Những "kỹ sư tâm hồn" chung tay bảo tồn văn hóa Mạ ở Lâm Đồng

Kinh tế - Xã hội - ĐỖ LÂM

Sự hội tụ văn hóa các vùng miền cùng với bản địa đã tạo nên đời sống văn hóa phong phú, nhiều màu sắc ở huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng). Tuy nhiên trong sự giao thoa ấy, văn hoá tộc người Mạ ở đây đang có xu hướng mai một, và đang được thầy trò Trường THCS&THPT Lộc Bắc chung tay bảo tồn.
Những "Kỹ sư tâm hồn" chung tay bảo tồn văn hóa Mạ ở Lâm Đồng
Thầy trò Trường THCS&THPT Lộc Bắc, tham gia Cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp tỉnh do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lâm Đồng tổ chức. Ảnh: ĐVCC

Tìm lại những giá trị văn hóa bị lãng quên

Đề tài “Giải pháp bảo tồn và phát huy kèn bầu của người Mạ tại xã Lộc Bắc, Lộc Bảo, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng” của thầy trò Trường THCS và THPT Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm đoạt Giải Nhì Cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp tỉnh lần thứ XVI do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lâm Đồng tổ chức vào đầu tháng 1/2024.

Đây là một trong số rất ít đề tài dự thi về lĩnh vực văn hóa, đặc biệt là văn hóa bản địa. Bảo Lâm là địa phương có các dân tộc anh em đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước cùng sinh sống; sự hội tụ văn hóa vùng miền cùng văn hóa của người bản địa đã tạo nên đời sống văn hóa phong phú, nhiều màu sắc. Trong sự giao thoa văn hóa đó có những giá trị văn hóa của người bản địa đang mai một, rất cần sự chung tay để bảo tồn và phát huy.

Cô giáo Đoàn Thị Thúy Dương - Phó Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Lộc Bắc trải lòng khi kể cho chúng tôi về hành trình của thầy và trò kiên đánh thức Văn hoá Mạ ở huyện Bảo Lâm. Đó là câu chuyện khi được gặp gỡ, trao đổi với một vài nghệ nhân “hiếm hoi” trong đồng bào dân tộc Mạ còn lưu giữ và sử dụng được nhạc cụ của dân tộc mình: “Khi được tận mắt nhìn thấy những loại nhạc cụ người Mạ, được đắm mình trong không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, lắng nghe tiếng kèn bầu, đàn tre và đàn môi, chúng tôi càng hiểu vì sao cần phải giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá dân tộc ở đây”.

Như lần được ông K’Pía (thôn 4, xã Lộc Bắc), một người biết chế tác, sử dụng và lưu giữ nhạc cụ dân tộc Mạ giới thiệu về chiếc kèn bầu (Buốt, Woăt), sáo Bre mà ông tự tay làm. Chỉ một trái bầu khô, mấy ống tre nhỏ, sáp ong đất, những vật liệu hết sức bình dị, quen thuộc có thể tìm thấy trong các gia đình người Mạ nhưng khi được chế tác thành nhạc cụ thì đã trở thành một “vật thiêng”, bởi nó kết tinh văn hoá dân tộc. Và đặc biệt, khi ngồi nghe các nghệ nhân nói về các loại nhạc cụ, lắng nghe âm thanh của kèn bầu người Mạ, một thứ giai điệu vừa như quen thuộc lại vừa như xa lạ, kiêu sa; kéo con người về với đại ngàn, được trở về với bản thể khi còn sống hoà mình với thiên nhiên…

Những "Kỹ sư tâm hồn" chung tay bảo tồn văn hóa Mạ ở Lâm Đồng
Câu lạc bộ “Văn nghệ dân gian người Mạ” Trường THCS và THPT Lộc Bắc (Lâm Đồng) có sự hướng dẫn, trao truyền của các nghệ nhân, thu hút nhiều học sinh tham gia. Ảnh: ĐVCC

Hay có lần thầy và trò được hòa mình trong cái không gian bập bùng bếp lửa hồng trong căn nhà sàn của ông K’Trời (ở thôn 3, xã Lộc Bảo); được ông vui vẻ bày ra tất cả những loại nhạc cụ dân tộc của mình đã dày công sưu tầm, lưu giữ. Nào là bộ chiêng 6 cái, đàn tre, kèn môi và cả chiếc kèn bầu đã bị hỏng nặng. Ông cười và nói: “Cái kèn này bị hư rồi, không thổi được, để trưng bày cho đỡ nhớ thôi”. Ông chỉ vào đàn tre và kèn môi, nói thêm: “Mấy cái này là mình tự làm. Còn kèn bầu thì không biết. Vì ngày xưa “ông già” chỉ nhưng không học”. Những lời bộc bạch của ông K’Trời khi ấy như niềm tự hào về đời sống văn hóa phong phú của dân tộc mình; nhưng cũng hàm chứa sự nuối tiếc về thời trẻ khi chưa thấy hết giá trị văn hóa dân tộc và cả nỗi niềm trăn trở bởi sự mai một của Văn hóa Mạ ở đây đang bị chính người Mạ lãng quên.

Bởi những người chắt chiu, gìn giữ và lưu truyền những giá trị truyền thống mà ông cha xưa để lại như các ông K’Pía, hay K’Trời chỉ đếm trên đầu ngón tay. Các nhạc cụ dân tộc Mạ được lưu giữ và sử dụng hiện nay không còn nhiều. Bên cạnh cồng chiêng thì chỉ còn đàn tre, kèn bầu và đàn môi. Đàn đá và kèn T’diếp không còn được tìm thấy trong các gia đình người Mạ ở hai xã Lộc Bắc, Lộc Bảo.

Như già làng K’Quế (ở thôn Hang Ka, xã Lộc Bảo) cho biết, hiện nay trong các nhà người Mạ chủ yếu còn lưu giữ cồng chiêng, các loại khác dường như không có. Ở mỗi thôn, buôn, số người còn biết sử dụng và chế tác các nhạc cụ dân tộc rất ít. Hơn nữa, việc truyền dạy cũng hạn chế vì con cháu dường như không có hứng thú với việc học cách sử dụng hay chế tác nhạc cụ dân tộc. Cũng còn vài người am hiểu, muốn truyền dạy nhưng thế hệ trẻ thì không muốn học… nên người biết về nhạc cụ dân tộc Mạ ngày càng ít đi.

Những "Kỹ sư tâm hồn" chung tay bảo tồn văn hóa Mạ ở Lâm Đồng
Câu lạc bộ “Văn nghệ dân gian người Mạ” Trường THCS và THPT Lộc Bắc (Lâm Đồng) có sự hướng dẫn, trao truyền của các nghệ nhân, thu hút nhiều học sinh tham gia. Ảnh: ĐVCC

Kiên trì bảo tồn và phát huy

Hiện nay người Mạ ở đây không cư trú độc lập mà sống xen kẽ với các dân tộc khác. Sự giao thoa văn hoá đã khiến cho những nghi lễ liên quan đến vòng đời của người Mạ ngày càng mất dần. Mặt khác, với chính sách phát triển kinh tế, nương rẫy của người Mạ dần thu hẹp, thay vào đó là những vùng chuyên canh cây công nghiệp như chè, cà phê và cao su... Vì thế, những nghi thức liên quan đến vòng cây trồng cũng mất.

Khi không gian biểu diễn nhạc cụ không còn, đồng nghĩa với các nhạc cụ dân tộc ngày càng ít được sử dụng và dần phai nhoà trong kí ức. Điều này càng khiến cho thế hệ những người Mạ trẻ ngày càng ít có cơ hội hiểu biết về văn hóa của cha ông họ. Trong một tương lai không xa nếu những giá trị văn hoá không được trao truyền chắc chắn việc mai một Văn hóa Mạ là điều không thể tránh khỏi.

Cô giáo Trần Thị Lộc, giáo viên bộ môn Ngữ Văn Trường THCS và THPT Lộc Bắc chia sẻ: “Từ năm 2021, chúng tôi đã đăng ký và bắt tay thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Giải pháp bảo tồn và phát huy nhạc cụ dân tộc Mạ tại xã Lộc Bắc, Lộc Bảo, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng” với mong muốn bảo tồn những loại nhạc cụ dân tộc bản địa đang có nguy cơ mai một thông qua việc tìm hiểu, trao truyền cho các em học sinh ở địa phương. Đề tài này cũng đoạt Giải Nhì Cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp tỉnh năm học 2021-2022”.

Để ghi chép lại cách làm để lưu truyền cho các thế hệ sau, các giáo viên ở đây gặp gỡ, thuyết phục để những người biết chế tác và sử dụng nhạc cụ hướng dẫn cách làm đàn tre, kèn bầu... Năm 2021, nhóm nghiên cứu đề tài đã thuyết phục được ông K’Trời hướng dẫn cho học sinh làm đàn tre và ghi lại cách làm loại nhạc cụ này. Sản phẩm khi hoàn thiện đã được đưa vào phòng Âm nhạc của trường để trưng bày và giới thiệu đến học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên Âm nhạc thực hiện kí âm các bản nhạc sử dụng để biểu diễn, nhờ thế mà việc trao truyền đến học sinh và nhân dân được thuận lợi hơn.

Những "Kỹ sư tâm hồn" chung tay bảo tồn văn hóa Mạ ở Lâm Đồng

Câu lạc bộ “Văn nghệ dân gian người Mạ” Trường THCS và THPT Lộc Bắc (Lâm Đồng) có sự hướng dẫn, trao truyền của các nghệ nhân, thu hút nhiều học sinh tham gia. Ảnh: ĐVCC

Đồng thời, nhóm nghiên cứu đã tiến hành lập fanpage “Âm sắc người Mạ” để kết nối cộng đồng dân tộc Mạ, giúp những người Mạ trẻ hiểu biết hơn về nhạc cụ dân tộc mình. Từ đó, kích thích niềm tự hào và giúp họ có ý thức bảo tồn các loại nhạc cụ đang nguy cơ mai một.

Trong nhà trường cũng thành lập Câu lạc bộ “Văn nghệ dân gian người Mạ”, thu hút nhiều học sinh tham gia, không chỉ có người Mạ mà còn có cả thầy, cô giáo và các em học sinh người Kinh, người Tày… Khi được giáo viên động viên, khích lệ, các em rất tích cực và thể hiện niềm yêu thích đối với nhạc cụ dân tộc.

“Được nghe các nghệ nhân biểu diễn, được học đánh cồng chiêng, đàn tre và kèn bầu, em cảm thấy yêu và tự hào về văn hoá của dân tộc mình, cảm thấy mình cần có trách nhiệm bảo tồn các nhạc cụ dân tộc đang dần mất đi”, em K’Thư, học sinh lớp 12A2 xúc động bày tỏ suy nghĩ của mình.

Còn em Đỗ Thị Thuý Kiều, học sinh lớp 12A2 thì chia sẻ, tuy không phải là người dân tộc Mạ nhưng em đã tiếp xúc với các bạn là người Mạ ở đây từ khi còn nhỏ. Em rất thích thú khi được tham gia những buổi học đánh cồng chiêng, giúp chúng em gắn kết hơn và hiểu biết thêm về văn hoá dân tộc Việt Nam.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục hành trình của mình để góp phần bảo tồn nhạc cụ và trao truyền, phát huy giá trị văn hóa dân tộc người Mạ cho các thế hệ học sinh ở địa phương”, cô giáo Đoàn Thị Thúy Dương - Phó Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Lộc Bắc bày tỏ.

Voice: Nghệ nhân trao truyền văn hóa Mạ (Kèn bầu) cho học sinh Trường THCS và THPT Lộc Bắc

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Phạt nguội quá tốc độ có bị giữ bằng không?

Kinh tế - Xã hội -

Phạt nguội quá tốc độ có bị giữ bằng không?

Phạt nguội quá tốc độ có bị giữ bằng không? Ngoài giữ bằng, mức phạt tiền là bao nhiêu, cùng tìm hiểu trong phần dưới đây.

Phạt nguội xe máy như thế nào?

Kinh tế - Xã hội -

Phạt nguội xe máy như thế nào?

Phạt nguội xe máy như thế nào, quy trình phạt nguội xe máy, nộp phạt nguội xe máy ở đâu, những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Nhiều mẫu xe điện VinFast đổi tên

Kinh tế - Xã hội -

Nhiều mẫu xe điện VinFast đổi tên

Đầu năm mới, hãng xe VinFast bất ngờ công bố đổi tên phiên bản của một số dòng xe điện nhằm thể hiện rõ hơn định hướng phát triển sản phẩm.

36 giờ cuối cùng để trở thành chủ nhân iPhone 16

Kinh tế - Xã hội -

36 giờ cuối cùng để trở thành chủ nhân iPhone 16

Truy cập ngay website www.xecuanam.vn để bình chọn cho mẫu xe bạn yêu thích và có cơ hội nhận ngay một chiếc iPhone 16 từ Ban tổ chức chương trình XE CỦA NĂM 2025.

Thêm một vụ xô xát vì va chạm giao thông, người đàn ông mở cửa đạp nữ tài xế

Kinh tế - Xã hội -

Thêm một vụ xô xát vì va chạm giao thông, người đàn ông mở cửa đạp nữ tài xế

Sau khi la hét, một người đàn ông kéo mạnh cửa xe ô tô rồi giang chân đạp thẳng vào người lái đang ngồi bên trong.

Phân khúc xe MPV giữ vững sức hút trong năm 2024

Kinh tế - Xã hội -

Phân khúc xe MPV giữ vững sức hút trong năm 2024

Mặc dù số liệu bán hàng tháng cuối năm 2024 chưa công bố, có thể dự đoán phân khúc MPV chắc chắn bán vượt con số của năm trước đó.

62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo được hưởng 100% BHYT từ năm 2025 Video

62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo được hưởng 100% BHYT từ năm 2025

Ước vọng đầu năm thời công nghệ Cà phê tối

Ước vọng đầu năm thời công nghệ

Năm mới, nhiều người có thói quen đặt ra những mục tiêu và nguyện ước. Song, kỷ nguyên công nghệ đã mở ra những hướng đi mới trong công việc tưởng chừng mộng mơ và nặng ý chí con người này.

Talk Công đoàn: Phát triển đoàn viên: tập trung các nguồn lực chăm lo tốt cho người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Phát triển đoàn viên: tập trung các nguồn lực chăm lo tốt cho người lao động

Đồng chí Trương Thị Minh Dung, Chủ tịch LĐLĐ Quận 1, TP HCM chia sẻ kinh nghiệm phát triển đoàn viên trong Talk Công đoàn.

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) Infographic

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi)

Trong chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV, Quốc hội chính thức thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) gồm 6 chương với 37 điều, tăng 4 điều so với luật hiện hành.
Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn

Nữ điều dưỡng kém may mắn Phùng Thị Kim Thúy thuộc Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng Người tâm thần số 1 Hà Nội đã được công đoàn các cấp chung tay giúp chị có được mái nhà kiên cố che nắng, che mưa mang tên “Mái ấm Công đoàn”. Tổ ấm mới giúp chị “an cư lạc nghiệp”, yên tâm công tác và nuôi dạy con gái, vượt lên mọi vất vả khó khăn trong cuộc sống, vững tin hướng tới tương lai ngày càng tươi sáng hơn…

Tạp chí Lao động và Công đoàn bảo vệ thành công Đề án khoa học về nhu cầu tiếp nhận các ấn phẩm báo chí Video

Tạp chí Lao động và Công đoàn bảo vệ thành công Đề án khoa học về nhu cầu tiếp nhận các ấn phẩm báo chí

Ngày 29/12, tại Hà Nội, Tạp chí Lao động và Công đoàn đã bảo vệ Đề án khoa học cấp Tổng Liên đoàn mang tên "Nhu cầu tiếp nhận các ấn phẩm báo chí của tổ chức Công đoàn ở công đoàn cơ sở, định hướng đổi mới Tạp chí Lao động và Công đoàn".

Đọc thêm

Soi cấu hình hai chiếc Range Rover 30 tỷ chính hãng mới bán tại Việt Nam

Kinh tế - Xã hội -

Soi cấu hình hai chiếc Range Rover 30 tỷ chính hãng mới bán tại Việt Nam

Land Rover Việt Nam vừa bán ra hai chiếc Range Rover với cấu hình cao nhất, ước tính trị giá mỗi xe khoảng 30 tỷ đồng.

Tạm giữ người phụ nữ đấm nhân viên gác chắn tàu gãy mũi vì không mở barie

Kinh tế - Xã hội -

Tạm giữ người phụ nữ đấm nhân viên gác chắn tàu gãy mũi vì không mở barie

Vì không được mở barie để cho vượt qua đường tàu, một người phụ nữ đã hành hung nhân viên chắn tàu đến gãy mũi.

BMW X3 2025 trình làng Đông Nam Á, chờ ngày về Việt Nam

Kinh tế - Xã hội -

BMW X3 2025 trình làng Đông Nam Á, chờ ngày về Việt Nam

BMW X3 2025 thế hệ thứ 4 (mã nội bộ G45) đã chính thức ra mắt tại Singapore với diện mạo đồ sộ hơn trước, cùng những thay đổi mạnh mẽ trong thiết kế nội thất.

Những mẫu xe sắp ra mắt Việt Nam đầu năm 2025, phần lớn là xe Trung Quốc

Kinh tế - Xã hội -

Những mẫu xe sắp ra mắt Việt Nam đầu năm 2025, phần lớn là xe Trung Quốc

Trong số các xe đã có lịch công bố tại Việt Nam đầu năm 2025, phần lớn mang thương hiệu Trung Quốc, như Baojun E100, DongFeng Box EV hay Zeekr X.

Biến Kia Pride hơn 30 năm tuổi thành xe thuần điện

Kinh tế - Xã hội -

Biến Kia Pride hơn 30 năm tuổi thành xe thuần điện

Kia Pride có một cuộc lột xác ngoạn mục khi được biến đổi thành xe điện hoàn toàn. Dự án hợp tác giữa Kia và hãng Electrogenic của Anh đã tạo ra một chiếc xe vừa mang đậm dấu ấn của quá khứ, vừa sở hữu công nghệ hiện đại của tương lai.

[XE CỦA NĂM 2025] VinFast dẫn đầu 4 trong 6 phân khúc xe gầm cao

Kinh tế - Xã hội -

[XE CỦA NĂM 2025] VinFast dẫn đầu 4 trong 6 phân khúc xe gầm cao

Sau một nửa thời gian bình chọn cho cộng động, các xe VinFast VF7 Plus, VF8S, VF8 Lux Plus và VF9 Plus đang dẫn đầu bốn phân khúc Xe gầm cao.

Đánh giá Hyundai Venue: Chiếc SUV nhỏ gọn nhưng đầy thực dụng

Kinh tế - Xã hội -

Đánh giá Hyundai Venue: Chiếc SUV nhỏ gọn nhưng đầy thực dụng

Hyundai Venue sở hữu thiết kế vừa mắt, động cơ mạnh mẽ cùng với hệ thống đại lý sửa chữa bảo dưỡng rộng khắp cả nước sẽ là lựa chọn hợp lí cho người thực dụng muốn một chiếc xe đủ bền bỉ và tin cậy.

Nghị định 168: Mức phạt giao thông mới tăng đột biến, cao nhất lên tới 50 triệu đồng

Kinh tế - Xã hội -

Nghị định 168: Mức phạt giao thông mới tăng đột biến, cao nhất lên tới 50 triệu đồng

Từ 1/1/2025, Nghị định 168 xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và áp dụng trừ điểm giấy phép lái xe bắt đầu có hiệu lực.

Giám khảo Xe Của Năm 2025 đánh giá Hyundai Santa Fe: Thiết kế đẹp hơn sẽ bán chạy hơn

Kinh tế - Xã hội -

Giám khảo Xe Của Năm 2025 đánh giá Hyundai Santa Fe: Thiết kế đẹp hơn sẽ bán chạy hơn

Theo đánh giá từ các giám khảo chương trình XE CỦA NĂM 2025, Hyundai Santa Fe 2024 là chiếc SUV 7 chỗ đáng giá, nhưng có thể cải thiện để gia tăng sức hút.

Đánh giá Porsche Panamera 2025: Khi 'êm ái' và 'cảm xúc' hòa hợp

Kinh tế - Xã hội -

Đánh giá Porsche Panamera 2025: Khi 'êm ái' và 'cảm xúc' hòa hợp

Porsche Panamera 2025 tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc sedan hạng sang, không chỉ ở thiết kế tinh tế mà còn ở cảm giác lái đậm chất thể thao.