Ảnh chụp tại chợ Mun (Đông Anh, Hà Nội). Ảnh: Hải Nguyễn |
Dịch viêm phổi cấp do virus corona (nCoV) gây ra đã đảo lộn gần như toàn bộ kế hoạch kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, nhà bán lẻ.
Dù hàng hóa dồi dào, nhưng có những thời điểm trên quầy kệ tại siêu thị hết hàng do người dân thay đổi thói quen mua sắm để đối phó với dịch bệnh.
Một số mặt hàng chế biến đã được người dân mua trữ nhiều hơn. Không ít người đi siêu thị mua một lần cho cả tuần để bớt phải ra đường...
Tại khu chợ Thành Công B, Hà Nội, nhịp sinh hoạt sau Tết đã trở lại bình thường, nhưng giá cả vẫn chưa quay trở lại như mức thông thường, năm mới giá cũng mới. Đặc biệt là giá thực phẩm, trong đó, giá rau củ quả tăng cao nhất, nguyên nhân là do thời tiết khắc nghiệt vừa qua tại các tỉnh phía Bắc. Dự kiến, giá rau sẽ tiếp tục ở mức cao trong thời gian tới
Cá và các loại hải sản được tìm mua nhiều sau Tết. Tuy nhiên, do ngư dân chưa đi đánh bắt trở lại nên nguồn hàng hạn chế, nhưng tình trạng tăng giá sẽ sớm được cải thiện.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2020 tăng cao so với cùng kỳ năm trước, ở mức 6,43%. Đây là mức tăng cao nhất của chỉ số giá tháng 1 trong 7 năm gần đây. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, động thái này chỉ mang tính thời điểm.
Bên cạnh đó, giá thịt lợn, giá khẩu trang trong tình hình dịch bệnh do virus Corona gây ra cũng là những vấn đề được Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo đạo điều hành giá, quan tâm, chỉ đạo bình ổn và xử lý nghiêm những trường hợp thổi giá, găm hàng.
Trái cây đua nhau tăng giá
Hiện, các siêu thị cũng liên tục tăng cường nguồn hàng để phục vụ khách. So với trước tết, giá cam tăng khoảng 30.000 – 35.000 đồng/kg, chanh tăng trong khoảng từ 7.000 – 10.000 đồng/kg. Mặc dù giá tăng nhiều, cam và chanh vẫn đang là hai mặt hàng hút khách”, một nhân viên tại siêu thị Big C cho biết.
Kệ rau quả ở Vinmart trên đường Phan Xích Long khoảng 18h ngày 9-2 đã hết hàng - Ảnh: Nguyễn Trí |
Nói chung, sau khi có thông tin dịch virus Corona xuất hiện thì người dân quan tâm đến sức khoẻ nhiều hơn. Cứ 10 người khách thì 9 người hỏi mua cam, chanh, họ nói tăng cường uống trái cây nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng, phòng chống dịch
Bà Hồng (La Khê - Hà Đông) đã bán gần hết số rau lấy tại chợ đầu mối. Bà cho biết, sáng nay dậy từ 3h sáng để ra chợ đầu mối mua rau bán, nhưng "vét cả chợ được mấy chục mớ rau xanh". "Mưa đá, thời tiết lạnh nên chợ đầu mối cũng khan hàng, giá thì tăng chóng mặt khiến tôi cũng không dám nhập nhiều", bà cho biết.
So với trước Tết, giá rau xanh hôm nay đã tăng gấp 2-3 lần. Một số tiểu thương giải thích, thời tiết lạnh cộng với mưa đá vài ngày qua tại một số tỉnh, thành phía Bắc khiến nhiều ruộng rau xanh mất trắng.
Hiện su hào có giá 10.000 đồng một củ loại nhỏ, loại to là 20.000 - 22.000 đồng; rau mồng tơi 10.000 đồng một mớ, rau cần xanh 20.000 đồng..
Không riêng Hà Nội, giá rau xanh tại một số tỉnh, thành khác phía Bắc như Nam Định, Hải Phòng... cũng tăng chóng mặt. Tại chợ Lương Văn Can (Hải Phòng), mỗi mớ rau cần đã đắt thêm 10.000 đồng so với trước Tết, lên 20.000 đồng; rau cải xanh 15.000 đồng một bó, rau muống 20.000 đồng...
Mua rau về cả nhà liên hoan ngày đầu năm, bà Nghĩa (Ngô Quyền - Hải Phòng) giật mình khi giá rau "nhảy" giá chóng mặt. Bà cho biết, ngày thường chỉ mua vài chục nghìn đồng tiền rau là đủ, nhưng hôm nay phải chi gần 200.000 đồng mà "chưa đâu vào đâu".
Cùng với giá rau xanh, cá tươi cũng là mặt hàng đắt khách ngày đầu năm mới. Tại các chợ ở Hà Nội, Hải Phòng, giá cá tươi tăng 20.000 - 30.000 đồng mỗi kg, tuỳ loại. Chẳng hạn, cá trắm tăng 30.000 đồng, lên 130.000 đồng mỗi kg, cá chép lên 120.000 đồng, tăng 20.000-30.000 đồng một kg.
Bên cạnh đó, tôm tươi cũng tăng giá mạnh trong ngày đầu năm, tôm sú loại to 350.000 đồng một kg, tăng 50.000 đồng; tôm sú loại nhỏ 280.000 đồng một kg, tăng 50.000 - 70.000 đồng...
"Mấy ngày ăn nhiều thịt, đồ nếp đã quá ngán, nên hôm nay tôi mua cá về làm bữa tươi cho cả nhà, giá thịt cá có tăng nhưng có thể chấp nhận được", chị Hà (Hà Nội) giãi bày khi người bán thông báo giá cá tăng vài chục nghìn mỗi kg.
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia kinh tế - cho rằng: "Sau Tết Nguyên đán, một số siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng chưa mở cửa, còn khu vực chợ truyền thống, chợ cóc, cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ thì bày bán ngay từ mùng 2 Tết. Việc họ tự đẩy giá bán lên là do nhu cầu mua của người dân vẫn còn, trong khi lượng cung hàng hóa sau Tết Nguyên đán thì không còn dồi dào như dịp trước Tết… hiện tượng tăng giá này là do nguồn cung giảm sâu hơn cầu và sẽ sớm trở lại ổn định" - ông Hiếu nhận định.
Theo Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, để bình ổn giá cả thị trường, ngay từ trước Tết Nguyên đán 2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã yêu cầu Giám đốc Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành của địa phương tiếp tục tham mưu cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tăng cường công tác quản lý, điều hành, bình ổn giá trên địa bàn. Trong đó, chú trọng theo dõi sát diễn biến cung cầu và giá cả thị trường trước, trong và sau Tết nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu nói chung và mặt hàng thịt lợn nói riêng, để kịp thời có biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật.
Vợ chồng nữ y tá Vũ Hán và những cuộc gọi động viên nhau lúc nửa đêm Do tất bật chống dịch bệnh do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra, nên nữ y tá Tie Xiaohui và chồng là cảnh ... |
Vì sao không thể mua khẩu trang y tế tại chợ thuốc Hapulico? Nhiều ngày qua, khẩu trang y tế vẫn là một mặt hàng không thể mua được tại chợ thuốc Hapulico, chợ thuốc lớn nhất miền ... |
Dùng thiết bị kiểm tra phát nhiệt lưới điện để đo thân nhiệt trong mùa dịch bệnh nCOV Đó là sáng kiến của phòng Kỹ thuật Công ty Điện lực Quảng Trị (PC Quảng Trị) đã được áp dụng để đo thân nhiệt ... |
Người về từ Vũ Hán Công dân Việt Nam trở về từ Vũ Hán trong chuyến bay đặc biệt, có lẽ là hình ảnh và câu chuyện thật đẹp trong ... |