Bình Phước: Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết

Các cấp công đoàn Bình Phước hiện đang triển khai các hoạt động chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, NLĐ đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Phóng viên (PV) Tạp chí Lao động và Công đoàn có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Thị Hương Giang, Chủ tịch LĐLĐ Bình Phước về nội dung này.
Bình Dương tiếp nối hành trình đưa công nhân về quê đón Tết trên "Chuyến tàu Công đoàn"

Bình Dương tiếp nối hành trình đưa công nhân về quê đón Tết trên "Chuyến tàu Công đoàn"

Vừa qua, LĐLĐ tỉnh Bình Dương đã tổ chức chương trình “Chuyến xe Công đoàn – Xuân 2025” tại Trung tâm Văn hóa Lao động tỉnh (thành phố Thuận An).