Thứ hai 20/05/2024 16:24

Tắm đúng cách để an toàn mùa lạnh

Đời sống - Ánh Giang

Tắm đúng cách để an toàn mùa lạnh là vấn đề quan trọng với mọi người, nhất là người già, trẻ em, nhưng lại ít được mọi người chú ý. Tắm khi nào và tắm thế nào cho đúng để bảo đảm sức khỏe thì không phải ai cũng quan tâm.
tam dung cach de an toan mua lanh

Tắm đúng cách để an toàn mùa lạnh là vấn đề quan trọng với mọi người, nhất là người già, trẻ em, nhưng lại ít được mọi người chú ý. Tắm khi nào và tắm thế nào cho đúng để bảo đảm sức khỏe thì không phải ai cũng quan tâm.

Những điều nên tránh

Theo y học, vào mùa lạnh cần chú ý không tắm sau khi ăn no. Lúc này cơ thể phải “gồng lên” chống chọi với giá lạnh, nước lạnh, dẫn đến nhiệm vụ tiêu hóa có phần “chểnh mảng”, từ đó dễ phát sinh bệnh đường tiêu hóa, dạ dày. Cũng không nên tắm sau khi uống rượu bia, vì chất cồn gây co huyết quản, có thể bị cảm, vỡ mạch máu. Bên cạnh đó, dùng bia rượu trước khi tắm dễ bị đột quỵ do tăng huyết áp.

Mùa đông, ban đêm nhiệt độ càng xuống thấp, sự tuần hoàn của cơ thể kém hơn bình thường, tắm càng dễ bị nhiễm lạnh, gây thiếu máu não, có thể dẫn tới bất tỉnh, hôn mê. Khi đã có men, cồn, chất kích thích thì nguy cơ bị tử vong càng tăng cao, đặc biệt nguy hiểm với người có tuổi và người có tiền sử bị bệnh tim mạch, huyết áp.

Các chuyên gia khuyến cáo, tắm mùa lạnh, dù tắm nước nóng hay nước lạnh cũng nên không dội nước thẳng từ đầu xuống chân để tránh đột quỵ, mà nên xối nước vào hai chân, hai tay trước rồi mới xối vào toàn bộ cơ thể. Nhiều người có thói quen dùng nước thật nóng để chống chọi nhiệt độ ngoài trời giảm sâu; song đó là một sai lầm, vì nước quá nóng dễ làm da bị kích ứng, dẫn đến khô da và không tốt cho hệ tim mạch. Nhiệt độ nước tắm chỉ nên dao động trong khoảng từ 24 đến 30 độ là tốt cho cơ thể.

Một điểm nữa là không nên tắm xà phòng khi cơ thể mệt mỏi, vì xà phòng chứa kiềm mạnh ngấm vào da, khiến cơ thể mệt mỏi hơn. Tương tự, sau khi tắm cũng không nên sử dụng các sản phẩm làm sạch da có độ kiềm cao như xà phòng. Các chuyên gia còn khuyến cáo không nên cạo lông tay, lông chân trước khi tắm, vì nước lạnh dễ thẩm thấu qua da vào cơ thể hơn; nếu cơ thể mệt mỏi dễ bị cảm lạnh, xây xẩm mặt mày.

Vậy tắm thế nào và tắm bao lâu là tốt?

âu trả lời là nếu lạnh mà tắm quá nhanh thì không sạch, da không được cung cấp độ ẩm cần thiết. Nhưng vài ngày mới tắm, mỗi lần tắm phải tắm lâu lại làm da mất nước, khô, cơ thể thiếu dưỡng khí, gây thiếu máu ở tim, thậm chí có thể đột tử do não thiếu máu. Tắm vừa đủ, mỗi lần khoảng 10 đến 15 phút với nhiệt độ vừa phải (khoảng 24 đến 30 độ) chính là cách tắm khoa học, bảo vệ sức khỏe. Điều này đặc biệt quan trọng với người già, trẻ em.

GS. TS. Phạm Gia Khải, nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, với người lớn tuổi, trong thời tiết lạnh giá, khi tắm cần bảo đảm tắm bằng nước ấm. Phóng tắm kín gió, nhiệt độ khoảng 27 độ. Ông khuyên người cao tuổi nên tắm nhanh, sau khi tắm phải mặc quần áo ngay. “Người cao tuổi không nên tắm quá muộn, đặc biệt vào buổi tối. Việc tắm quá muộn có thể làm tăng nguy cơ nhiễm lạnh và đột quỵ”, GS. Khải nói.

Với trẻ em, mùa lạnh chỉ cần tắm cho bé 2 đến 3 lần một tuần và giữ vệ sinh cho bé là đủ. Không nên tắm cho bé trong giờ trưa mà tốt nhất nên tắm cho bé từ 10 giờ đến 10 giờ 30 hoặc chiều từ từ 13 đến 16 giờ. Mỗi lần tắm cho bé không nên quá 5 phút và phải bảo đảm nước đủ ấm trong suốt quá trình tắm.

Bà Nguyễn Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường y tế (Bộ Y tế) khuyến cáo, không nên tắm muộn và ra ngoài đường sớm. Tắm thì không để sau 22 giờ khuya, và không tắm quá lâu hoặc nơi không khí kém lưu thông vì dễ bị sốc nhiệt, ảnh hưởng đến tính mạng.

Cách tắm và sinh hoạt an toàn

Cảm thấy cơ thể thoải mái mới tắm; nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào như mệt mỏi, đau đầu, khó chịu, người nổi gai ốc… đều không nên tắm. Không tắm lúc ăn no và cũng không nên tắm lúc đói. Khi đói, đường huyết hạ, dễ bị chóng mặt, ngất. Thời điểm thích hợp để tắm là trước khi ăn khoảng một giờ hoặc sau khi ăn khoảng 2 giờ. Cũng không nên lệ thuộc vào các hóa chất dưỡng da; nếu sử dụng, chỉ nên dùng một ít sữa tắm, sau tắm có thể sử dụng thảo dược thiên nhiên nhưng tránh dùng khoáng chất.

Quy trình tắm nên bắt đầu với rửa mặt, tắm toàn thân rồi mới gội đầu. Bởi gội đầu xong mới tắm các mạch máu trên đầu khó lưu thông, sự chênh lệch nhiệt độ có thể làm người ta choáng váng. Dội nước ấm vào bàn chân trước để cơ thể thích nghi với nhiệt độ môi trường. Nếu tắm dưới vòi nước nóng, nên để nước chảy phía sau khi kỳ cọ, làm sạch phía trước rồi làm ngược lại. Cũng có thể cầm vòi hoa sen đưa khắp cơ thể ở khoảng cách khoảng 10cm, có tác dụng massage da rất tốt.

Với người mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, trước khi tắm có thể ăn nhẹ lót dạ và uống thuốc điều trị. Nếu đang tắm thấy chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, tim đập nhanh cần lập tức đi ra khỏi phòng tắm, nằm nghỉ ngơi, uống chút nước nóng hoặc nước gừng. Một điều đơn giản ít ai để ý, là không nên chốt cửa phòng tắm, để nếu có sự cố, việc ứng cứu dễ dàng hơn. Việc bảo đảm không khí lưu thông phòng tắm, tránh để khí, hơi nước nóng bốc lên làm thiếu ô xy cũng là việc quan trọng.

Dù là người trẻ hay người cao tuổi cũng không nên ngâm mình trong nước nóng quá lâu. Cơ thể lạnh tiếp xúc đột ngột với nhiệt độ cao có thể dẫn đến sốc nhiệt, giãn mạch máu. Sau khi tắm, tuyệt đối không để cơ thể trong tình trạng ẩm ướt bước ra khỏi phòng tắm mà phải lau khô người. Mặt khác, cũng không nên dùng máy sấy để hong khô vì sẽ làm da mất nước, khô nẻ.

Tắm là một sinh hoạt định kỳ thường nhật của con người, mỗi mùa, mỗi lứa tuổi cần có chế độ, cách thức thực hiện để bảo đảm sức khỏe. Riêng với người cao tuổi, các cơ quan đã bị thoái hóa theo thời gian, không có sức chịu đựng điều kiện lạnh giá như người trẻ.

Vẫn theo GS. TS. Phạm Gia Khải, ngoài việc giữ ấm cơ thể, người cao tuổi còn phải chú ý chế độ dinh dưỡng cân đối, nên ăn các thức ăn nấu chín, mềm, dễ tiêu; khi ăn nên chia làm nhiều bữa để cơ thể có thể hấp thụ dưỡng chất. Còn lương y Bùi Hồng Minh, Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình (Hà Nội) thì cho rằng, người cao tuổi nên vận động để khí huyết được lưu thông, tinh thần thoải mái. Nên chọn tập ở những nơi kín gió, ấm áp và tập nhẹ nhàng, vừa sức. Bảo đảm thể lực cũng là một sự chuẩn bị cho các sinh hoạt an toàn, trong đó có việc tắm mùa đông.

tam dung cach de an toan mua lanh Gần 100 công nhân phơi mình trên cầu Long Biên để duy tu đường sắt

Để đảm bảo an toàn giao thông đường sắt trên cầu Long Biên trước dịp Tết Nguyên đán, từ đầu tháng 12/2019 cho tới cuối ...

tam dung cach de an toan mua lanh Hành động đẹp của HLV Park Hang Seo trước khi nhận HCV SEA Games 30

Trong khi các cầu thủ đang ăn mừng chức vô địch SEA Games 30, HLV Park Hang Seo khiến nhiều người bất ngờ khi lặng ...

tam dung cach de an toan mua lanh Mách bạn cách ngừa tai biến, đột quỵ mùa lạnh đúng

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tại Việt Nam đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, mỗi năm nước ta ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đội trưởng Nguyễn Hải Nam - người truyền lửa đam mê trong công việc

Đời sống -

Đội trưởng Nguyễn Hải Nam - người truyền lửa đam mê trong công việc

Vốn sinh ra trong gia đình trí thức ở thành phố, từ nhỏ đến lớn không phải động việc chân tay nhiều, nhưng nhìn anh xắn quần gánh bộ tó ba chân lội phăng phăng giữa nước lụt trong các đợt xử lý sự cố… anh em công nhân trẻ như được tiếp thêm động lực để hoàn thành nhiệm vụ. Anh là Nguyễn Hải Nam - Đội trưởng Đội Quản lý vận hành lưới điện cao thế Quảng Trị, Công ty Điện lực Quảng Trị

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Huyền - Người giúp ước mơ đi xa…

Đời sống -

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Huyền - Người giúp ước mơ đi xa…

Gắn bó với trường 20 năm qua, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên dạy môn ngữ văn vẫn bâng khuâng, tha thiết với nghề dạy học như những ngày đầu đặt chân lên mảnh đất này.

5 lý do đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu từ 1/7

Người lao động -

5 lý do đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu từ 1/7

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa đề xuất Chính phủ ban hành nghị định điều chỉnh tăng 6% lương tối thiểu, từ 1/7/2024.

Ngôi trường nhân văn ở chốn thâm sơn

Người lao động -

Ngôi trường nhân văn ở chốn thâm sơn

Nếu dùng từ gì đó ngắn nhất để đánh giá những việc làm của Công đoàn Trường Tiểu học Thanh (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) trong những năm qua, có lẽ tôi sẽ dùng hai chữ “Nhân văn và nhân văn”.

Có tâm lý rút bảo hiểm xã hội một lần cho an toàn?

Đời sống -

Có tâm lý rút bảo hiểm xã hội một lần cho an toàn?

Đây là vấn đề được cán bộ công đoàn nêu tại Hội nghị tiếp xúc cử tri, lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) diễn ra tại Hà Nội, chiều 13/5/2024.

Công đoàn Trường Mầm non Triệu Long: tổ ấm thứ hai của mỗi đoàn viên

Đời sống -

Công đoàn Trường Mầm non Triệu Long: tổ ấm thứ hai của mỗi đoàn viên

Thời gian qua, Công đoàn Trường Mầm non Triệu Long (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) luôn đồng hành cùng với Ban Giám hiệu và tập thể nhà trường trong mọi hoạt động; thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn.

Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu

Đồng chí Lại Hoàng Dũng, Chủ tịch Công đoàn Công ty Samsung Điện tử Việt Nam chia sẻ về chăm sóc sức khỏe tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

Chế độ dưỡng sức sau sinh, mọi lao động nữ nên biết Tôi công nhân

Chế độ dưỡng sức sau sinh, mọi lao động nữ nên biết

Nếu đủ điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, lao động nữ sinh con được hưởng chế độ thai sản. Trường hợp lao động nữ đi làm việc trở lại khi chưa hết thời gian nghỉ thai sản sẽ không được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh.

Đón xem Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu

Talk Công đoàn 20 giờ ngày 18/5/2024 là chia sẻ của đồng chí Lại Hoàng Dũng, Chủ tịch Công đoàn Công ty Samsung Điện tử Việt Nam về chăm sóc sức khỏe tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

Diễn đàn "Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024" Infographic

Diễn đàn "Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024"

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang chuẩn bị tổ chức Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024”, dự kiến tổ chức ngày 26/05/2024.
Bản tin công nhân: Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống? Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống?

Bản tin công nhân ngày 6/5 gồm những nội dung: Nhiều người lao động muốn nghỉ việc để “chạy luật” bảo hiểm xã hội; Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống? Đại diện công nhân TP HCM: "Nhà ở xã hội chỉ thấy trên tivi";35 bệnh nghề nghiệp được đề xuất hưởng BHXH...

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

Người chị em thân thiết trong ngôi nhà chung Công đoàn ngành Y tế

Đời sống -

Người chị em thân thiết trong ngôi nhà chung Công đoàn ngành Y tế

Với vai trò là người đứng đầu của tổ chức đại diện cho công chức, viên chức, lao động ngành Y tế của tỉnh Quảng Trị, đồng chí Nguyễn Thị Minh Tuyết - Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế luôn hành động vì mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Đặc biệt, mỗi việc làm đều thể hiện sự quan tâm, chăm lo đoàn viên, người lao động vào những thời khắc cam go, khắc nghiệt nhất đã không ngừng khẳng định tinh thần đồng đội, tình thân thiết của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn.

Lễ cưới tập thể cho công nhân tại Hải Dương: Ấm áp và hạnh phúc ngập tràn

Đời sống -

Lễ cưới tập thể cho công nhân tại Hải Dương: Ấm áp và hạnh phúc ngập tràn

Lễ cưới tập thể cho 7 cặp đôi cô dâu chú rể là công nhân lần đầu tiên được Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh Hải Dương tổ chức ngày 5/5 trong bầu không khí ấm áp, xúc động và hạnh phúc ngập tràn.

Nỗi đau gia đình nạn nhân vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Đời sống -

Nỗi đau gia đình nạn nhân vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Sẽ không có gì bù đắp được những nỗi đau tận cùng khi nhiều gia đình mãi mãi mất đi người thân sau tai nạn lao động.

Niềm vui của cô giáo sau 12 năm về nhà chồng

Đời sống -

Niềm vui của cô giáo sau 12 năm về nhà chồng

Sau 12 năm về nhà chồng, nhờ chương trình "Mái ấm Công đoàn", cô giáo Phạm Thị Thu Trang - đoàn viên Công đoàn Trường Tiểu học Tây Bắc Sơn (xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã có thể thực hiện được ước mơ về ngôi nhà riêng cho gia đình nhỏ của mình.

Công đoàn nhà trường đồng hành với học sinh thiểu số ở đô thị vàng

Đời sống -

Công đoàn nhà trường đồng hành với học sinh thiểu số ở đô thị vàng

Song hành với việc vận động học sinh đến trường, học sinh có nguy cơ bỏ học, bằng sự quan tâm cả vật chất và tinh thần, đoàn viên, nhân viên Trường THCS Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị) cũng thường xuyên tổ chức các lớp phụ đạo để bổ trợ kiến thức cho các em học sinh người dân tộc thiểu số. “Chúng tôi sẽ không bỏ rơi học sinh nào lại phía sau”, thầy Trần Ngọc Định - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường quả quyết.

Công nhân vệ sinh gồng mình làm việc giữa cái nắng thiêu đốt

Đời sống -

Công nhân vệ sinh gồng mình làm việc giữa cái nắng thiêu đốt

Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, vất vả nhưng họ luôn cảm thấy tự hào bởi công việc mình làm đã góp phần làm cho môi trường thành phố thêm sạch đẹp...

Công nhân bị nợ lương bươn chải mưu sinh dịp lễ

Người lao động -

Công nhân bị nợ lương bươn chải mưu sinh dịp lễ

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, nhiều công nhân Công ty Dệt Hoà Khánh (Đà Nẵng) vẫn bươn chải để có thu nhập trang trải cuộc sống.

Người lao động làm việc xuyên lễ trên công trường 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Đời sống -

Người lao động làm việc xuyên lễ trên công trường 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Gác lại kỳ nghỉ 30/4-1/5, hàng ngàn kỹ sư, công nhân đang miệt mài lao động trên công trường 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối để đưa dự án về đích đúng hẹn.

Công nhân với vòng luẩn quẩn rút bảo hiểm xã hội một lần

Đời sống -

Công nhân với vòng luẩn quẩn rút bảo hiểm xã hội một lần

Rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần nhưng chỉ đủ trang trải chi phí sinh hoạt trong 2 tháng, nữ công nhân chỉ biết than trời.

Công nhân làm xuyên lễ được tăng lương, tăng tiền ăn

Đời sống -

Công nhân làm xuyên lễ được tăng lương, tăng tiền ăn

Khối lượng công việc tương đương ngày thường trong khi tiền lương được chi trả lại cao hơn là lý do khiến nhiều công nhân hăng hái đăng ký đi làm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.